Thành lập công ty viễn thông 100% vốn Việt Nam hoặc có vốn nước ngoài

Để thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư ngoài nước, Chính phủ ta không ngừng mở rộng các lĩnh vực người nước ngoài được phép đầu tư. Trong đó có sự thành lập công ty viễn thông. Nó như một làn gió mới, tạo nhiều điểm nhấn trong nền kinh tế Việt Nam. Trong bài viết này, Công ty Luật Thái An chúng tôi xin tư vấn về các vấn đề pháp lý khi thành lập công ty, cụ thể là thủ tục thành lập công ty viễn thông 100% vốn Việt Nam hoặc có vốn nước ngoài.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập công ty viễn thông

Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập công ty viễn thông vốn Việt Nam hay nước ngoài là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật đầu tư 2014;
  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;
  • Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
  • Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO;
  • Các Hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia (FTAs);
  • Luật viễn thông 41/2009/QH12.

2. Ngành nghề viễn thông

Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, viễn thông gồm các nhóm ngành và các mã ngành thuộc từng nhóm ngành như sau:

 
Mã ngành cấp 3 Mã ngành cấp 4 Tên ngành
611   Hoạt động viễn thông có dây
611 6110 Hoạt động viễn thông có dây
612   Hoạt động viễn thông không dây
612 6120 Hoạt động viễn thông không dây
613   Hoạt động viễn thông vệ tinh
613 6130 Hoạt động viễn thông vệ tinh
619   Hoạt động viễn thông khác
619 6190 Hoạt động viễn thông khác chưa được phân vào đâu
Nhóm này gồm:
– Cung cấp các ứng dụng viễn thông chuyên dụng như theo dõi hoạt động vệ tinh, đo xa và các trạm rada;
– Điều hành các trạm đầu cuối vệ tinh và các trạm liên hợp nối với một hoặc nhiều hệ thống thông tin mặt đất và khả năng truyền/nhận viễn thông từ hệ thống vệ tinh;
– Cung cấp dịch vụ viễn thông qua các kết nối viễn thông hiện có như VOIP (điện thoại Internet);
– Bán lại hạ tầng viễn thông, mạng cung cấp (mà không thực hiện cung cấp dịch vụ).

3. Lưu ý chung khi thành lập công ty:

a)    Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam

Việc đăng ký thành lập công ty 100% vốn Việt Nam thực chất là xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, , bạn cần chuẩn bị cung cấp các thông tin sau:

  • Ngành nghề kinh doanh

===>>> Xem thêm: Thay đổi ngành nghề kinh doanh

  • Vốn điều lệ

===>>> Xem thêm: Thay đổi vốn điều lệ công ty

  • Địa điểm đặt trụ sở công ty (theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê văn phòng)

===>>> Xem thêm: Thay đổi trụ sở công ty

  • Người đại diện theo pháp luật

===>>>Xem thêm: Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật

Về ngành nghề kinh doanh thì sẽ dựa vào hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam. Các ngành nghề này có thể được chia thành hai loại chính là:

  • Ngành nghề kinh doanh thông thường
  • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đối với loại này, các điều kiện có thể về năng lực tài chính, cơ sở vật chất, trình độ quản lý, nhân sự… Nếu bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sau khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường, bạn phải xin “giấy phép con” chứng minh bạn thỏa mãn các điều kiện đối với  ngành nghề đó.

Thủ tục chi tiết trình bầy bên dưới.

b)    Thành lập công ty có vốn nước ngoài

Việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì phức tạp hơn, gồm hai bước cơ bản:

  • Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc có được cấp phép hay không còn tùy thuộc vào cam kết quốc tế của Việt Nam và pháp luật Việt Nam đối với ngành nghề đầu tư đó.
  • Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành lập công ty thực hiện dự án đầu tư đã được cấp phép, quá trình này sẽ tương tự như đối với một công ty Việt Nam.

Thủ tục chi tiết trình bầy bên dưới.

thành lập công ty viễn thông
2 Giấy phép con không thể thiếu khi thành lập công ty viễn thông – Nguồn ảnh minh họa: Internet

4. Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thành lập công ty viễn thông có vốn nước ngoài

a)    Thẩm quyền giải quyết việc thành lập công ty viễn thông

Thủ tục này thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

===>>> Xem thêm: Đầu tư nước ngoài.

b)     Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông:

Viễn thông là ngành nghề có nhiều điều kiện đối với đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư chỉ được phép đầu tư trong một số lĩnh vực nhất định, với hình thức liên doanh, hợp đồng BCC, liên kết với công ty Việt Nam.

===>>>Xem thêm: Điều kiện đầu tư nước ngoài đối với dịch vụ viễn thông.

Do đó, nhà đầu tư phải chọn một trong các hình thức đầu tư sau:

  • Góp vốn (mua cổ phần, phần vốn góp) vào công ty Việt Nam: viễn thông là ngành nghề có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài nên phải xin chấp thuận của Sở Kế hoạch đầu tư nơi công ty Việt Nam đặt trụ sở.

===>>>Xem thêm: Chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài.

  • Liên doanh với công ty Việt Nam

===>>>Xem thêm:  Thành lập công ty liên doanh

  • Ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với đối tác Việt Nam.

5. Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty viễn thông

Thủ tục này cũng thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Bạn có thể chọn một trong các loại hình công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần. Thời gian xử lý là 5 ngày làm việc.

===>>> Xem thêm: Thành lập công ty cổ phần

===>>> Xem thêm: Thành lập công ty THNN một thành viên

===>>> Xem thêm: Thành lập công ty THNN hai thành viên trở lên

6. Xin giấy phép con khi thành lập công ty viễn thông

a)     Giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty viễn thông

Viễn thông phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên phải xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh. Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện và làm thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh viễn thông.

===>>>Xem thêm: Điều kiện kinh doanh dịch vụ viễn thông.

b)     Giấy phép đối với cơ sở kinh doanh khi thành lập công ty viễn thông

Giấy phép phòng cháy chữa cháy: Cơ sở viễn thông là đối tượng phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.

7. Các vấn đề liên quan tới kế toán, tài chính đối với công ty viễn thông

a)    Lập hồ sơ khai thuế ban đầu đôi với việc thành lập công ty viễn thông

Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ trở chính, đồng thời làm thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn.

===>>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký hồ sơ khai thuê ban đầu.

b)    Các loại thuế và phí cơ bản phải nộp khi thành lập công ty viễn thông

Công ty viễn thông phải nộp các loại thuế sau:

  • Lệ phí môn bài:
    • Công ty có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
    • Công ty có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
  • Thuế VAT: thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ công ty cung cấp

===>>> Xem thêm: Các vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng.

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất 20% đối với doanh thu của công ty sau khi trừ chi phí hợp lệ. Nếu thuộc diện ưu đãi đầu tư thì được hưởng thuế suất ưu đãi, chi tiết trình bầy bên dưới.
  • Thuế thu nhập cá nhân của nhân viên công ty theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế xuất nhập khẩu: Áp dụng nếu công ty xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Áp dụng nếu doanh nghiệp sở hữu đất, được giao đất, cho thuê đất. Nếu thuộc diện ưu đãi đầu tư thì được hưởng thuế suất ưu đãi, chi tiết trình bầy bên dưới.

===>>> Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

c)    Ưu đãi đầu tư đối với thành lập công ty viễn thông

Nếu doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì được hưởng các ưu đãi sau:

  • Thuế suất TNDN là 10% trong 15 năm (theo Khoản 7 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013 sửa đổi Khoản 1 Điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008)
  • Miễn tiền thuê đất 11 năm (sau khi miễn 3 năm thời gian xây dựng cơ bản) (căn cứ Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP)

===>>> Xem thêm: Các mức ưu đãi đầu tư.

===>>>Xem thêm: Danh mục công nghê cao được ưu tiên đầu tư phát triển.

 

Lưu ý

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp mọi vấn đề pháp lý liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý chuyên sâu cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật hoặc gửi Email theo địa chỉ contact@luatthaian.vn. Bạn cũng có thể để lại tin nhắn qua Zalo Công ty Luật Thái An nếu cần sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

Đối tác pháp lý tin cậy

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói