Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn. Điều này đã dẫn đến việc khôn ít doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải chấm dứt hoạt động của chi nhánh, địa điểm kinh doanh… Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh.

 Câu hỏi của khách hàng về vấn đề Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh

Chào luật sư. Tôi tên Hiếu, 37 tuổi, là giám đốc của một Công ty có trụ sở tại Hà Nội. Tôi có một thắc mắc về thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh. Rất mong được luật sư hỗ trợ.

Công ty tôi có trụ sở chính tại Hà Nội, đồng thời có một chi nhánh tại Đà Nẵng. Do chi nhánh này gần đây hoạt động thua lỗ 3 năm liền, nên chúng tôi muốn làm thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh đó. Xin luật sư hướng dẫn về thủ tục này.

Công ty Luật Thái An trả lời câu hỏi về thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, chúng tôi xin trả lời như dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh

Cơ sở pháp lý điều chỉnh thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
  • Luật Quản lý thuế 2019.

2. Chi nhánh của doanh nghiệp là gì và khi nào cần chấm dứt hoạt động của chi nhánh

Chi nhánh là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:

“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Như vậy, chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh không có tư cách pháp nhân (căn cứ theo Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015).

===>>> Xem thêm:Thủ tục thành lập chi nhánh

=== >>> Xem thêm: Các vấn đề pháp lý về chi nhánh, văn phòng đại diện

Khi nào thì chấm dứt hoạt động chi nhánh?

Chi nhánh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh là do quyết định của chính công ty bạn.

3. Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh

Nếu doanh nghiệp muốn tự mình chấm dứt hoạt động chi nhánh thì cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh
  • Quyết định của doanh nghiệp về chấm dứt hoạt động chi nhánh nếu doanh nghiệp tự nguyện chấm dứt hoạt động chi nhánh.
chấm dứt hoạt động chi nhánh
Việc chấm dứt hoạt động chi nhánh phải có được lập hồ sơ gửi lên cơ quan có thẩm quyền – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

Quyết định của doanh nghiệp ở đây được hiểu là quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; của chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty TNHH một thành viên; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh;

  • Danh sách tổng hợp tất cả chủ nợ và số nợ chưa thanh toán của chi nhánh (bao gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội);
  • Danh sách tổng hợp tất cả người lao động làm việc tại chi nhánh và quyền lợi hiện hành của người lao động;
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh;
  • Con dấu của chi nhánh nếu có sử dụng.
  • Xác nhận tại cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế;
  • Xác nhận của cơ quan công an về việc trả con dấu của chi nhánh (nếu thuộc trường hợp phải trả lại con dấu do cơ quan công an cấp);

=== >>> Xem thêm:Con dấu của doanh nghiệp theo quy định pháp luật

  •  Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động (trường hợp chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương);
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương).

Lưu ý: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm về sự trung thực và chính xác của hồ sơ.

4. Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh

Trình tự các bước thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ về thuế với cơ quan thuếKhoản 1, Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định 

    “Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế”

    Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ về thuế, doanh nghiệp sẽ được cơ quan thuế xác nhận về về chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh.

=== >>> Xem thêm:Dịch vụ tư vấn thuế

  • Bước 2: Thực hiện thủ tục trả lại con dấu cho cơ quan Công an nếu Chi nhánh được thành lập trước thời điểm 01/07/2015 và có con dấu cho cơ quan công an cấp.
  • Bước 3: Doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh kèm theo hồ sơ như trên đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.
  • Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh sang tình trạng chấm dứt hoạt động trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh trong thời hạn 5 ngày làm việc.

5. Lưu ý khi chấm dứt hoạt động chi nhánh

Sau khi chấm dứt hoạt động của chi nhánh thì Doanh nghiệp vẫn phải chịu những trách nhiệm sau:

  • Tiếp tục thực hiện các hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký kết của chi nhánh
  • Thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh
  • Tiếp tục sử dụng người lao động của chi nhánh hoặc giải quyết đầy đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động theo quy định của pháp luật.

6. Tóm lược ý kiến tư vấn về vấn đề thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh

Doanh nghiệp cần lưu ý các quy định của pháp luật để thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh diễn ra đúng luật định, vừa đảm bảo được quyền lợi của mình.

Trên đây là ý kiến tư vấn về thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh. Để hiểu chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp. Luật sư sẽ luôn hỗ trợ kịp thời.

=== >>> Xem thêm:Chấm dứt hoạt động sau khi sáp nhập doanh nghiệp

=== >>> Xem thêm:4 bước chấm dứt địa điểm kinh doanh hợp pháp

7. Dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp và Dịch vụ đăng ký kinh doanh của Luật Thái An

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả thì việc chấm dứt hoạt động của nó là điều nên làm.

Để thực hiện công việc này nếu doanh nghiệp cử nhân viên mò mẫm tự làm thì vừa mất thời gian, lại có thể phát sinh rủi ro pháp lý. Một sự lựa chọn khôn ngoan lúc này là sử dụng dịch vụ chấm dứt hoạt động chi nhánh của Công ty luật Thái An. Luật sư sẽ thay mặt doanh nghiệp thực hiện dịch vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả, tiết kiệm được tiền bạc. Bạn hãy tham khảo các bài viết sau:

=== >>> Xem thêm:Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

=== >>> Xem thêm:Dịch vụ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CÔNG TY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói