A – Z về thành lập công ty cổ phần

Mô hình công ty cổ phần ngày càng được ưa chuộng vì nhiều lý do, trong đó phải nói đến khả năng huy động vốn của nó rất cao. Vậy làm thể nào để thành lập công ty cổ phần một cách hợp pháp và các vấn đề pháp lý liên quan đến công ty cổ phần khi thành lập là gì ? Trong bài viết này, bộ phận tư vấn luật doanh nghiệp của chúng tôi tư vấn tất tật các vấn đề bạn cần chuẩn bị trước, trong và sau khi thành lập công ty cổ phần.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề công ty cổ phần khi thành lập

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề công ty cổ phần khi thành lập  là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật đầu tư 2014;
  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
  • Các luật thuế hiện hành

2. Khái niệm công ty cổ phần

Công ty cổ phần là lại hình doanh nghiệp cơ bản và phổ biến nhất đối với doanh nghiệp quy mô lớn. công ty cổ phần  phải có ít nhất 3 cổ đông và không có giới hạn về số lượng tối đa của các cổ đông.

Công ty cổ phần phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập; công ty cổ phần không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập nếu được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ CTTNHH. Cổ đông chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty hoặc số vốn cam kết góp khi thành lập công ty.

3. Tư cách pháp nhân và trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cổ đông chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã góp hoặc số vốn cam kết góp khi thành lập công ty. Đây cũng là 1 ưu điểm quan trọng của công ty cổ phần giống như CTTNHH.

4. Cơ cấu tổ chức và quản lý

Công ty cổ phần có cơ cấu quản lý phức tạp và hoản chỉnh nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác. Công ty cổ phần có quyền lựa chọn cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động theo 2 mô hình cơ bản.

a. Mô hình Đại hội đồng cổ đông – Hội đồng quản trị – Ban kiểm soát

Với mô hình này ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra và ngang cấp với hội đồng quản trị. Trong trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và không có cổ đông là tổ chức sở hữu từ 50% trở lên tổng số cổ phần của công ty, công ty cổ phần không bắt buộc phải có ban kiểm soát.

===>>> Xem thêm: Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

b. Mô hình Đại hội đồng cổ đông – Hội đồng quản trị – Ban kiểm toán nội bộ

Trong mô hình này, ban kiểm toán nội bộ do HĐQT bầu ra và là cơ quan trực thuộc hội đồng quản trị. Ngoài ra, ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập trong mô hình này.

Chi tiết về các bộ phận cấu thành công ty cổ phần:

  • Đại hội đồng cổ đông: đây là cơ quan quản lý cao nhất của công ty cổ phần. ĐHĐCĐ bao gồm tất cả các cổ đông là tổ chức và cá nhân và là cơ quan quyết định những vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động của công ty cổ phần (định hướng phát triển kinh doanh, sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ, phát hành cổ phần hay tổ chức lại hoặc giải thể công ty cổ phần).

ĐHĐCĐ có thẩm quyền bầu hoặc bãi nhiệm thành viên HĐQT và ban kiểm soát.

  • Hội đồng quản trị: có thẩm quyền quyết định các vấn đề còn lại không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ, có nghĩa là các vấn đề có tính chất kém quan trọng hơn các vấn đề cần có quyết định của ĐHĐCĐ. HĐQT có quyền bổ nhiệm hoặc cách chức ( tổng) giám đốc và các chức danh quản lý quan trọng khác trong công ty.

===>>> Xem thêm: So sánh thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị

  • Ban kiểm soát: chủ yếu có thẩm quyền giám sát hoạt động của HĐQT và ban điều hành. Ban kiểm soát có thể đưa ra kiến nghị để ĐHĐCĐ xem xét và quyết định. Ban kiểm soát tuy nhiên không có thẩm quyền đưa ra bất kỳ quyết định nào về hoạt động của công ty như HĐQT.

Trong trường hợp công ty cổ phần không có ban kiểm soát, ban kiểm toán nội bộ và các thành viên độc lập của HĐQT thực hiện chức năng giám sát giống như ban kiểm soát.

===>>> Xem thêm: Kiểm soát viên trong công ty cổ phần

5. Khả năng chuyển nhượng và bán doanh nghiệp

  • Cổ đông của công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình và không phụ thuộc vào bất kỳ hạn chế chuyển nhượng cổ phần nào trừ hai trường hợp áp dụng với cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Cụ thể là trong 3 năm đầu kể từ khi thành lập  công ty cổ phần, cổ đông sáng lập không được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông đăng ký mua tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp cho tổ chức cá nhân không phải là cổ đông sáng lập trừ khi được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ .

  • Ngoài ra cổ đông sở hữu vốn ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho tổ chức cá nhân khác (kể cả chuyển nhượng cho cổ đông khác trong cùng công ty cổ phần).
  • Việc một cổ đông công ty cổ phần chấm dứt tư cách cổ đông ( ví dụ do việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình) không ảnh hưởng đến công ty cổ phần hoặc tên của công ty cổ phần. công ty cổ phần vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.

===>>> Xem thêm: Chuyển nhượng vốn công ty TNHH và công ty cổ phần khác nhau thế nào ?

6. Khả năng huy động vốn

Công ty cổ phần được phép phát hành các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác). Đây là đặc tính cơ bản của công ty cổ phần để phân biệt với loại hình doanh nghiệp khác.

Về cơ bản, không có hạn chế nào trong việc công ty cổ phần phát hành chứng khoán ở trong nước và nước ngoài miễn là công ty cổ phần đáp ứng các điều kiện và yêu cầu phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật.

===>>> Xem thêm: Huy động vốn trong công ty cổ phần như thế nào ?

7. Ưu nhược điểm của công ty cổ phần

a) Ưu điểm:

  • Dễ dàng huy động vốn thông qua việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu, không hạn chế số lượng cổ đông tham gia.
  • Chịu trách nhiệm hữu hạn khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số cổ phẩn đã mua.
  • Chuyển nhượng dễ dàng trong nội bộ công ty mà không phải làm thủ tục thông báo tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (nếu cổ đông chuyển nhượng không phải là cổ đông sáng lập của công ty).
  • Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;

b) Nhược điểm

  • Khó quản lý cổ đông tham gia vào công ty do việc tự do chuyển nhượng đối với cổ đông phổ thông;
  • Ngoài ra, đối với công ty cổ phần khi cổ đông muốn chuyển nhượng cổ phần, cổ đông bị đóng thuế thu nhập cá nhân bắt buộc là 0,1% kể cả khi công ty kinh doanh không có lãi (áp dụng theo hình thức chuyển nhượng chứng khoán).
  • Bộ máy quản lý có thể rất cồng kềnh gây khó trong việc đưa ra phương hướng kinh doanh kịp thời với biến đổi thị trường do việc không hạn chế số lượng cổ đông tối đa và tự do chuyển nhượng cổ phần. Mặt khác, trên thế giới việc thay đổi chủ sở hữu (thậm chí là ông chủ, đội ngũ quản lý) của công ty cổ phần (nhất là công ty niêm yết) có thể thường xuyên xảy ra do đặc điểm này của công ty cổ phần.

===>>> Xem thêm: Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

8. Thủ tục đăng ký công ty cổ phần khi thành lập

Việc đăng ký kinh doanh là quá trình xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị cung cấp các thông tin sau:

a) Về ngành nghề kinh doanh:

Ngành nghề kinh doanh phải khớp theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật để được thành lập (Ví dụ: điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về giấy phép hành nghề, điều kiện về vốn pháp định, các điều kiện khác).

===>>> Xem thêm: Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

b) Về vốn điều lệ:

Ngoài một số ngành nghề đặc biệt (thí dụ, kinh doanh bất động sản) mà pháp luật có quy định mức vốn tối thiểu (hay còn gọi là “vốn pháp định”), còn thì nhìn chung không có quy định vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu.

Tuy nhiên, vốn điều lệ cần để ở mức hợp lý để đảm bảo trang trải các chi phí vận hành doanh nghiệp. Vốn điều lệ sẽ quyết định mức lệ phí môn bài phải nộp hàng năm (chi tiết bên dưới). Mặt khác thì nếu để mức vốn điều lệ quá thấp sẽ giảm uy tín của doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu.

===>>> Xem thêm: Thay đổi vốn điều lệ

c) Về địa điểm đặt trụ sở doanh nghiệp:

Cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm; lưu ý: không được đặt trụ sở công ty cổ phần khi thành lập tại căn hộ chung cư.

===>>> Xem thêm: Thay đổi trụ sở chính của công ty

d) Về người đại diện theo pháp luật:

Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép công ty cổ phần khi thành lập có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Chức danh của người này có thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc hay một chức danh khác theo Điều lệ doanh nghiệp quy định.

===>>> Xem thêm: Ai là người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần?

Thời gian để xin Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần khi thành lập là 5 ngày làm việc.

công ty cổ phần khi thành lập
Nếu bạn đang muốn biết các vấn đề pháp lý của công ty cổ phần khi thành lập thì đừng bỏ qua bài viết của chúng tôi – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

9. Xin “giấy phép con” đối với công ty cổ phần khi thành lập

Nếu coi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là “giấy phép lớn” thì công ty cổ phần khi thành lập phải phải tiếp tục làm thủ tục xin một hoặc vài “giấy phép con” khác, đó là:

a) Giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh

Nếu ngành nghề kinh doanh thuộc loại ngành nghề có điều kiện thì công ty cổ phần khi thành lập của bạn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, và phải xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

g) Giấy phép đối với cơ sở sản xuất/kinh doanh:

Đánh giá tác động môi trường:

Theo quy định của Luật Môi trường, đối với các dự án tạo ra nhiều chất thải (ở dạng khí, nước, chất….) đều phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Công ty cổ phần khi thành lập có thể tự thực hiện đánh giá tác động môi trường nếu đủ điều kiện hoặc thuê một tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp thuộc về UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp hoạt động. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận về môi trường sau khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Giấy phép phòng cháy chữa cháy:

Nếu là cơ sở sản xuất công nghiệp với khối tích từ 1.000 m3 trở lên, tập trung đông người, với vật liệu sản xuất dễ bắt lửa thì phải đảm bảo an toàn cháy nổ, và phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.

Giấy phép an toàn thực phẩm:

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa liên quan tới sức khỏe con người thì phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, theo quy định của Luật an toàn thực phẩm.

===>>> Xem thêm: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy phép an ninh trật tự:

Phải xin Giấy phép an ninh trật tự nếu là cơ sở thuộc đối tượng phải xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo nghị định của Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

10. Công bố sản phẩm:

a) Nếu sản phẩm của công ty là thực phẩm:

Khi sản xuất thực phẩm thì để có thể đưa sản phẩm mới vào lưu thông trên thị trường, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục công bố sản phẩm. Về cơ bản, công ty cổ phần khi thành lập cần:

  • thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại cơ sở được cấp phép
  • công bố kết quả đó trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân
  • nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định.

Đối với các sản phẩm sau đây thì cần phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan chức năng:

  • thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  • sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  • phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm của công ty cổ phần khi thành lập

b) Nếu sản phẩm của công ty cổ phần khi thành lập không phải là thực phẩm:

  • Công bố hợp chuẩn: Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Việc công bố hợp chuẩn không phải là bắt buộc.
  • Công bố hợp quy: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục để cơ quan chuyên ngành công nhận sản phẩm là phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Đây là thủ tục bắt buộc, tiên quyết để đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.

===>>> Xem thêm: Công bố sản phẩm

11. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:

Công ty cổ phần khi thành lập có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm một hoặc vài đối tượng sau:

  • bảo hộ đối với sáng chế/giải pháp hữu ích
  • bảo hộ đối với bí mật kinh doanh
  • bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
  • bảo hộ đối với nhãn hiệu

Với việc bảo hộ này, công ty cổ phần khi thành lập có thể ngăn cấm các đối thủ cạnh tranh áp dụng các đối tượng trên cho sản phẩm của họ.

12. Đăng ký mã số mã vạch:

Việc đăng ký mã số mã vạch sẽ là cần thiết khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường trong nước và nước ngoài. Khách hàng sẽ dễ nhận diện thương hiệu, công ty cổ phần khi thành lập dễ dàng quản lý sản phẩm…

===>>> Xem thêm: Đăng ký mã số mã vạch

13. Các vấn đề liên quan tới kế toán, tài chính đối với công ty cổ phần khi thành lập

a) Lập hồ sơ khai thuế ban đầu

Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty cổ phần khi thành lập thực hiện đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế quận/huyện nơi công ty cổ phần khi thành lập đặt trụ trở chính, đồng thời làm thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn.

===>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký hồ sơ khai thuê ban đầu.

b) Các loại thuế và phí cơ bản phải nộp

Công ty cổ phần khi thành lập phải nộp các loại thuế sau:

  • Lệ phí môn bài:
    • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
    • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
  • Thuế VAT: thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.

===>>> Xem thêm: Các vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng.

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất 20% đối với doanh thu của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí hợp lệ. Lưu ý, nếu trong ba năm đầu doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu thì không phải chịu thuế.
  • Thuế thu nhập cá nhân của nhân viên doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: Áp dụng nếu doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • Thuế xuất nhập khẩu: Áp dụng nếu doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.
  • Thuế tài nguyên: Áp dụng nếu doanh nghiệp có hoạt động khai thác, bao gồm các hoạt động khai thác khoáng sản kim loại và không kim loại, dầu thô, khí đốt, sản phẩm của rừng tự nhiên, hải sản tự nhiên, nước tự nhiên và các loại tài nguyên thiên nhiên khác.
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Áp dụng nếu doanh nghiệp sử dụng đất phi nông nghiệp với mục đích kinh doanh. Nếu thuê đất, mặt nước từ Nhà nước: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.

===>>> Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

14. Ưu đãi đầu tư đối với công ty cổ phần khi thành lập ?

Công ty cổ phần khi thành lập được hưởng ưu đãi nếu thực hiện dự án tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn và/hoặc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới và/hoặc ứng dụng công nghệ cao.

===>>> Xem thêm: Các mức ưu đãi đầu tư.

15. Các vấn đề về lao động và bảo hiểm đối với công ty cổ phần khi thành lập

a) Hợp đồng lao động

Công ty cổ phần khi thành lập cần ký hợp đồng lao động theo các quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khi ký Hợp đồng lao động của công ty cổ phần khi thành lập cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Chủ thể của hợp đồng lao động
  • Nội dung cơ bản của hợp đồng lao động
  • Thời hạn của hợp đồng lao động…

b) Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể

Theo quy định của pháp luật, công ty cổ phần khi thành lập có từ 10 nhân viên trở lên phải có Nội quy lao động đăng ký với Sở Lao động Thương binh Xã hội nơi công ty cổ phần khi thành lập đặt trụ sở. Nội quy sẽ là căn cứ cho các quyết định của doanh nghiệp về kỷ luật, khen thưởng, sa thải …người lao động.

===>>> Xem thêm: Soạn thảo và đăng ký Nội quy lao động.

Các công ty cổ phần khi thành lập lớn với số hàng trăm nhân viên nên có Thỏa ước lao động tập thể. Công ty cổ phần khi thành lập khởi nghiệp nên tham khảo ý kiến của luật sư về cách xây dựng Thỏa ước lao động tập thể để “đôi bên cùng có lợi”, ngăn ngừa tranh chấp lao động.

c) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…

Công ty cổ phần khi thành lập có nghĩa vụ nộp các loại bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động khi ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên.

===>>> Xem thêm: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về các vấn đề khi thành lập công ty cổ phần. Nếu bạn còn có vấn đề nào chưa hiểu cặn kẽ, vui lòng liên hệ với Tổng đài tư vấn thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật Thái An để được giải đáp!

16. Dịch vụ thành lập công ty cổ phần

Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh rủi ro pháp lý.

===>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần.

 

Lưu ý

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp pháp lý cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới contact@luatthaian.vn.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói