Sáp nhập doanh nghiệp

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, sáp nhập doanh nghiệp không chỉ là một chiến lược mà còn là một nhu cầu thiết yếu. Các dịch vụ sáp nhập diễn ra không chỉ để mở rộng quy mô kinh doanh mà còn tận dụng lợi thế cạnh tranh, nguồn lực tối ưu và đối thủ cho thị trường. Tại Việt Nam, sáp nhập nói riêng và hoạt động sáp nhập – mua bán (M&A) đã trở thành một công cụ quan trọng trong cấu trúc doanh nghiệp tái sinh, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế.

1.Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề sáp nhập doanh nghiệp, sáp nhập công ty

2. Sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chung về vấn đề sáp nhập công ty như sau:

“Điều 201. Sáp nhập công ty

1.Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

Theo đó, sáp nhập doanh nghiệp/ sáp nhập công ty có thể hiểu là việc một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Các đặc điểm cơ bản của sáp nhập doanh nghiệp:

  • Sáp nhập doanh nghiệp là quan hệ đầu tư có tính chất “thôn tính”, do các doanh nghiệp bị sáp nhập chấm, dứt tồn tại và chuyển giao toàn bộ giá trị sang cho doanh nghiệp nhận sáp nhập.
  • Sáp nhập doanh nghiệp do chủ sở hữu các doanh nghiệp liên quan quyết định.
  • Cách thức tiến hành: Ký kết hợp đồng sáp nhập.
  • Về trách nhiệm tài sản: Doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, về hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị sáp nhập, kể từ thời điểm doanh nghiệp nhận sáp nhập hoàn tất thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Đây cũng là lú doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt tồn tại.
  • Về phạm vi: Các doanh nghiệp tham gia sáp nhập có thể là những doanh nghiệp cùng hoặc khác loại hình doanh nghiệp.

3. Lý do và mục tiêu của doanh nghiệp sáp nhập

Lý do sáp nhập doanh nghiệp rất đa dạng và phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể của từng công ty. Dưới đây là một số lý do chính:

  • Mở rộng quy mô và thị trường: Sáp nhập trợ giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động hoặc mở rộng phạm vi sản phẩm và dịch vụ.
  • Tối ưu hóa nguồn lực và hiệu quả kinh tế: Kết quả doanh nghiệp có thể tạo ra hiệu quả kinh tế về quy mô, giảm chi phí hoạt động và nguồn lực tối ưu.
  • Cạnh tranh và tăng trưởng: Sáp nhập giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, giảm bớt sự cạnh tranh trong ngành, hoặc đạt được vị trí dẫn đầu.
  • Đa dạng hoá: Doanh nghiệp có thể sáp nhập để đa dạng hóa sản phẩm hoặc dịch vụ, giảm phụ thuộc vào một trường hoặc cụ thể.
  • Tận cơ hội kinh doanh mới: Sáp nhập có thể mở ra cơ hội kinh doanh mới, kết hợp công nghệ và chuyên môn hợp lý hoặc tận dụng nguồn lực của đối tác.
  • Tài Chính và Đầu Tư: Sáp nhập giúp tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn, cải thiện tình hình tài chính hoặc tái cấu trúc nợ.
  • Chuyển đổi chiến lược: Sáp nhập là một phần của chiến lược chuyển đổi lớn, nhằm mục đích thay đổi hướng đi của doanh nghiệp.
  • Lợi ích thuế: Trong một số trường hợp, sáp nhập có thể mang lại lợi ích về thuế thông qua việc kết hợp lỗ lãi hoặc tận dụng lợi thế thuế từ các quốc gia khác nhau.

4. Điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp

Theo khoản 3 Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “3. Các công ty thực hiện việc sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về sáp nhập công ty.”

Khác với Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2020 không có quy định cụ thể về điều kiện sáp nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ theo khoản Điều 29, Điều 30 của Luật Canh tranh năm 2018 thì sáp nhập doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế và phải đảm bảo việc sáp nhập công ty không được rơi vào trường hợp cấm tập trung kinh tế.

Cụ thể, việc sáp nhập doanh nghiệp bị cấm khi doanh nghiệp thực hiện việc sáp nhập gây ra tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam

5. Hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp

Căn cứ Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020. Hồ sơ để sáp nhập doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:

  • Hợp đồng sáp nhập;
  • Biên bản họp và Quyết định của công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập;
  • Biên bản họp và Quyết định của của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập. Trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập chiếm từ 65% phần vốn góp, cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập;

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:

  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập;
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp ( Phụ lục II-1 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
  • Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-5 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10, Thông tư số 01/2021TT-BKHĐT).

6. Trình tự, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Thủ tục sáp nhập công ty được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:

6.1. Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập

Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

 Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập;
  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập;
  • Thủ tục và điều kiện sáp nhập;
  • Phương án sử dụng lao động;
  • Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập;
  • Thời hạn thực hiện sáp nhập;
Hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp
Các nội dung cơ bản của hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp – Nguồn: Luật Thái An

6.2. Bước 2: Thông qua hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp, Điều lệ công ty nhận sáp nhập

 Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua;

6.3. Bước 3: Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định

Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp tới Sở Kế hoạch và đầu tư:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra phiếu nhận và hẹn ngày trả kết quả;
  • Nếu hồ sơ chưa đúng,bộ phận tiếp nhận và trả kết quả yêu cầu bổ sung;
  • Nếu hồ sơ thiếu:bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra văn bản yêu cầu bổ sung.

Hồ sơ thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Hợp đồng sáp nhập;
  • Biên bản họp và Quyết định của công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập;
  • Biên bản họp và Quyết định của của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập. Trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập chiếm từ 65% phần vốn góp, cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập;
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu).

Kết quả giải quyết: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan ĐKKD nơi đặt trụ sở chính công ty bị sáp nhập để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

6.4. Bước 4: Các công việc phải làm sau khi sáp nhập doanh nghiệp

Sau khi sáp nhập doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

7. Hệ quả pháp lý của việc sáp nhập doanh nghiệp

Hậu quả pháp lý của sáp nhập doanh nghiệp là giải quyết các mối quan hệ tài sản gắn với trách nhiệm pháp lý về tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia sáp nhập doanh nghiệp, theo đó, pháp luật quy định:

  • Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
  • Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.

Một nội dung quan trọng của sáp nhập doanh nghiệp đó là việc định giá tài sản, phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp bị sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong tương quan so sánh khi quy đổi tỷ lệ phần vốn góp với chủ sở hữu doanh nghiệp nhận sáp nhập.

Các nội dung nói trên sẽ được ghi nhận cụ thể trong hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp căn cứ trên sự thỏa thuận của các bên tham gia sáp nhập và quy định của pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp như nguyên tắc định giá, cơ sở định giá tài sản, phương pháp định giá tài sản, tổ chức định giá tài sản.

8. Doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm nộp thuế thế nào?

Doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi sáp nhập doanh nghiệp. Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

9. Khi chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập thì có chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị sáp nhập hay không?

Căn cứ Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập như sau:

  • Sau khi công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập được cấp đăng ký doanh nghiệp, công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập chuyển sang tình trạng pháp lý đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập đặt trụ sở chính gửi thông tin cho Cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin cho Phòng đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế.
  • Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Cơ quan thuế về việc công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện cập nhật tình trạng pháp lý đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt tồn tại theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập trước khi chấm dứt tồn tại của các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 61 Nghị định này.
Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
Trình tự, thủ tục chung để sáp nhập doanh nghiệp – Nguồn: Luật Thái An
  • Trường hợp công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập gửi thông tin cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập để thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, khi chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập thì Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị sáp nhập trước khi chấm dứt tồn tại của các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo khoản 3 Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

10. Ví dụ thực tế về sáp nhập doanh nghiệp, sáp nhập công ty

Tháng 11 năm 2011, đại hội cổ đông bất thường 2 Công ty Cổ phần Vincom và Vinpearl đã chính thức thông qua phương án sáp nhập để thành lập Tập đoàn Vingroup – Công ty CP (Vingroup) với vốn điều lệ dự kiến sau sáp nhập là gần 5.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 265 triệu Đô la Mỹ) và mức vốn hóa khoảng 50.000 tỷ (tương đương khoảng 2,4 tỷ Đô la Mỹ) 

Tháng 1/2012: Sáp nhập Công ty CP Vinpearl và Công ty CP Vincom, nâng tổng số vốn điều lệ lên gần 5.500 tỷ đồng và thông qua chiến lược xây dựng và phát triển Tập đoàn với 4 nhóm thương hiệu: Vincom (Bất động sản), Vinpearl (Du lịch – giải trí), Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ), Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao) và hoạt động với tư cách pháp nhân mới: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam- Tập đoàn Vingroup.

11. Một số rủi ro, thách thức liên quan đến sáp nhập doanh nghiệp

Việc sáp nhập sẽ đem lại rất nhiều lợi ích nhưng đi kèm với đó vẫn có những tiềm ẩn rủi ro xảy ra. Tùy thuộc vào mỗi trường hợp cụ thể thì ưu nhược điểm của việc sáp nhập mới thể hiện rõ ràng, chi tiết. Tuy nhiên có thể thấy rõ một số rủi ro và thách thức bao gồm:

  • Văn hóa Doanh nghiệp không tương tự : Sự khác biệt về văn hóa và giá trị giữa doanh nghiệp có thể tạo ra xung đột, làm giảm hiệu suất và hài lòng của nhân viên.
  • Khó khăn trong tích hợp hệ thống : Việc tích hợp hệ thống công nghệ thông tin, quy trình làm việc và chính sách có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt nếu hai doanh nghiệp sử dụng các hệ thống không tương thích.
  • Rủi to tài chính và pháp lý : Rủi ro nhập vào có thể tiềm ẩn những rủi ro về tài chính chính, như nợ nần không được phát hiện trước đó, hoặc các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng và quy định.
  • Nguy cơ mất Khách Hàng và Thị Phần : Sự không chắc chắn và thay đổi có thể khiến khách hàng mất lòng tin, dẫn đến việc mất khách hàng và thị phần.
  • Thách thức Quản lý và Lãnh Đạo : Việc quản lý một tổ chức lớn hơn sau Sáp nhập yêu cầu kỹ năng quản lý và lãnh đạo đạo cao. Mạnh mẽ đảm bảo đạo và khó khăn trong công việc quyết định có thể phát sinh.
  • Kháng cự từ Nhân Viên : Phản kháng từ nhân viên làm lo sợ về an toàn công việc, thay đổi trong vai trò và trách nhiệm có thể gây phản kháng cho quá trình sáp nhập.
  • Vấn đề Pháp Lý và Quy Định : Sáp nhập có thể phải đối mặt với sự phản đối từ các cơ quan quản lý vì lo ngại về hạn chế cạnh tranh hoặc tạo ra
  • Doanh nghiệp tốn thời gian, công sức nhưng không đạt kết quả như mong đợi: Khi một doanh nghiệp bắt tay sáp nhập với một doanh nghiệp khác là họ đã phải bỏ ra thời gian, tiền bạc để nghiên cứu và tìm hiểu. Tuy nhiên, kết quả thu về có thể không đạt được như mong muốn của họ. Nguồn vốn mà họ bỏ ra ban đầu đó có thể dùng để đầu từ vào những dự án tiềm năng hơn, tỷ lệ thành công cao hơn và thu được về nhiều lợi nhuận.

Việc xác định và quản lý những rủi ro và công thức này là cực kỳ quan trọng để đảm bảo thành công của quá trình sáp nhập doanh nghiệp.

12. Sự cần thiết sử dụng dịch vụ tư vấn sáp nhập doanh nghiệp

Sử dụng dịch vụ tư vấn sáp nhập doanh nghiệp  mang lại nhiều lợi ích và là yếu tố quan trọng cho thành công của quá trình sáp nhập. Dưới đây là một số lý do chính đề cập đến sự cần thiết của công việc sử dụng dịch vụ tư vấn trong M&A:

  • Chuyên môn hóa và Kinh nghiệm : Các công ty tư vấn sáp nhập đến kiến ​​thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế. Họ hiểu biết về thị trường, định luật pháp và các kỹ thuật yếu tố của quá trình sáp nhập.
  • Đánh giá đúng đắn giá trị Doanh nghiệp : Việc định giá doanh nghiệp một cách chính xác là quan trọng để đảm bảo rằng giao dịch là công bằng và phản ánh đúng giá trị thực tế của doanh nghiệp.
  • Phân tích và giảm thiểu rủi ro: Tư vấn M&A giúp phân tích các rủi ro nguy hiểm, từ rủi ro tài chính chính, giải pháp dẫn đến rủi ro về văn hóa doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp để giảm thiểu chúng.
  • Hỗ trợ trong Đàm Phán : Chuyên gia tư vấn cung cấp hỗ trợ trong quá trình đàm phán, giúp đạt được thỏa thuận tốt nhất và xử lý các vấn đề phức tạp.
  • Quản lý Quy trình Sáp nhập : Quản lý quá trình nhập mã từ đầu đến cuối, bao gồm kế hoạch cài đặt, thực hiện và tích hợp sau nhập mã.
  • Kiểm tra Tài Chính và Pháp Lý : Tư vấn M&A giúp đảm bảo rằng mọi khía cạnh tài chính và pháp lý của giao dịch đều được xử lý một cách chính xác và hiệu quả.
  • Tạo Lập Kế hoạch Tích Hợp Quả Quả : Hỗ trợ lập kế hoạch hợp lý, từ việc kết hợp văn hóa doanh nghiệp đến việc tích hợp hệ thống CNTT và nhân sự.

13. Dịch vụ pháp lý sáp nhập công ty  của Công ty Luật Thái An

a. Tư vấn các quy định của pháp luật để sáp nhập công ty 

Chúng tôi tư vấn cho khách hàng các vấn đề sau:

  • Thủ tục họp của từng công ty để thông qua nội dung sáp nhập
  • Hợp đồng sáp nhập cùng các nội dung sáp nhập
  • Thủ tục và điều kiện sáp nhập;
  • Phương án sử dụng lao động;
  • Thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành vốn góp, cổ phần, trái phiếu của Công ty nhận sáp nhập
  • Thời hạn thực hiện sáp nhập;
  • Xây dựng điều lệ công ty nhận sáp nhập…

b. Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ sáp nhập công ty 

Chúng tôi soạn thảo hồ sơ sáp nhập công ty gồm:

  • Hợp đồng sáp nhập giữa các bên tham gia sáp nhập;
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập nói trên;
  • Các tài liệu khác liên quan

c. Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục sáp nhập công ty

Chúng tôi đại diện cho khách hàng thực hiện các việc sau:

  • Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
  • Theo dõi việc xử lý hồ sơ, bổ sung hồ sơ (nếu có)
  • Nhận kết quả
  • Nộp phí, lệ phí liên quan
  • Đăng công bố về việc chia tách doanh nghiệp

Đến với dịch vụ tư vấn sáp nhập doanh nghiệp của Luật Thái An, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ. Không những thế, chúng tôi cam kết luôn đồng hành cùng với doanh nghiệp trên các bước đường phát triển với sứ mệnh giảm thiểu rủi ro pháp lý trong các giao dịch của doanh nghiệp với các bên bạn hàng và đối tác.

Bui Linh