Các sản phẩm mỹ phẩm ngày càng có mặt nhiều hơn trong cuộc sống. Hiện nay không chỉ phụ nữ sử dụng mỹ phẩm thường xuyên mà nam giới cũng bắt đầu dùng. Do nhu cầu tăng nên ngày càng nhiều các công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài được thành lập. Trong bài viết này, chúng tôi tư vấn về các vấn đề pháp lý khi thành lập công ty, cụ thể là thủ tục thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm có vốn nước ngoài.
Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài
Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài là các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật đầu tư 2014;
- Luật doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;
- Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
- Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO;
- Các Hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia (FTAs);
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Luật Thuế xuất nhập khẩu;
- Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
- Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm
- Các luật thuế hiện hành
Ngành nghề sản xuất mỹ phẩm
Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sản xuất mỹ phẩm gồm sản xuất các sản phẩm sau:
- Nước hoa và nước vệ sinh
- Chất mỹ phẩm và hoá trang
- Chất chống nắng và chống rám nắng
- Thuốc chăm sóc móng tay, móng chân
- Dầu gội đầu, keo xịt tóc, thuốc làm sóng tóc và ép tóc
- Kem đánh răng và chất vệ sinh răng miệng bao gồm thuốc hãm màu răng giả
- Thuốc cạo râu, bao gồm thuốc dùng trước và sau khi cạo râu
- Chất khử mùi và muối tắm
- Thuốc làm rụng lông.
Điều kiện kinh doanh sản xuất mỹ phẩm
Sản xuất mỹ phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối bất kỳ doanh nghiệp nào, cho dù là doanh nghiệp Việt Nam hay nước ngoài. Các điều kiện đó là:
a. Điều kiện về nhân sự:
Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
b. Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
- Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
- Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nguyên liệu, phụ liệu dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
- Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Các loại bán thành phẩm đưa vào sản xuất phải có tiêu chuẩn chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
- Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;
- Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm;
- Có hệ thống lưu giữ hồ sơ tài liệu.
Các hình thức đầu tư nước ngoài để kinh doanh công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, chi tiết có tại Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
- Liên doanh với công ty Việt Nam: chi tiết có tại bài viết Thành lập công ty liên doanh
- Góp vốn (mua cổ phần, phần vốn góp) vào công ty Việt Nam: sản xuất mỹ phẩm là ngành nghề có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài nên phải xin chấp thuận của Sở Kế hoạch đầu tư nơi công ty Việt Nam đặt trụ sở. Chi tiết có tại bài viết Chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài.
Các bước thực hiện đầu tư
Nếu thành lập tổ chức kinh tế mới là công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài chiếm từ 51% trở lên thì phải qua hai bước như sau:
Xin Chủ trương đầu tư:
Đối với các dự án lớn và/hoặc quan trọng và/hoặc có ý nghĩa lớn về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội, thì phải xin Chủ trương đầu tư trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Bạn hãy tham khảo bài viết Các dự án phải xin Chủ trương đầu tư.
Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Về thẩm quyền cấp:
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư được quy định như sau:
- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
- Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
Về hồ sơ xin cấp
Hồ sơ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; Đề xuất dự án đầu tư
- Báo cáo tài chính được kiểm toán 02 năm gần nhất của nhà đầu tư hoặc sao kê tài khoản ngân hàng cho thấy nhà đầu tư đã có đủ hoặc nhiều hơn số vốn điều lệ
- Quyết định đầu tư vào Việt Nam
- Thư bổ nhiệm người đại diện quản lý vốn
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương
- Điều lệ công ty mẹ
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với Người đại diện quản lý vốn NĐT
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
- Các giấy phép khác liên quan tới địa điểm (nếu có)
Hồ sơ thành lập công ty liên doanh cần có thêm các giấy tờ về bên Việt Nam tham gia liên doanh, hợp đồng liên doanh.
Về thời gian:
Thời gian xử lý là khoảng 15 ngày làm việc.
Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bước tiếp theo là xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành lập công ty thực hiện dự án đầu tư đã được cấp phép, quá trình này sẽ tương tự như đối với một công ty Việt Nam.
Bạn có thể chọn một trong các loại hình công ty dưới đây. Để biết rõ về đặc điểm từng loại hình công ty, hồ sơ và thủ tục thành lập, bạn vui lòng tham khảo:
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần
- Thủ tục thành lập công ty THNN một thành viên
- Thủ tục thành lập công ty THNN hai thành viên trở lên
Thời gian xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 5 ngày làm việc.
Một số lưu ý như sau:
Về ngành nghề kinh doanh:
Cạn cần chỉ ra mã ngành cấp 4 đối với sản xuất mỹ phẩm, đó là 2023.
Về vốn điều lệ:
Ngoài một số ngành nghề đặc biệt (thí dụ, kinh doanh bất động sản) mà pháp luật có quy định mức vốn tối thiểu (hay còn gọi là “vốn pháp định”), còn thì nhìn chung không có quy định vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu.
Tuy nhiên, vốn điều lệ cần để ở mức hợp lý để đảm bảo trang trải các chi phí vận hành công ty. Vốn điều lệ sẽ quyết định mức lệ phí môn bài phải nộp hàng năm (chi tiết bên dưới). Mặt khác thì nếu để mức vốn điều lệ quá thấp sẽ giảm uy tín của công ty khi tham gia đấu thầu.
Đối với công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài, nếu để vốn thấp, nguy cơ không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là cao. Nhà đầu tư nước ngoài cũng cần chứng minh đã có đủ điều kiện góp vốn khi nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Về địa điểm đặt trụ sở công ty:
Cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm; lưu ý: công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài không được đặt trụ sở công ty tại căn hộ chung cư.
Về người đại diện theo pháp luật:
Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Chức danh của người này có thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc hay một chức danh khác theo Điều lệ công ty quy định.
Xin “giấy phép con” đối với công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài
Nếu coi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là những “giấy phép lớn” thì công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài phải tiếp tục làm thủ tục xin một hoặc vài “giấy phép con” khác, đó là:
a) Giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh
Công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh sản xuất mỹ phẩm, cụ thể như sau:
– Thẩm quyền cấp phép:
Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm đối với công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài trên địa bàn.
– Hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
- Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;
- Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất;
- Danh mục các mặt hàng đang sản xuất hoặc dự kiến sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng của từng mặt hàng.
– Thủ tục:
- Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Y tế của tỉnh nơi cơ sở sản xuất đặt nhà máy.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện một trong những hoạt động sau:
- Cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
- Thông báo bằng văn bản các nội dung chưa đầy đủ, hợp lệ.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và phí thẩm định theo quy định, Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra cơ sở sản xuất, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hoặc yêu cầu cơ sở thay đổi, khắc phục, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Đối với trường hợp yêu cầu cơ sở thay đổi, khắc phục:
- Cơ sở sản xuất mỹ phẩm tiến hành thay đổi, khắc phục và gửi báo cáo đến Sở Y tế;
- Sở Y tế có trách nhiệm xem xét báo cáo, kiểm tra trên hồ sơ hoặc kiểm tra lại cơ sở sản xuất mỹ phẩm (trong trường hợp cần thiết). Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục, cơ quan kiểm tra phải trả lời bằng văn bản về kết quả kiểm tra;
- Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày ban hành văn bản yêu cầu cơ sở sản xuất mỹ phẩm thay đổi, khắc phục, nếu Sở Y tế không nhận được báo cáo khắc phục của cơ sở, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm của cơ sở không còn giá trị.
- Đối với các cơ sở sản xuất mỹ phẩm được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP-ASEAN):
- Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất mỹ phẩm về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Y tế, Sở Y tế có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cho các cơ sở sản xuất mỹ phẩm này.
b) Giấy phép đối với cơ sở sản xuất/kinh doanh:
– Đánh giá tác động môi trường:
Theo quy định của Luật Môi trường, đối với các dự án xây dựng cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm có công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên lên thì phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Doanh nghiệp có thể tự thực hiện đánh giá tác động môi trường nếu đủ điều kiện hoặc thuê một tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường. Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp thuộc về UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp hoạt động.
– Giấy phép phòng cháy chữa cháy:
Nếu là cơ sở sản xuất công nghiệp với khối tích từ 1.000 m3 trở lên, tập trung đông người, với vật liệu sản xuất dễ bắt lửa thì phải đảm bảo an toàn cháy nổ, và phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.
Công bố sản phẩm:
Mỹ phẩm là một sản phẩm có ảnh hưởng tới sức khỏe con người nên việc công bố sản phẩm được quy định chặt chẽ tại Thông tư 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm. Về trình tự, thủ tục, bạn vui lòng tham khảo bài viết Thủ tục công bố mỹ phẩm.
Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:
Công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm một hoặc vài đối tượng sau:
- bảo hộ đối với sáng chế/giải pháp hữu ích
- bảo hộ đối với bí mật kinh doanh
- bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
- bảo hộ đối với nhãn hiệu
Với việc bảo hộ này, công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài có thể ngăn cấm các đối thủ cạnh tranh áp dụng các đối tượng trên cho sản phẩm của họ.
Đăng ký mã số mã vạch:
Việc đăng ký mã số mã vạch sẽ là cần thiết khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường trong nước và nước ngoài. Khách hàng sẽ dễ nhận diện thương hiệu, công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài dễ dàng quản lý sản phẩm…
Các vấn đề liên quan tới kế toán, tài chính đối với công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài
Lập hồ sơ khai thuế ban đầu
Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài thực hiện đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế quận/huyện nơi công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài đặt trụ trở chính, đồng thời làm thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn. Để biết thêm chi tiết, mời bạn tham khảo bài viết Thủ tục đăng ký hồ sơ khai thuê ban đầu.
Đối với công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài: Việc lập hồ sơ kê khai thuế ban đầu được tiến hành tại Cục thuế cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Các loại thuế và phí cơ bản phải nộp
Công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài phải nộp các loại thuế sau:
- Lệ phí môn bài:
- Công ty có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
- Công ty có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
- Thuế VAT: thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ công ty cung cấp. Để hiểu hơn về VAT, bạn hãy đọc bài viết Các vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất 20% đối với doanh thu của công ty sau khi trừ chi phí hợp lệ. Lưu ý, nếu trong ba năm đầu doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu thì không phải chịu thuế.
- Thuế thu nhập cá nhân của nhân viên công ty theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế xuất nhập khẩu: Áp dụng nếu công ty xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Áp dụng nếu doanh nghiệp sử dụng đất phi nông nghiệp với mục đích kinh doanh. Bạn có thể tham khảo bài viết Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Ưu đãi đầu tư đối với công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài?
Công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài được hưởng ưu đãi nếu:
- Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:
- Hưởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy,… và những mặt hàng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.
- Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Nếu thuê đất, mặt nước từ Nhà nước: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm tiếp theo thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản
- Dự án tại khu kinh tế, khu công nghệ cao (kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo quy định của Chính phủ) không áp dụng đối với dự án đầu tư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh:
- Hưởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo
- Nếu thuê đất, mặt nước từ Nhà nước: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quyết định của Chính phủ
- Dự án tại khu công nghiệp, khu chế xuất (trừ các khu công nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi):
- Hưởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 4 năm tiếp theo.
- Nếu thuê đất, mặt nước từ Nhà nước: Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quyết định của Chính phủ
- Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn:
- Hưởng thuế suất 20% trong 15 năm; miễn thuế tối đa không quá hai năm, giảm 50% số thuế phải nộp không quá bốn năm tiếp theo.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định
- Giảm 50% thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Nếu thuê đất, mặt nước từ Nhà nước: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 7 năm tiếp theo thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản
- Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên (không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng):
- Hưởng thuế suất 20% trong 15 năm.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định
- Giảm 50% thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Bạn hãy tham khảo Danh sách địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế cho công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.
Các vấn đề về lao động và bảo hiểm đối với công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài
Hợp đồng lao động
Công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài cần ký hợp đồng lao động theo các quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khi ký Hợp đồng lao động cần lưu ý các vấn đề sau:
- Chủ thể của hợp đồng lao động
- Nội dung cơ bản của hợp đồng lao động
- Thời hạn của hợp đồng lao động…
- …
Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể
Theo quy định của pháp luật, công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài có từ 10 nhân viên trở lên phải có Nội quy lao động đăng ký với Sở Lao động Thương binh Xã hội nơi công ty đặt trụ sở. Nội quy sẽ là căn cứ cho các quyết định của công ty về kỷ luật, khen thưởng, sa thải …người lao động. Bạn có thể tham khảo bài viết Soạn thảo và đăng ký Nội quy lao động.
Các công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài lớn với số hàng trăm nhân viên nên có Thỏa ước lao động tập thể. Công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài khởi nghiệp nên tham khảo ý kiến của luật sư về cách xây dựng Thỏa ước lao động tập thể để “đôi bên cùng có lợi”, ngăn ngừa tranh chấp lao động.
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…
Công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài có nghĩa vụ nộp các loại bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động khi ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên.
Giấy phép lao động đối với người nước ngoài:
Theo quy định của Luật lao động, công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có Giấy phép lao động. Nếu không có giấy phép lao động, người lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ. Ngoài ra, người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài trong công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Một số trường hợp không phải xin giấy phép, bạn tham khảo bài viết Các trường hợp người nước ngoài không phải xin giấy phép lao động.
Dịch vụ thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm vốn nước ngoài
Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh rủi ro pháp lý. Để được tư vấn một cách đầy đủ, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo dịch vụ của chúng tôi.
Lưu ý
- Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
- Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
- Để giải đáp pháp lý cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới contact@luatthaian.vn.
CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy
- Luật sư bảo vệ thành công vụ án tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ ông cha để lại - 11/10/2023
- Hợp đồng thuê căn hộ chung cư - 08/07/2023
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.