Thủ tục thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm vốn Việt Nam hoặc nước ngoài

Công ty sản xuất, chế biến thực phẩm được thành lập ngày càng nhiều và có đóng góp không nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế chung của nước ta. Điều này phù hợp với xu hướng thị trường hóa và hội nhập quốc tế, nhà nước Việt Nam đang có chủ trương phát triển lĩnh vực tư nhân.

Để cung cấp cho bạn đọc cơ sở pháp lý về vấn đề này, trong bài viết này Công ty Luật Thái An với sứ mệnh phổ biến kiến thức pháp luật đến mọi người dân, chúng tôi tư vấn thủ tục thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm, gồm thành lập công ty Việt Nam hoặc công ty 100% vốn nước ngoài.

I. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm

Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm là các văn bản pháp luật sau đây:

II. Ngành nghề sản xuất chế biến thực phẩm

1. Ngành sản xuất chế biến thực phẩm là gì ?

Ngành này gồm các hoạt động xử lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia súc và thủy sản thành thực phẩm và đồ uống phục vụ cho con người và động vật. Nó còn bao gồm sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm trung gian khác nhau mà không phải là thực phẩm trực tiếp.

Các hoạt động thường xuyên có sản phẩm liên đới tạo ra hoặc có giá trị nhỏ hơn hoặc lớn hơn (ví dụ như da sống có từ giết mổ súc vật, sản xuất bánh dầu từ cây có dầu).

2. Các phân ngành của sản xuất chế biến thực phẩm

Các phân ngành của sản xuất chế biến thực phẩm gồm:

  • Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
  • Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản
  • Chế biến và bảo quản rau quả
  • Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật
  • Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Xay xát và sản xuất bột
  • Sản xuất thực phẩm khác
  • Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản

3. Các mã ngành cấp 4 thuộc lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm

Mã ngành cấp 4 (cần thiết khi xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) từ là 1010 đến 1080.

III. Lưu ý chung khi thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm

1. Thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm 100% vốn Việt Nam

Việc đăng ký thành lập công ty 100% vốn Việt Nam là khá đơn giản, bạn cần chuẩn bị cung cấp các thông tin sau:

  • Ngành nghề kinh doanh

===>>> Xem thêm: Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

  • Vốn điều lệ

===>>> Xem thêm: Thay đổi vốn điều lệ công ty

  • Địa điểm đặt trụ sở công ty

===>>> Xem thêm: Thay đổi trụ sở công ty

Về ngành nghề kinh doanh thì sẽ dựa vào hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam. Các ngành nghề này có thể được chia thành hai loại chính là:

  • Ngành nghề kinh doanh thông thường
  • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đối với loại này, các điều kiện có thể về năng lực tài chính, cơ sở vật chất, trình độ quản lý, nhân sự… Nếu bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sau khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường, bạn phải xin “giấy phép con” chứng minh bạn thỏa mãn các điều kiện đối với  ngành nghề đó.

Thủ tục thành lập công ty trình bầy chi tiết bên dưới.

2. Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì phức tạp hơn, gồm hai bước cơ bản:

  • Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc có được cấp phép hay không còn tùy thuộc vào cam kết quốc tế của Việt Nam và pháp luật Việt Nam đối với ngành nghề đầu tư đó.
  • Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành lập công ty thực hiện dự án đầu tư đã được cấp phép, quá trình này sẽ tương tự như đối với một công ty Việt Nam.

Thủ tục chi tiết bên dưới.

IV. Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thành lập công ty sản xuất chế biến thực phẩm 100% vốn nước ngoài

1)    Thẩm quyền giải quyết việc thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm

Thủ tục này thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

2)    Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm:

Không có điều kiện.

3)    Hồ sơ thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm gồm các giấy tờ sau:

Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; Đề xuất dự án đầu tư
  • Thuyết minh năng lực tài chính; Báo cáo tài chính được kiểm toán 02 năm gần nhất của nhà đầu tư
  • Quyết định đầu tư vào Việt Nam
  • Thư bổ nhiệm người đại diện quản lý vốn
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương
  • Điều lệ công ty mẹ
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với Người đại diện quản lý vốn NĐT
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
  • Các giấy phép khác liên quan tới địa điểm (nếu có)

4)    Thời gian xử lý hồ sơ việc thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm

Thời gian xử lý hồ sơ là 15 ngày làm việc

V. Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty sản xuất chế biến thực phẩm

Thủ tục này cũng thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Bạn có thể chọn một trong các loại hình công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần. Thời gian xử lý là 5 ngày làm việc.

===>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần

===>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty THNN một thành viên

===>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty THNN hai thành viên trở lên

Công ty sản xuất, chế biến thực phẩm
Công ty sản xuất, chế biến thực phẩm thành lập ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và xuất khẩu – Nguồn ảnh minh họa: Internet

VI. Xin giấy phép con khi thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm

  • Đánh giá tác động môi trường: Theo quy định của Luật Môi trường, đối với các dự án sau phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:
    • Dự án xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến lương thực, thực phẩm với công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên
    • Dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy sản, bột cá, các phụ phẩm thủy sản với công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên

Doanh nghiệp có thể tự thực hiện đánh giá tác động môi trường nếu đủ điều kiện hoặc thuê một tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường. Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp thuộc về UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp hoạt động.

  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy: Nếu là cơ sở sản xuất công nghiệp với khối tích từ 1.000 m3 trở lên), tập trung đông người, với vật liệu sản xuất dễ bắt lửa thì cũng phải đảm bảo an toàn cháy nổ, và phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.
  • Giấy phép an toàn thực phẩm: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa liên quan tới sức khỏe con người thì phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, theo quy định của Luật an toàn thực phẩm.

VII. Công bố sản phẩm: của công ty sản xuất, chế biến thực phẩm

Khi sản xuất thực phẩm thì để có thể đưa sản phẩm mới vào lưu thông trên thị trường, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục công bố sản phẩm. Về cơ bản, doanh nghiệp cần:

  • thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại cơ sở được cấp phép
  • công bố kết quả đó trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân
  • nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định.

===>>> Xem thêm: Xin giấy phép lưu hành sản phẩm

Đối với các sản phẩm sau đây thì cần phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan chức năng:

  • thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  • sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  • phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

VIII. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của công ty sản xuất, chế biến thực phẩm

Doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm một hoặc vài đối tượng sau:

  • Quyền bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
  • Quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu

Với việc bảo hộ này, doanh nghiệp có thể ngăn cấm các đối thủ cạnh tranh áp dụng các đối tượng trên cho sản phẩm của họ.

X. Đăng ký mã số mã vạch:

Việc đăng ký mã số mã vạch sẽ là cần thiết khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường trong nước và nước ngoài. Khách hàng sẽ dễ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp dễ dàng quản lý sản phẩm…

===>>> Xem thêm: Đăng ký mã số mã vạch 

XI. Dịch vụ thành lập công ty sản xuất chế biến thực phẩm

Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh rủi ro pháp lý. Để được tư vấn một cách đầy đủ, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo dịch vụ của chúng tôi.

===>>> Xem thêm: 

XII. Lưu ý

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp mọi vấn đề pháp lý liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý chuyên sâu cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật hoặc gửi Email theo địa chỉ contact@luatthaian.vn. Bạn cũng có thể để lại tin nhắn qua Zalo Công ty Luật Thái An nếu cần sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

Đối tác pháp lý tin cậy

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói