Quy định về bảo hiểm hàng hoá trong hợp đồng

Trong hoạt động mua bán hàng hóa luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến những hư hỏng, mất mát, thiệt hại về hàng hóa. Bởi vậy, bảo hiểm hàng hóa đóng vai trò quan trọng để khắc phục những tổn thất do những rủi ro đối với hàng hóa. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn quy định về bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng mua bán.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh 

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng mua bán là các văn bản pháp lý sau:

2. Bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng mua bán là gì?

  • Khái niệm bảo hiểm hàng hóa:

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm bảo hiểm hàng hóa.

Tuy nhiên, có thể hiểu, bảo hiểm hàng hóa là một cam kết giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, theo đó, bên bán bảo hiểm sẽ bồi thường cho người mua bảo hiểm nếu hàng hóa bị tổn thất, hư hỏng mà nguyên nhân nằm trong điều khoản được bảo hiểm.

Việc phân loại bảo hiểm hàng hóa tùy thuộc vào chủng loại hàng, hình thức bảo hiểm, loại hình bảo hiểm và sự thỏa thuận giữa 2 bên. Một vài bảo hiểm hàng hóa thông dụng hiện nay như bảo hiểm vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm cháy nổ,…

  • Khái niệm bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng mua bán:

Bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng mua bán có thể hiểu là thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán về việc mua bảo hiểm cho hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán đó.

Bên cạnh đó, cũng có thể hiểu, bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng mua bán là thỏa thuận của các bên về việc bên bán chịu trách nhiệm bồi thường khi hàng hóa bị rủi ro, mất mát… là điều kiện chịu trách nhiệm đã thỏa thuận.

3. Pháp luật quy định về bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng mua bán như thế nào?

Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định về vấn đề bảo hiểm đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, tại Điều 36 Luật Thương mại năm 2005 có đề cập đến bảo hiểm hàng hóa trong Hợp đồng mua bán hàng hoá như sau:

“Điều 36. Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển

  1. Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.

  2. Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó.

  3. Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.”

Theo đó, bảo hiểm hàng hóa không phải là điều khoản bắt buộc ghi nhận trong hợp đồng mua bán. Đồng thời, bên bán trong hợp đồng mua bán cũng không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Trường hợp bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá, để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.

>>> Xem thêm:

Chuyển rủi ro và chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa

4. 02 lưu ý về điều khoản bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng mua bán

Như đã phân tích ở trên, vấn đề bảo hiểm đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán có thể được đề cập như sau:

  • Thứ nhất, trường hợp bên bán chịu trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa:

Đây là thỏa thuận không phổ biến trong hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, các bên cũng có thể thỏa thuận điều khoản này ở những nội dung về: chủ thể chịu trách nhiệm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, trường hợp không được bảo hiểm, mức bồi thường khi xảy ra các trường hợp được bảo hiểm…

Quy định về bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng mua bán như thế nào?
Quy định về bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng mua bán như thế nào? – Nguồn ảnh minh hoạ: Internet
  • Thứ hai, trường hợp mua bảo hiểm hàng hóa của bên thứ ba:

Đây là điều khoản tương đối phổ biến, đặc biệt là khi áp dụng với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, Hợp đồng vận tải hàng hoá

Trong trường hợp này, hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về việc mua hợp đồng bảo hiểm hàng hóa của bên thứ ba – doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, các bên sẽ thỏa thuận của thể về chủ thể chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa, loại bảo hiểm, bên chịu chi phí mua bảo hiểm và các vấn đề khác…

Các thỏa thuận cụ thể về bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng bảo hiểm sẽ căn cứ theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và pháp luật có liên quan.

5. Một số điều cần biết thêm về bảo hiểm hàng hóa

Mỗi loại bảo hiểm sẽ phù hợp với mỗi đối tượng khác nhau. Mỗi công ty bảo hiểm cũng sẽ có phạm vi bảo hiểm và hình thức bảo hiểm, mức chi trả bảo hiểm khác nhau.

Thứ nhất, về đối tượng tham gia của bảo hiểm hàng hóa.

 Đối tượng được tham gia bảo hiểm về hàng hóa tất cả những hàng hóa được vận chuyển nội địa Việt Nam hay trên toàn thế giới bằng các hình thức vận chuyển hiện hữu như: Đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy

Thứ hai, các rủi ro của hàng hóa được bảo hiểm bảo vệ:

Các rủi ro của hàng hóa thường được bảo hiểm bảo vệ gồm:

  • Hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai như động đất, sóng thần, lũ lụt, bão,…
  • Hàng hóa bị mất do cháy, nổ phương tiện vận chuyển hoặc kho lưu trữ.
  • Hàng hóa bị tổn thất, hư hại do phương tiện vận chuyển gặp vấn đề như tai nạn hay mất tích trên đường đi.
  • Các cơ sở hạ tầng như đường, cầu, cống, hầm bị sập khiến các phương tiện vận chuyển không thể lưu thông.
  • Cháy nổ phương tiện vận chuyển.
  • Các phương tiện vận chuyển bị mắc cạn, lật úp, trật bánh
  • Gặp tai nạn với các phương tiện khác.
  • Hư hỏng hàng do dỡ hàng tại cảng nơi tàu, thuyền gặp nạn.
  • Hàng hóa bị mất do phương tiện vận chuyển bị mất tích.
  • Hàng hóa bị thiệt hại do cướp giật

Không ai có thể đoán được trước những rủi ro, bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp bảo vệ và giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro mang lại như hàng hóa bị hư hỏng, cháy nổ, bão lụt, gió lốc, hàng hóa bị đâm vào vật thể khác… Việc mua bảo hiểm hàng hóa phải được thực hiện trước khi có những rủi ro xảy ra, có thể là trước khi hàng hóa được vận chuyển. Trên thực tế, bảo hiểm không thể ngăn chặn xảy ra các rủi ro mà chỉ có thể giảm thiểu các tổn thất khi có sự cố xảy ra.

6. Tóm tắt tư vấn quy định về bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng mua bán

Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt tư vấn về bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng mua bán là:

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định rõ ràng về vấn đề bảo hiểm hàng hóa, mà chỉ quy định rải rác trong Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, điều kiện bảo hiểm, mức bồi thường bảo hiểm, phí bảo hiểm sẽ căn cứ theo thỏa thuận của các bên.

Vậy nên, nếu thỏa thuận của các bên không cụ thể, đầy đủ, rõ ràng thì rất dễ phát sinh tranh chấp khi xảy ra sự kiện rủi ro, bất khả kháng trong hợp đồng

 

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng mua bán. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

7. Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật dân sự, kinh doanh – thương mại và giải quyết tranh chấp của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.  Để có thêm thông tin, hãy đọc bài viết Tư vấn hợp đồng của chúng tôi.

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới hợp đồng như chấm dứt hợp đồng, tranh chấp liên quan đến hợp đồng thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Bạn có thể tham khảo bài viết Giải quyết tranh chấp hợp đồng của chúng tôi.

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh