Luật đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, bộ luật mới ra đời thay thế luật cũ, có nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung và thêm mới, trong đó bao gồm cả các quy định về ưu đãi đầu tư. Thời gian gần đây Công ty Luật Thái An nhận được nhiều yêu cầu tư vấn qua Tổng đài tư vấn pháp luật và địa chỉ email contact@luatthaian.vn về các quy định của pháp luật đầu tư hiện hành. Trong bài viết dưới đây chúng tôi đề cập đến vấn đề đang được nhiều người quan tâm: So sánh thủ tục đầu tư trực tiếp và thủ tục đầu tư gián tiếp. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

Cơ sở pháp lý quy định về thủ tục đầu tư trực tiếp và thủ tục đầu tư gián tiếp
Cơ sở pháp lý quy định về thủ tục đầu tư trực tiếp và thủ tục đầu tư gián tiếp là các văn bản pháp luật sau:
- Luật Đầu tư 2005
- Luật Đầu tư 2014
- Luật Đầu tư 2020
Khái niệm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
Đầu tư trực tiếp là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tự trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Các hình thức đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo Luật đầu tư 2020 bao gồm: thành lập tổ chức kinh tế; thực hiện dự án đầu tư, đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC; và trường hợp mua cổ phần, phần vốn góp mà theo đó nhà đầu tư có quyền trong hoạt động đầu tư kinh doanh.
Đầu tư gián tiếp là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư, nhưng không nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình mà thông qua một bên thứ ba giúp mình thực hiện hoạt động đầu tư hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh. Các hình thức đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo luật đầu tư 2020 bao gồm: đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp (Không bao gồm trường hợp mua cổ phần, phần vốn góp mà theo đó nhà đầu tư có quyền trong hoạt động đầu tư kinh doanh).
Khái niệm thủ tục đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
Tương ứng với mỗi hình thức đầu tư khác nhau, nhà đầu tư sẽ phải thực hiện các thủ tục các nhau để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh:
Thủ tục đầu tư trực tiếp là thủ tục thực hiện của các hình thức đầu tư: thành lập tổ chức kinh tế; thực hiện dự án đầu tư, đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC; và trường hợp mua cổ phần, phần vốn góp mà theo đó nhà đầu tư có quyền trong hoạt động đầu tư kinh doanh, tùy thuộc vào sự lựa chọn hình thức đầu tư của các nhà đầu tư.
Thủ tục đầu tư gián tiếp là thủ tục thực hiện của hình thức đầu tư: đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
So sánh thủ tục đầu tư trực tiếp và thủ tục đầu tư gián tiếp theo Luật Đầu tư 2020
Điểm giống nhau giữa thủ tục đầu tư trực tiếp và thủ tục đầu tư gián tiếp
Đều phải đáp ứng những điều kiện theo luật định khi thực hiện hoạt động đầu tư và phải thực hiện những thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động góp vốn cho hoạt động kinh doanh.
Điểm khác nhau giữa thủ tục đầu tư trực tiếp và thủ tục đầu tư gián tiếp
Đối với đầu tư gián tiếp nhà đầu tư tiến hành góp vốn và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế; Đối với đầu tư trực tiếp vì thành lập tổ chức kinh tế hoặc phải thông qua hợp đồng BBC nên nhà đầu tư sẽ phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải thực hiện các thủ tục thành lập tổ chức kinh tế sau đó mới thực hiện góp vốn. Cụ thể như sau:
* Thủ tục đầu tư gián tiếp
– Nhà đầu tư thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc chuyển nhượng và kê khai thuế thu nhập từ chuyển nhượng (nếu có) sau đó thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định ứng với loại hình của tổ chức kinh tế. Nếu nhà đầu tư có nhu cầu đăng ký vốn góp thì thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn trước khi góp vốn và sau đó mới thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định;
– Đối với các trường hợp dưới đây, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, sau đó mới thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định:
- Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
>> Xem thêm: 6 điểm khác biệt giữa hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
* Thủ tục đầu tư trực tiếp: tương ứng với từng hình thức đầu tư khác nhau, thủ tục đầu tư trực tiếp sẽ tiến hành khác nhau
– Thành lập tổ chức kinh tế: nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư sẽ tiến hành thủ tục thành lập tổ chức kinh tế và góp vốn theo tỉ lệ tương ứng với vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tương ứng với loại hình tổ chức kinh tế;
Tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
- Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:
a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
– Thực hiện dự án đầu tư, đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC: nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tại điều 27 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức hợp đồng BBC như sau:
Điều 27. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư 2020 như sau:
Điều 38. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
So sánh thủ tục đầu tư theo Luật Đầu tư 2020 với thủ tục đầu tư theo Luật Đầu tư 2005 và Luật Đầu tư 2014
Luật Đầu tư 2020 có nhiều điểm mới đã bổ sung, hoàn thiện một số quy định về đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư bằng việc loại bỏ những bất cập trong thủ tục đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư theo hướng thuận lợi và công khai, minh bạch.
Về cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho dự án có vốn đầu tư nước ngoài
Nếu như Luật đầu tư 2005 chưa tách bạch nội dung đăng ký dự án đầu tư thì điều này đã được thể hiện tại Luật Đầu tư 2014. Đối với dự đầu tư lần đầu theo Luật Đầu tư 2005 thì Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận kinh doanh. Tuy nhiên, với Luật Đầu tư 2014, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư phải thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án và sẽ đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014 (đã bổ sung, hoàn thiện Luật Doanh nghiệp 2005). Luật Đầu tư 2020 tiếp tục tách bạch nội dung đăng ký dự án đầu tư như Luật Đầu tư 2014.
Giống như Luật Đầu tư 2014, Luật Đầu tư 2020 bãi bỏ quy định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong nước.
Tại Luật Đầu tư 2005 quy định:
Điều 45. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước
- Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam đến dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh.
Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Nội dung đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
b) Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
d) Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;
đ) Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
4. Nhà đầu tư đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.
Giống như Luật Đầu tư 2014, Luật Đầu tư 2020 thay đổi quy định trên theo hướng “Dự án của nhà đầu tư trong nước không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”. Điều này được hiểu là nhà đầu tư trong nước chỉ cần làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh đầu tư, tức là chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đáp ứng các yêu cầu kinh doanh có điều kiện (nếu có) là đủ.
Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo Luật Đầu tư 2005, “thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 15 ngày, kể từ khi cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ”. Đối với Luật Đầu tư 2014, thời hạn này đã được rút ngắn.
Luật Đầu tư 2014 quy định:
Điều 37. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:
a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho cơ quan đăng ký đầu tư;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Luật Đầu tư giữ nguyên việc rút ngắn thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như Luật Đầu tư 2014.
Thu hẹp phạm vi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài
Luật Đầu tư 2005 quy định như sau: “Tất cả các dự án có vốn đầu tư nước ngoài không xác định tỷ lệ của nhà đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp vẫn phải cấp giấy chứng nhận đầu tư’. Điều này được hiểu là không xem xét việc nhà đầu tư nước ngoài chiếm bao nhiêu tỷ lệ phần trăm vốn điều lệ.
Đến Luật Đầu tư 2014 thì quy định trên đã được thay đổi: “Đối với các dự án đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài”.
Tiếp tục theo hướng thu hẹp phạm vi áp dụng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư 2020 quy định rõ ràng hơn:
Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
4. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, với quy định tại Luật Đầu tư 2020, các nhà đầu tư nước ngoài được hỗ trợ nhiều hơn, được nới rộng phạm vi hoạt động đầu tư hơn.
Trên đây là ý kiến tư vấn về so sánh thủ tục đầu tư trực tiếp và thủ tục đầu tư gián tiếp theo Luật Đầu tư 2020, có lưu ý về sự thay đổi và phát triển về thủ tục đầu tư theo các quy định của pháp luật hiện hành (có hiệu lực từ 01/01/2021).
Nếu bạn cần được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn đầu tư nước ngoài của Công ty Luật Thái An. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện trong bài viết này.
Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài
Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng vi phạm pháp luật và phải gánh chịu hậu quả đáng tiếc. Để ngăn ngừa rủi ro pháp lý, vừa được tư vấn một cách đầy đủ và tiết kiệm thời gian, tiền bạc, nhà đầu tư nước ngoài nên sử dụng Dịch vụ xin cấp Giấy phép đầu tư của Luật Thái An.
Tác giả bài viết:
Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Công ty luật Thái An
- Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
- Lĩnh vực hành nghề chính:
* Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
Xem thêm Luật sư Nguyễn Văn Thanh.
- Luật sư bảo vệ thành công vụ án tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ ông cha để lại - 11/10/2023
- Hợp đồng thuê căn hộ chung cư - 08/07/2023
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.