Nước ngọt là đồ uống được ưa chuộng bởi nhiều người thuộc các độ tuổi khác nhau. Do nhu cầu tăng, ngày càng có nhiều nhà đầu tư rót vốn thành lập công ty sản xuất nước ngọt. Vậy làm thể nào để thành lập các doanh nghiệp một cách hợp pháp ? Trong bài viết này, Công ty Luật Thái An bằng kiến thức và kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, chúng tôi tư vấn về các vấn đề pháp lý khi thành lập công ty sản xuất nước ngọt như sau:
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập công ty sản xuất nước ngọt
Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập công ty sản xuất nước ngọt là các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật đầu tư 2014;
- Luật doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
- Các luật thuế hiện hành
2. Ngành nghề sản xuất nước ngọt
Sản xuất nước ngọt gồm sản xuất nước chanh, nước cam, côla, nước hoa quả, nước bổ dưỡng…Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, ngành nghề này có mã số cấp 4 là 1104.
3. Đăng ký kinh doanh khi thành lập công ty sản xuất nước ngọt
Việc đăng ký kinh doanh là quá trình xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị cung cấp các thông tin sau:
a) Về ngành nghề kinh doanh:
Cạn cần chỉ ra mã ngành cấp 4 đối với sản xuất nước ngọt như đã nêu ở trên.
===>>> Xem thêm: Thay đổi ngành nghề kinh doanh
b) Về vốn điều lệ:
Ngoài một số ngành nghề đặc biệt (thí dụ, kinh doanh bất động sản) mà pháp luật có quy định mức vốn tối thiểu (hay còn gọi là “vốn pháp định”), còn thì nhìn chung không có quy định vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu.
===>>> Xem thêm: Thay đổi vốn điều lệ công ty
Tuy nhiên, vốn điều lệ cần để ở mức hợp lý để đảm bảo trang trải các chi phí vận hành doanh nghiệp. Vốn điều lệ sẽ quyết định mức lệ phí môn bài phải nộp hàng năm (chi tiết bên dưới). Mặt khác thì nếu để mức vốn điều lệ quá thấp sẽ giảm uy tín của doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu.
c) Về địa điểm đặt trụ sở doanh nghiệp:
Cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm; lưu ý: không được đặt trụ sở doanh nghiệp tại căn hộ chung cư.
===>>> Xem thêm: Thay đổi trụ sở công ty
d) Về người đại diện theo pháp luật:
Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép Doanh nghiệp có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Chức danh của người này có thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc hay một chức danh khác theo Điều lệ doanh nghiệp quy định.
===>>> Xem thêm: Thay đổi người đại diện theo pháp luật
e) Về loại hình doanh nghiệp:
Bạn có thể chọn một trong các loại hình dưới đây.
===>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần
===>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty THNN một thành viên
===>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty THNN hai thành viên trở lên
Lưu ý: Bạn cũng có thể thành lập hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh sản xuất nước ngọt, tuy nhiên thủ tục thành lập hợp tác xã và hộ kinh doanh sẽ khác.
===>>> Xem thêm: Thành lập hợp tác xã
===>>> Xem thêm: Thành lập hộ kinh doanh
Thời gian để xin Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp là 5 ngày làm việc.
5. Xin “giấy phép con” khi thành lập công ty sản xuất nước ngọt
Nếu coi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là “giấy phép lớn” thì phải phải tiếp tục làm thủ tục xin một hoặc vài “giấy phép con” khác, đó là:
a. Đánh giá tác động môi trường đối với công ty sản xuất nước ngọt
Theo quy định của Luật Môi trường, đối với các dự án xây dựng cơ sở sản xuất nước giải khát có công suất từ 10.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên thì phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Doanh nghiệp có thể tự thực hiện đánh giá tác động môi trường nếu đủ điều kiện hoặc thuê một tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp thuộc về UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp hoạt động. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận về môi trường sau khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
b. Giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với công ty sản xuất nước ngọt
Nếu là cơ sở sản xuất công nghiệp với khối tích từ 1.000 m3 trở lên, tập trung đông người, với vật liệu sản xuất dễ bắt lửa thì phải đảm bảo an toàn cháy nổ, và phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.
c. Giấy phép an toàn thực phẩm đối với công ty sản xuất nước ngọt
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa liên quan tới sức khỏe con người thì phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, theo quy định của Luật an toàn thực phẩm. Để tìm hiểu thêm, bạn vui lòng đọc bài viết Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất bia, rượu, nước giải khát.

6. Công bố sản phẩm:
Khi sản xuất thực phẩm thì để có thể đưa sản phẩm mới vào lưu thông trên thị trường, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục công bố sản phẩm. Về cơ bản, doanh nghiệp cần:
- thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại cơ sở được cấp phép
- công bố kết quả đó trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân
- nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định.
===>>> Xem thêm: Xin giấy phép lưu hành sản phẩm
Đối với các sản phẩm sau đây thì cần phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan chức năng:
- thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
7. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi thành lập công ty sản xuất nước ngọt
Doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm một hoặc vài đối tượng sau:
- bảo hộ đối với sáng chế/giải pháp hữu ích
- bảo hộ đối với bí mật kinh doanh
- bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
- bảo hộ đối với nhãn hiệu
Với việc bảo hộ này, doanh nghiệp có thể ngăn cấm các đối thủ cạnh tranh áp dụng các đối tượng trên cho sản phẩm của họ.
8. Đăng ký mã số mã vạch khi thành lập công ty sản xuất nước ngọt
Việc đăng ký mã số mã vạch sẽ là cần thiết khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường trong nước và nước ngoài. Khách hàng sẽ dễ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp dễ dàng quản lý sản phẩm…
===>>> Xem thêm: Đăng ký mã số mã vạch
9. Các vấn đề liên quan tới kế toán, tài chính đối với doanh nghiệp sản xuất nước ngọt
a) Lập hồ sơ khai thuế ban đầu khi thành lập công ty sản xuất nước ngọt
Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ trở chính, đồng thời làm thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn.
===>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký hồ sơ khai thuê ban đầu.
b) Các loại thuế và phí cơ bản phải nộp khi thành lập công ty sản xuất nước ngọt
Doanh nghiệp phải nộp các loại thuế sau:
- Lệ phí môn bài:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
- Thuế VAT: thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.
===>>> Xem thêm: Các vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất 20% đối với doanh thu của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí hợp lệ. Lưu ý, nếu trong ba năm đầu doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu thì không phải chịu thuế.
- Thuế thu nhập cá nhân của nhân viên doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế xuất nhập khẩu: Áp dụng nếu doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Áp dụng nếu doanh nghiệp sử dụng đất phi nông nghiệp với mục đích kinh doanh.
===>>> Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Nếu thuê đất, mặt nước từ Nhà nước: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.
10. Ưu đãi đầu tư đối với công ty sản xuất nước ngọt ?
Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi nếu thực hiện dự án tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn và/hoặc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới và/hoặc ứng dụng công nghệ cao.
===>>> Xem thêm: Các mức ưu đãi đầu tư.
11. Các vấn đề về lao động và bảo hiểm đối với doanh nghiệp sản xuất nước ngọt
a) Hợp đồng lao động đối với công ty sản xuất nước ngọt
Doanh nghiệp cần ký hợp đồng lao động theo các quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khi ký Hợp đồng lao động cần lưu ý các vấn đề sau:
- Chủ thể của hợp đồng lao động
- Nội dung cơ bản của hợp đồng lao động
- Thời hạn của hợp đồng lao động…
- …
===>>> Xem thêm: Tư vấn luật lao động
b) Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể của công ty sản xuất nước ngọt
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có từ 10 nhân viên trở lên phải có Nội quy lao động đăng ký với Sở Lao động Thương binh Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Nội quy sẽ là căn cứ cho các quyết định của doanh nghiệp về kỷ luật, khen thưởng, sa thải …người lao động.
===>>> Xem thêm: Soạn thảo và đăng ký Nội quy lao động.
Các doanh nghiệp lớn với số hàng trăm nhân viên nên có Thỏa ước lao động tập thể. Doanh nghiệp khởi nghiệp nên tham khảo ý kiến của luật sư về cách xây dựng Thỏa ước lao động tập thể để “đôi bên cùng có lợi”, ngăn ngừa tranh chấp lao động.
c) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…của công ty sản xuất nước ngọt
Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp các loại bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động khi ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên.
12. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp sản xuất nước ngọt
Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh rủi ro pháp lý. Để được tư vấn một cách đầy đủ, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo dịch vụ chuyên nghiệp của chúng tôi.
===>>> Xem thêm:
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
- Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh
Lưu ý
- Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
- Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
- Để giải đáp pháp lý cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới contact@luatthaian.vn.
CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy
- Luật sư bảo vệ thành công vụ án tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ ông cha để lại - 11/10/2023
- Hợp đồng thuê căn hộ chung cư - 08/07/2023
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.