Thời gian thử việc theo quy định của pháp luật

Người lao động trước khi vào làm việc chính thức thường thông qua thời gian thử việc. Đây không phải là thủ tục bắt buộc nhưng trên thực tế thời gian thử việc là giai đoạn để người sử dụng lao động và người lao động đánh giá, xem xét người lao động có phù hợp với vị trí việc làm hay không.

Vậy thời gian thử việc tối đa là bao lâu? Pháp luật hiện tại quy định như thế nào? Công ty Luật Thái An với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm sẽ giải đáp thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.


Câu hỏi của khách hàng về thời gian thử việc:

Chào Luật sư! Tôi tên là Hoài, 27 tuổi, hiện đang cư trú tại Hà Nội. Tôi tốt nghiệp đại học Công nghiệp, ứng tuyển vào công ty Cổ phần xây dựng Thương Mại Nam Anh. Khi đi phỏng vấn, tôi được tuyển vào với thời gian thử việc là 3 tháng. Tôi đã đồng ý vào làm. Tuy nhiên, khi vào làm tôi thấy tôi dường như bị đối xử không công bằng vì những người khác chỉ thử việc có 1 tháng. Vậy luật sư cho tôi hỏi, chính sách thử việc mà công ty đưa ra như vậy có đúng quy định của pháp luật không? Tôi phải làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình?

Luật Thái An trả lời câu hỏi:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề thời gian thử việc, chúng tôi xin trả lời như dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về thời gian thử việc

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về thời gian thử việc là các văn bản pháp luật sau đây:

thời gian thử việc
Pháp luật hiện tại quy định thời gian thử việc là bao lâu? – Nguồn ảnh: Internet

2. Thời gian thử việc theo quy định của pháp luật

Thử việc là một giai đoạn mà gần như người lao động nào cũng phải trải qua trong quá trình làm việc. Trong giai đoạn này, cả người lao động và người sử dụng lao động sẽ đánh giá, xem xét liệu người lao động có phù hợp với vị trí làm việc đó hay không. Dựa trên kết quả thử việc, người sử dụng lao động và người lao động sẽ xem xét ký hợp đồng lao động để hợp tác với nhau lâu dài.

Người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong suốt thời gian thử việc. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động- chủ thể được cho là yếu thế hơn trong quan hệ với người sử dụng lao động, pháp luật đã có những quy định riêng cho vấn đề này.

===>>> Xem thêm: Từ năm 2021 có bắt buộc ký hợp đồng thử việc không?

Theo Điều 25 Bộ Luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc được quy định như sau:

“Điều 25. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Theo đó, căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc thì thời gian thử việc sẽ khác nhau và đặc biệt là chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và đảm bảo không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Đối với công việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc không quá 60 ngày, đối với công việc cần trình độ chuyên môn từ trung cấp, công nhân kỹ thuật hoặc nhân viên nghiệp vụ thì thời gian thử việc không quá 30 ngày.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn tốt nghiệp đại học và đang trong thời gian thử việc, do đó nếu công việc của bạn yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc của bạn nhiều nhất là 60 ngày. Việc công ty yêu cầu bạn thử việc trong thời gian 03 tháng là không đúng với quy định của pháp luật.

Mặt khác, nếu vị trí bạn ứng tuyển là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì thời gian thử việc của bạn nhiều nhất là 180 ngày (06 tháng). Việc công ty yêu cầu bạn thử việc trong thời gian 03 tháng là đúng với quy định của pháp luật.

===>>> Xem thêm: Kéo dài thời hạn hợp đồng thử việc có được không?

3. Khiếu nại vi phạm thời gian thử việc

Giả sử vị trí công việc bạn ứng tuyển yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên, trong trường hợp này việc công ty yêu cầu bạn thử việc trong thời gian 03 tháng là trái với quy định của pháp luật.

Khi đó, bạn hoàn toàn có thể kiến nghị lên ban Giám đốc công ty về yêu cầu thử việc không phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, bạn hoàn toàn có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu cho rằng công việc đó không phù hợp với mình.

===>>> Xem thêm: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc?

Bên cạnh đó, bạn có thể kiến nghị lên các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động như Công đoàn cơ sở hoặc gửi đơn lên Sở Lao động thương binh và xã hội để bảo vệ quyền lợi cho mình.

4. Quy định về xử phạt khi vi phạm về thời hạn thử việc

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về thử việc thì sẽ bị xử phạt như sau:

Trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Trường hợp người sử dụng lao động có một trong các hành vi: yêu cầu người lao động thử việc quá 1 lần đối với một công việc, thử việc quá thời gian quy định, kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động: mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Như vậy với trường hợp của bạn khi phía công ty có hành vi thử việc quá thời gian quy định sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

 

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề thời gian thử việc theo quy định của pháp luật. Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

5. Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động của Luật Thái An

Quan hệ lao động là mối quan hệ rất phổ biến trong xã hội và cũng là mối quan hệ dễ gây ra tranh chấp. Công ty Luật Thái An chuyên tư vấn luật lao động cho mọi đối tượng khách hàng: người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước về quản lý lao động…. Khi sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động của chúng tôi bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh vi phạm pháp luật có thể dẫn đến hậu quả pháp lý đáng tiếc.

===>>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật lao động

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ KỊP THỜI!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói