Thế nào là đình công hợp pháp?

Đình công là hiện tượng người lao động tập hợp thành một nhóm người phản đối về vấn đề nào đó bằng việc không làm việc cho chủ doanh nghiệp. Việc đình công chỉ được coi là đình công hợp pháp khi thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An tự tin với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy sẽ xứng đáng với sự kì vọng của khách hàng, chúng tôi sẽ tư vấn trả lời câu hỏi: Thế nào là đình công hợp pháp?

1. Câu hỏi của khách hàng: Thế nào là đình công hợp pháp?

Chào luật sư. Tôi có một thắc mắc về vấn đề Thế nào là đình công hợp pháp? như sau mong được luật sư giải đáp giúp cho:

Tôi làm cho 1 công ty có 100% vốn nước ngoài. Do công ty có nhiều sai phạm trong về điều động lao động và tiền lương làm thêm giờ chúng tôi muốn đình công.

Xin hỏi: Trường hợp như thế có được coi là đình công hợp pháp?

Muốn đình công hợp pháp phải làm gì? Luật pháp có quy định xử phạt về đình công không? Trong quá trình đình công, nếu người đình công làm tổn hại máy móc, tài sản của doanh nghiệp hoặc mất trật tự, an toàn công cộng thì bị xử phạt như thế nào? Việc ép buộc, kích động người khác đình công thì bị xử phạt như thế nào?

Công ty Luật Thái An trả lời câu hỏi về Thế nào là đình công hợp pháp?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề Thế nào là đình công hợp pháp?, chúng tôi xin trả lời như dưới đây.

2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề đình công

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề “Thế nào là đình công hợp pháp?” là các văn bản pháp luật sau đây:

3. Đình công thế nào là hợp pháp ?

đình công hợp pháp
Chỉ các trường hợp pháp đình công được pháp luật cho phép mới được coi là đình công hợp pháp – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Luật không quy định cụ thể như thế nào là đình công hợp pháp, tuy nhiên, tại Điều 215 Bộ luật lao động 2012 quy định về những trường hợp đình công bất hợp pháp như sau:

1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

  1. Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.

  2. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.

  3. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.

  4. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

Như vậy, để được coi là cuộc đình công hợp pháp, thì trường hợp đình công của những người lao động trong công ty bạn cần đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Việc đình công đó phải xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
  • Người lao động cùng làm việc cho 1 người sử dụng lao động. Theo đó, những người không cùng làm việc trong công ty của bạn thì không được tiến hành đình công trong cuộc đình công diễn ra tại công ty bạn
  • Khi vấn đề tranh chấp đó không phải trong thời gian đã hoặc đang tiếp nhận giải quyết tại cá nhân tổ chức có thẩm quyền theo luật.
  • Cuộc đình công của bạn không có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.
  • Doanh nghiệp của bạn cũng phải là doanh nghiệp không thuộc những doanh nghiệp bị cấm đình công căn cứ theo Nghị định 41/2013/NĐ-CP.

===>>> Xem thêm: Các trường hợp không được đình công

Theo thông tin bạn cung cấp thì việc đình công của những người lao động ở công ty bạn xuất phát từ tranh chấp về việc điều động lao động và tiền lương làm thêm giờ. Đây được xác định là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Cuộc đình công chỉ gồm những người trong doanh nghiệp.

Ở đây, bạn cần cung cấp thông tin thêm về việc tranh chấp lao động bạn nói trên đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận để giải quyết hay chưa và công ty là công ty có thuộc diện bị cấm đình công hay không. Từ đó ta mới có thể xác định việc đình công của người lao động ở công ty là hợp pháp hay không.

Để thực hiện một cuộc đình công hợp pháp ngoài việc lưu ý các điều kiện đã đề cập ở trên thì Điều 211 Bộ luật lao động quy định về trình tự, thủ tục đình công:

  • Lấy ý kiến tập thể lao động
  • Ra quyết định đình công
  • Tiến hành đình công.

Theo đó, khi thực hiện lấy ý kiến tập thể lao động cần chú ý tới:

  • Chủ thể lấy ý kiến:
    • Nơi có công đoàn cơ sở: lấy ý kiến thành viên ban chấp hành và tổ sản suất
    • Nơi chưa có công đoàn cơ sở: Lấy ý kiến tổ trưởng tổ sản xuất hoặc ý kiến của người lao động.
  • Hình thức lấy ý kiến có thể bằng phiếu hoặc chữ ký.
  • Nội dung lấy ý kiến: Thời điểm, địa điểm, ý kiến của cuộc đình công

Việc ra quyết định đình công chỉ khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Khi tiến hành đình công, ban chấp hành công đoàn phải gửi quyết định đình công tới người sử dụng lao động, cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh, Công đoàn cấp tỉnh trước ít nhất 05 ngày làm việc.

4. Luật pháp có xử phạt đình công không?

Pháp luật lao động không quy định về việc xử phạt đình công, do đình công được quy định là một quyền của người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật lao động. Pháp luật lao động chỉ quy định việc xử lý vi phạm đối với các cuộc đình công:

  • Khi đã tuyên bố bất hợp pháp nhưng vẫn cố tình thực hiện (Khoản 1 Điều 233 BLLĐ);
  • Trường hợp cuộc đình công bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động;
  • Trong quá trình nhận thấy có sự kích động, lôi kéo, lợi dụng đình công để trả thù, gây mất trật tự, an ninh công cộng. (Khoản 2 Điều 233 BLLĐ).

Điều 212 và Điều 213 Bộ luật lao động 2012 quy định về xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục. Tuy nhiên, khi cuộc đình công không tuân thủ về trình tự thủ tục thì sau khi được chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định và thông báo, chủ tịch UBND huyện sẽ chỉ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, công đoàn,… gặp gỡ người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên để nghe ý kiến và hỗ trợ tìm biện pháp giải quyết chứ không tiến hành xử phạt.

===>>> Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của UBND cấp huyện

5. Xử phạt hành vi làm tổn tại máy móc, tài sản của doanh nghiệp hoặc gây mất trật tự, an toàn công cộng; ép buộc, lôi kéo, kích động người khác đình công.

Hành vi dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động là một trong những hành vi bị cấm trong và sau khi đình công quy định tại Khoản 2 Điều 219 Bộ luật lao động 2012. Theo đó, với trường hợp này Nghị định 95/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử lao động hoặc xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công
  • Hoặc lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.

Như vậy, người lao động sẽ bị phạt tiền với hành vi làm tổn hại máy móc, tài sản của doanh nghiệp hoặc gây mất trật tự, an toàn công cộng.

Với  hành vi ép buộc hay kích động người khác đình công, Nghị định 95/2013/NĐ-CP cũng quy định về hình thức xử phạt là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động thực hiện hành vi đó.

Bên cạnh đó, Điều 233 Bộ luật lao động quy định như sau:

Người lợi dụng đình công gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, không chỉ dừng lại ở mức phạt hành chính, mà với hành vi như trên, người lợi dụng cuộc đình công hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sư.

6. Tóm lược ý kiến tư vấn về vấn đề đình công hợp pháp

Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt tư vấn về việc Thế nào là đình công hợp pháp? là:

  • Đình công là quyền của người lao động.
  • Tuy nhiên, người lao động cũng cần lưu ý những quy định trên đấy để tiến hành đình công một cách hợp pháp và đảm bảo quyền lợi của mình.

Trên đây là ý kiến tư vấn về vấn đề đình công hợp pháp? Để được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật lao động – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

7. Dịch vụ tư vấn luật lao động và dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động là sự lựa chọn rất khôn ngoan. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, với người sử dụng lao động.

===>>> Xem thêm: Tư vấn luật lao động

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ KỊP THỜI!


Tác giả bài viết:

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Công ty luật Thái An

  • Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
  • Lĩnh vực hành nghề chính:
    * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
    * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình 

Xem thêm Luật sư Nguyễn Văn Thanh.

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói