Thành lập công ty sản xuất điện tử, máy vi tính 100% vốn Việt Nam hoặc 100% vốn nước ngoài

Xã hội ngày càng hiện đại, con người ngày càng xa rời việc lao động bằng chân mà thay vào đó là các thiết bị điện tử hoạt động. Do vậy, việc thành lập công ty sản xuất điện tử là rất cần thiết để đáp ứng nhu cấu ngày một lớn của khách hàng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết trình tự thủ tục thành lập công ty sản xuất điện tử có vốn là 100% Việt Nam hoặc 100% vốn nước ngoài.

Trong bài viết này, Công ty Luật Thái An  xin giới thiệu về thủ tục thành lập công ty sản xuất điện tử, máy vi tính 100% vốn Việt Nam hoặc 100% vốn nước ngoài.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh thành lập công ty sản xuất điện tử

Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập công ty sản xuất điện tử là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật Đầu tư 2014;
  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;
  • Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
  • Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO;
  • Các Hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia (FTAs);

2. Ngành nghề sản xuất điện tử, máy vi tính

a)    Ngành sản xuất điện tử, máy vi tính gồm những gì ?

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, gồm sản xuất máy tính, linh kiện máy tính, thiết bị truyền thông và các sản phẩm điện tử cùng loại cũng như sản xuất các linh kiện cho các sản phẩm này. Quá trình sản xuất của ngành này mang đặc tính riêng bởi kiểu dáng và việc sử dụng bo mạch và ứng dụng kỹ thuật với độ chuyên môn hóa cao.

Ngành này cũng gồm sản xuất điện tử tiêu dùng, đo lường, kiểm nghiệm, thiết bị điều khiển, bức xạ, thiết bị điện y học và điện liệu pháp, thiết bị và dụng cụ quang học, sản xuất phương tiện truyền thông từ tính và quang học.

b)    Các phân ngành của sản xuất điện tử, máy vi tính

Ngành sản xuất điện tử, máy vi tính gồm các nhóm ngành và các mã ngành thuộc từng nhóm ngành như sau:

  • 2610 – Sản xuất linh kiện điện tử
  • 2620 – Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính
  • 2630 – Sản xuất thiết bị truyền thông
  • 2640 – Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng
  • 265 – Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển; sản xuất đồng hồ, gồm:
    • 2651 – Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển
    • 2652 – Sản xuất đồng hồ
  • 2660 – Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp
  • 2670 – Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học
  • 2680 – Sản xuất băng, đĩa từ tính và quang học

3. Lưu ý chung khi thành lập công ty, công ty sản xuất điện tử, máy vi tính

a)    Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam

Việc đăng ký thành lập công ty 100% vốn Việt Nam thực chất là xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khá đơn giản, bạn cần chuẩn bị cung cấp các thông tin sau:

  • Ngành nghề kinh doanh

===>>> Xem thêm: Thay đổi ngành nghề kinh doanh

  • Vốn điều lệ

===>>> Xem thêm: Thay đổi vốn điều lệ công ty

  • Địa điểm đặt trụ sở công ty (theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê văn phòng)

===>>> Xem thêm: Thay đổi trụ sở công ty

Về ngành nghề kinh doanh thì sẽ dựa vào hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam. Các ngành nghề này có thể được chia thành hai loại chính là:

  • Ngành nghề kinh doanh thông thường
  • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đối với loại này, các điều kiện có thể về năng lực tài chính, cơ sở vật chất, trình độ quản lý, nhân sự… Nếu bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sau khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường, bạn phải xin “giấy phép con” chứng minh bạn thỏa mãn các điều kiện đối với  ngành nghề đó.

Thủ tục chi tiết trình bầy bên dưới.

b)    Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì phức tạp hơn, gồm hai bước cơ bản:

  • Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc có được cấp phép hay không còn tùy thuộc vào cam kết quốc tế của Việt Nam và pháp luật Việt Nam đối với ngành nghề đầu tư đó.
  • Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành lập công ty thực hiện dự án đầu tư đã được cấp phép, quá trình này sẽ tương tự như đối với một công ty Việt Nam.

Thủ tục chi tiết trình bày bên dưới.

công ty sản xuất điện tử, máy vi tính
Các sản phẩm của công ty sản xuất điện tử, máy vi tính được giới trẻ lựa chọn bởi tính hiện đại, tiện ích của nó nên các nhà đầu tư luôn mong muốn rót vốn vào nghề nghề tiềm năng này – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

4. Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thành lập công ty sản xuất điện tử, máy vi tính 100% vốn nước ngoài

a)    Thẩm quyền giải quyết của công ty sản xuất điện tử

Thủ tục này thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

b)    Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất điện tử, máy vi tính của công ty sản xuất điện tử, vi tính

Không có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài.

c)    Hồ sơ của công ty sản xuất điện tử

Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; Đề xuất dự án đầu tư
  • Báo cáo tài chính được kiểm toán 02 năm gần nhất của nhà đầu tư hoặc sao kê tài khoản ngân hàng cho thấy nhà đầu tư đã có đủ hoặc nhiều hơn số vốn điều lệ
  • Quyết định đầu tư vào Việt Nam
  • Thư bổ nhiệm người đại diện quản lý vốn
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương
  • Điều lệ công ty mẹ
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với Người đại diện quản lý vốn NĐT
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
  • Các giấy phép khác liên quan tới địa điểm (nếu có)

d)    Thời gian xử lý hồ sơ của công ty sản xuất điện tử, vi tính

Thời gian xử lý hồ sơ là 15 ngày làm việc

5. Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty sản xuất điện tử, máy vi tính

Thủ tục này cũng thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Bạn có thể chọn một trong các loại hình công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần. Thời gian xử lý là 5 ngày làm việc.

===>>>Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần

===>>>Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty THNN một thành viên

===>>>Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty THNN hai thành viên trở lên

6. Xin giấy phép con

a)    Giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh

Không có.

b)    Giấy phép đối với cơ sở sản xuất:

  • Đánh giá tác động môi trường: Dự án sản xuất, gia công các thiết bị điện, điện tử và các linh kiện điện tử với công suất từ 500.000 sản phẩm/năm trở lên đối với thiết bị điện tử, linh kiện điện, điện tử; công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với thiết bị điện thì phải thực hiện đánh giá môi trường đối với tất cả các dự án có công đoạn xi mạ. Doanh nghiệp có thể tự thực hiện đánh giá tác động môi trường nếu đủ điều kiện hoặc thuê một tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường. Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp thuộc về UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp hoạt động.
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy: Nếu là cơ sở sản xuất công nghiệp với khối tích từ 1.000 m3 trở lên, tập trung đông người, với vật liệu sản xuất dễ bắt lửa thì cũng phải đảm bảo an toàn cháy nổ, và phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.

c)    Công bố sản phẩm:

  • Doanh nghiệp công bố hợp chuẩn đối với sản phẩm của mình. Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Việc công bố hợp chuẩn không phải là bắt buộc.
  • Doanh nghiệp công bố hợp quy đối với sản phẩm của mình. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đây là thủ tục bắt buộc, tiên quyết để đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.

===>>>Xem thêm: Xin giấy phép lưu hành sản phẩm

d)    Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:

Doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm một hoặc vài đối tượng sau:

  • Quyền bảo hộ đối với sáng chế
  • Quyền bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
  • Quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu

Với việc bảo hộ này, doanh nghiệp có thể ngăn cấm các đối thủ cạnh tranh áp dụng các đối tượng trên cho sản phẩm của họ.

đ)    Đăng ký mã số mã vạch

Việc đăng ký mã số mã vạch sẽ là cần thiết khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường trong nước và nước ngoài. Khách hàng sẽ dễ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp dễ dàng quản lý sản phẩm…

===>>> Xem thêm: Đăng ký mã số mã vạch 

7. Ưu đãi đầu tư đối với sản xuất điện tử, máy vi tính

Sản xuất phụ kiện, linh kiện điện tử, cụm chi tiết điện tử là ngành nghề ưu đãi đầu tư, được hưởng các ưu đãi sau:

  • Thuê thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm theo Điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, được sửa đổi bổ sung bởi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013
  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP
  • Giảm 50% thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP)

===>>> Xem thêm: Các mức ưu đãi đầu tư.

8. Dịch vụ thành lập công ty sản xuất điện tử, máy vi tính

Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh rủi ro pháp lý. Để được tư vấn một cách đầy đủ, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo dịch vụ của chúng tôi.

===>>> Xem thêm: 

9. Lưu ý

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp mọi vấn đề pháp lý liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý chuyên sâu cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật hoặc gửi Email theo địa chỉ contact@luatthaian.vn. Bạn cũng có thể để lại tin nhắn qua Zalo Công ty Luật Thái An nếu cần sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

Đối tác pháp lý tin cậy

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói