Tội vu khống: tất cả những gì bạn cần biết

Trong xã hội hiện nay, hành vi vu không, bịa đặt thông tin gây tổn hại đến danh dự cũng như lợi ích của người khác diễn ra rất phổ biến. Công ty Luật Thái An  chính là địa chỉ tin cậy với nhiều kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật hình sự. Với mong muốn góp phần tuyên truyền hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, Luật Thái An xin giới thiệu một số quy định của pháp luật liên quan tới tội vu khống.

BẠN HÃY XEM VIDEO NÀY ĐỂ HIỂU VỀ TỘI VU KHỐNG RÕ NHẤT VÀ NHANH NHẤT:

1. Thế nào là tội vu khống ?

a. Các biểu hiện của tội vu khống

Hành vi tội vu khống có thể thể hiện dưới các hình thức sau đây:

  • Bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác: Người phạm tội có hành vi đưa ra những thông tin khống đúng sự thật và có nội dung xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín người khác như đưa ra thông tin người khác có hành vi thiếu đạo đức, có hành vi vi phạm pháp luật mặc dù người đó không có hành vi này.
  • Hình thức đưa ra những thông tin nói trên có thể dưới những dạng khác nhau như truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, viết đơn, thư tố giác…
  • Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết những thông tin mình đưa ra là không đúng sự thật nhưng đã thực hiện nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác: Lỗi của người phạm tội là cố ý.
  • Người phạm tội biết thông tin mà mình loan truyền là sai sự thật nhưng đã loan truyền nhằm mục đích xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Nếu người phạm tội nhầm tưởng thông tin mình loan truyền là đúng sự thật thì hành vi không cấu thành tội này.
  • Bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước: Người phạm tội có hành vi tố cáo người khác có hành vi phạm tội trước cơ quan nhà nước như trước các cơ quan công an, hải quan, viện kiểm sát… mặc dù thực tế người này không có hành vi đó.
  • Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ người mình tố giác không có hành vi phạm tội nhưng vẫn tố giác họ.
thế nào là tội vu khống?
Thế nào là tội vu khống? – ảnh: Luật Thái An

b. Phân biệt tội vu khống với tội làm nhục người khác

Điểm khác nhau giữa tội vu khống với tội làm nhục người khác thể hiện ở chỗ:

Tội vu khống có hành vi:

  • Bịa đặt
  • Loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật

Tội làm nhục người khác có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như: lăng mạ, chửi rủa, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông,…Mục đích hạ thấp nhân cách, danh dự, nhân phẩm của người khác. Hành vi của ‘tội làm nhục’ thường diễn ra trực tiếp và công khai trước nhiều người. Có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình để làm nhục họ” v.v…

phân biệt tội vu khống và tội làm nhục người khác
Cần hiểu rõ sự khác nhau giữa tội vu khống và tội làm nhục người khác – ảnh: Luật Thái An

c. Không bị kết tội vu khống nếu:

Một người sẽ không bị kết tội vu khống khi:

  • Vu khống nhưng KHÔNG nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
  • Loan truyền thông tin nhưng KHÔNG biết là thông tin sai sự thật
  • Người chưa đủ 16 tuổi, KHÔNG có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện

Câu hỏi là: “Nói xấu” người khác có vi phạm luật không? Hành vi nói xấu xâm hại đến nhân phẩm uy tín, danh dự của cá nhân người bị nói xấu. Sẽ cấu thành tội vu khống khi đáp ứng đủ dấu hiệu, điều kiện nói trên. Trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, buộc đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại”.

2. Cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm hình sự đối với tội vu khống

Cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm hình sự đối với tội vu khống là Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

tội vu khống
Pháp luật Việt Nam quy định tội vu khống như thế nào? – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

3. Khi nào có thể khởi tố tội vu khống?

Khác với rất nhiều tội hình sự, đối với ‘tội vu khống’, chỉ có thể khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ.

Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại.

4. Các khung hình phạt chính đối với tội vu khống

a. Người phạm tội vu khống có thể bị phạt tiền từ 10 triệu VNĐ đến 50 triệu VNĐ, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm

Người nào phạm tội vu khống như nêu ở mục 1, thì bị phạt tiền từ 10 triệu VNĐ đến 50 triệu VNĐ, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

tội vu khống
Ngoài các hình phạt chính, tội vu khống còn có hình phạt bổ sung áp dụng cho người phạm tội.

b. Người phạm tội vu khống có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm

Người nào phạm tội vu khống mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Vu khống có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vu khống;
  • Vu khống đối với hai người trở lên;
  • Vu khống đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
  • Vu khống đối với người đang thi hành công vụ;
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để vu khống người khác;
  • Vu khống và gây hậu quả rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
  • Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

c. Người phạm tội vu khống có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

Người nào phạm tội vu khống mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Vu khống vì động cơ đê hèn;
  • Vu khống và gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
  • Vu khống và làm nạn nhân tự sát.

d. Hình phạt bổ sung đối với tội vu khống

Người phạm tội vu khống còn có thể phải chịu một hoặc một vài hình phạt bổ sung sau đây:

  • Phạt tiền từ 10 triệu VNĐ đến 50 triệu VNĐ
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

6. Căn cứ xác đinh hình phạt đối với tội vu khống là gì?

Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 156, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

a. Các tình tiết giảm nhẹ tội vu khống:

Khi có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ sau đây thì Toà án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhât của khung hình phạt áp dụng nhưng trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật:

  • Tự nguyện bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

… và các trường hợp khác được quy định tại Điều 51 BLHS

>>> Xem thêm: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

b. Nếu phạm tội vu khống lần đầu ?

Nếu phạm tội lần đầu là người giúp sức, có vai trò không đáng kể, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.

c. Các tình tiết tăng nặng đối với tội vu khống:

  • Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Phạm tội đối với người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình;
  • Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

… và các tình tiết khác quy định tại Điều 52 BLHS 2015 bổ sung sửa đổi năm 2017

>>> Xem thêm: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật Thái An về tội tội vu khống. Xin lưu ý là sau thời điểm chúng tôi viết bài này, luật pháp đã có thể thay đổi các quy định liên quan. Gọi ngay đến Tổng đài tư vấn Luật Hình Sự để được tư vấn trực tiếp và chính xác nhất về tất cả các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe và nhân phẩm con người.

7. Dịch vụ luật sư bào chữa hình sự của Luật Thái An

Hiến pháp nước ta và Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đều quy định về quyền được thuê luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư bào chữa hoặc người khác bào chữa”. Sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa, người phạm tội sẽ được bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

Nguyễn Văn Thanh