Thời hạn của lý lịch tư pháp là bao lâu ?

Khi sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp, bạn cần lưu ý về thời hạn của lý lịch tư pháp vì với mỗi trường hợp khác nhau thì pháp luật có quy định khác nhau về thời hạn của lý lịch tư pháp mà bạn đã được cấp. Vậy thời hạn của lý lịch tư pháp là bao lâu? Công ty Luật Thái An xin được giải đáp câu hỏi này trong bài tư vấn dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý quy định thời hạn của lý lịch tư pháp

Cơ sở pháp lý quy định thời hạn của lý lịch tư pháp là:

  • Luật Lý lịch tư pháp 2009.
  • Luật Quốc tịch 2008; sửa đổi, bổ sung năm 2014;
  • Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.
  • Luật Công chứng 2014
  • Luật Luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung 2012

II. Thời hạn của lý lịch tư pháp

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009:

“Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Khi đi xin lý lịch tư pháp, bạn sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Bạn cần lưu ý rằng với mỗi trường hợp khác nhau thì pháp luật có quy định khác nhau về thời hạn của lý lịch tư pháp. Nếu quá thời hạn quy định thì yêu cầu của bạn không được giải quyết.

===>>> Xem thêm: Nội dung phiếu lý lịch tư pháp

III. Thời hạn của lý lịch tư pháp

Hiện nay, Luật Lý lịch tư pháp cũng như các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật Lý lịch tư pháp không quy định về thời hạn của lý lịch tư pháp. Bởi với mỗi trường hợp, mục đích xin phiếu lý lịch tư pháp khác nhau sẽ có yêu cầu về thời hạn khác nhau. Vì vậy, thời hạn của lý lịch tư pháp được quy định rải rác tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Cụ thể:

===>>> Xem thêm: Những trường hợp không được cấp lý lịch tư pháp

thời hạn của lý lịch tư pháp
Nếu bạn không nắm rõ quy định về thời hạn của lý lịch tư pháp thì việc thực hiện các thủ tục liên quan sẽ rất khó khăn – Ảnh minh họa: Internet.

1. Thời hạn của lý lịch tư pháp trong hồ sơ xin nhập, thôi và trở lại quốc tịch Việt Nam

Theo quy định của Luật Quốc tịch 2008; sửa đổi, bổ sung năm 2014 tại các Điều 20, Điều 24, Điều 28 quy định đối với hồ sơ xin nhập, thôi và trở lại quốc tịch Việt Nam phải có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày.

===>>> Xem thêm: Thủ tục làm lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật

Điều 5 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi quy định:

Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi và giấy tờ quy định tại điểm b, điểm đ khoản 1 Điều 21 của Nghị định này có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Phiếu lý lịch tư pháp, văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe, bản điều tra về tâm lý, gia đình, văn bản xác nhận thu nhập và tài sản của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài theo quy định tại điểm e và của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 31 của Nghị định này có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

 

===>>> Xem thêm: Dịch vụ kê khai lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

2. Thời hạn của lý lịch tư pháp trong hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư

Tại khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung 2012 quy định trong hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề luật sư phải có phiếu lý lịch tư pháp nhưng không nêu rõ thời hạn của lý lịch tư pháp.

Ngoài ra khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014 quy định thành phần hồ sơ tuyển dụng công chức phải có Phiếu lý lịch tư pháp cũng không nêu rõ thời hạn của lý lịch tư pháp tối đa trong bao lâu. Trong hồ sơ tuyển dụng công chức ngành Tòa án cũng yêu cầu có Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp nhưng không có yêu cầu về thời hạn (Thông báo 607/TB-TANDTC năm 2020)…

3. Thời hạn của lý lịch tư pháp trong hồ sơ xin cấp thị thực (Hoa Kỳ)

Đối với một số cơ quan đại điện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam cũng quy định về thời hạn của lý lịch tư pháp khi giải quyết yêu cầu xin cấp thị thực. Ví dụ như Lãnh sự quán Hợp chủng quốc Hoa kỳ quy định trong đơn xin thị thực nhập cảnh từ 16 tuổi trở lên cần phải nộp phiếu lý lịch tư pháp có giá trị được cấp trong vòng một năm

4. Thời hạn của lý lịch tư pháp nói chung

Bên cạnh những quy định cụ thể về thời hạn của lý lịch tư pháp, một số lĩnh vực tuy có yêu cầu cần có lý lịch tư pháp nhưng lại không quy định về thời hạn của lý lịch tư pháp. Điều này đã gây ra không ít khó khăn, bất cập.

Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn có thể cho rằng thời hạn của lý lịch tư pháp trong các loại hồ sơ là khoảng 6 tháng.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Thái An về thời hạn của lý lịch tư pháp. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật  của Công ty Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói