3 phương thức nộp đơn ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền

Ly hôn không chỉ kết thúc một mối quan hệ, mà còn liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý. Tại Việt Nam, quy trình hôn nhân cần tuân thủ một số quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Việc hiểu rõ quy trình và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt các phương thức nộp đơn ly hôn, các bước cần thiết để nộp đơn ly hôn tại Việt Nam.

1. Ly hôn là gì ? Phân biệt ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương

Ly hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiêu lực pháp luật của Tòa án. Vợ, chồng đều có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, thời điểm chấm dứt hôn nhân kể từ khi ngày có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Phân biệt ly hôn ly thuận tình và ly hôn đơn phương : 

  • Ly hôn thuận tình là việc vợ chồng cùng nhau yêu cầu ly hôn, cả hai bên tự nguyện ly hôn và thỏa thuận chung với nhau về việc phân chia tài sản, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn (quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

>>> Xem thêm: Ly hôn hoà thuận

  • Ly hôn đơn phương là việc vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn mà Tòa án tiến hành hòa giải không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia định hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được (quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

>>> Xem thêm: Đơn phương kết thúc hôn nhân

2. Đơn ly hôn là gì?

Đơn ly hôn là một loại giấy tờ pháp lý mà một hoặc cả hai bên trong cuộc hôn nhân được sử dụng để yêu cầu tòa án xem xét và quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân của họ.

Trong đơn ly hôn thường sẽ bao gồm:

  • Thông tin vợ và chồng;
  • Nguyên nhân dẫn đến ly hôn;
  • Con chung và quyền nuôi con;
  • Các vấn đề về tài sản, nợ chung;
  • Vấn đề nhà ở, vấn đề khác phát sinh.

Đơn ly hôn thuận tình và đơn ly hôn đơn phương là khác nhau. Bạn có thể tham khảo sau đây:

>>> Xem thêm:

3. Nộp đơn ly hôn cần những gì? Những giấy tờ nào kèm theo khi nộp đơn ly hôn?

Về cơ bản thì các loại giấy tờ dùng trong trường hợp đơn phương ly hôn hoặc thuận tình ly hôn đều giống nhau. Những giấy tờ cần thiết gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Trường hợp không giữ Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao

4. Nộp đơn ly hôn ở đâu?

Nơi nhận hồ sơ ly hôn là Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Đa số các trường hợp nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài (đương sự ở nước ngoài, là người nước ngoài, tài sản chung vợ chồng ở nước ngoài).

Thường thì nộp đơn ly hôn thuận tình tại toà án cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú, nộp đơn ly hôn đơn phương tại toà án cấp huyện nơi người bị yêu cầu ly hôn cư trú.

5. Có bao nhiêu phương thức để nộp đơn ly hôn?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 190 và khoản 1 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; dù ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình; thì đều có thể nộp đến Tòa án bằng các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án.
  • Theo đường dịch vụ bưu chính gửi đến Tòa án.
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án ( nếu có).
Có 3 phương thức để nộp đơn ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền
Có 3 phương thức để nộp đơn ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền – Nguồn: Luật Thái An

6. Những điều cần lưu ý khi nộp đơn ly hôn qua đường bưu điện

6.1. Lưu ý liên quan đến xác định ngày nộp đơn

Ngày nhận đơn sẽ được tính dựa trên một trong ba căn cứ sau:

  • Ngày được ghi trên con dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi;
  • Trong trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày nộp đơn ly hôn là ngày gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính;
  • Trong trường hợp không chứng minh được ngày gửi đơn ly hôn qua bưu điện thì ngày nộp đơn ly hôn là ngày Tòa án nhận được đơn do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.

6.2. Những bất cập khi nộp đơn ly hôn qua bưu điện

Bạn cần lưu ý những bất cập khi nộp đơn ly hôn qua bưu điện như sau:

  • Rủi ro mất mát giấy tờ: Nộp đơn ly hôn qua bưu điện có thể dẫn đến mất giấy tờ quan trọng. Kèm theo đơn ly hôn là các giấy tờ khác, trong đó phải có bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Khi gửi hồ sơ qua bưu điện, bưu điện không kiểm tra thành phần bưu phẩm, tài liệu có thể bị thất lạc trong quá trình vận chuyển và gây ra rắc rối lớn.
  • Thiếu sự xác nhận: Không giống như việc trực tiếp nộp tại cơ quan tư pháp, khi nộp qua bưu điện, người gửi có thể khó có được sự xác nhận ngay lập tức rằng đơn của họ đã được nhận và xử lý.
  • Khó khăn trong việc cập nhật thông tin và trao đổi trực tiếp: Nếu có bất kỳ thay đổi hoặc cần cung cấp thêm thông tin cho đơn, việc làm điều này thông qua bưu điện có thể trở nên phức tạp. Nếu cơ quan tư pháp cần thông tin bổ sung hoặc làm rõ một số điểm, việc trao đổi thông tin qua bưu điện có thể làm mất thời gian và gây hiểu lầm.
  • Tiềm ẩn rủi ro bảo mật: Có khả năng thông tin cá nhân và chi tiết nhạy cảm trong đơn ly hôn bị lộ nếu bưu phẩm bị mở hoặc rơi ra khỏi quá trình vận chuyển.
  • Chi phí vận chuyển: Tùy thuộc vào dịch vụ bưu điện.
  • Thời gian chờ đợi lâu hơn: Vì vậy, với công việc trực tiếp, thời gian chờ đợi để biết đơn đã được nhận và xử lý như thế nào có thể dài hơn.
Những khó khăn có thể gặp phải khi nộp đơn ly hôn qua đường bưu điện
Những khó khăn có thể gặp phải khi nộp đơn ly hôn qua đường bưu điện – Nguồn: Luật Thái An

7. Nộp đơn ly hôn bằng hình thức trực tuyến/ nộp đơn ly hôn online như thế nào?

Để áp dụng đúng và thống nhất quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương thức điện tử; ngày 30/12/2016, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP; để hướng dẫn chi tiết.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 16 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP, người nộp đơn có thể truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án và điền đầy đủ nội dung đơn, ký điện tử và gửi đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện phải được gửi đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Tòa án nhân dân tối cao thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao danh sách các Tòa án thực hiện giao dịch điện tử trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

Chính vì thế, khi nộp đơn cần phải thực hiện đăng ký gửi và nhận thông điệp dữ liệu điện tử với Tòa, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được đăng ký, trường hợp đơn hợp lệ Tòa án chấp nhận và thông báo về tài khoản giao dịch để đổi mật khẩu tài khoản giao dịch đã được cấp lần đầu để đảm bảo an toàn, bảo mật. Trường hợp Tòa án không chấp nhận thì sẽ ra thông báo, người nộp đơn liên hệ với Tòa án để được hướng dẫn, hỗ trợ.

a. Điều kiện nộp đơn online:

Theo quy định tại Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP; người khởi kiện, người tham gia tố tụng lựa chọn gửi; và nhận thông điệp dữ liệu với Tòa án phải có các điều kiện sau:

  • Có địa chỉ thư điện tử để gửi và nhận thông điệp dữ liệu điện tử đến và đi từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án;
  • Có chữ ký điện tử được chứng thực bằng chứng thư điện tử đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, công nhận;

b. Các bước nộp đơn ly hôn online

Hai bước nộp đơn ly hôn online gồm:

Bước 1: Người khởi kiện điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn đăng ký, ký điện tử; và gửi đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Bước 2: Tòa án xem xét và cấp tài khoản

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đăng ký, Tòa án gửi thông báo về việc chấp nhận; hoặc không chấp nhận đơn đăng ký qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án vào địa chỉ thư điện tử đã đăng ký.

Trường hợp không được Tòa án chấp nhận; người khởi kiện căn cứ thông báo của Tòa án để hoàn chỉnh thông tin đơn đăng ký hoặc liên hệ với Tòa án để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Trường hợp được Tòa án chấp nhận; người khởi kiện căn cứ vào thông báo của Tòa án về tài khoản giao dịch để đổi mật khẩu tài khoản giao dịch đã được cấp lần đầu để bảo đảm an toàn, bảo mật.

Điều kiện để nộp đơn ly hôn trực tuyến là gì?
Điều kiện để nộp đơn ly hôn trực tuyến là gì? – Nguồn: Luật Thái An

Lưu ý khi nộp đơn ly hôn online:

  • Chỉ thực hiện được nếu Tòa án có thẩm quyền thực hiện giao dịch điện tử.
  • Tài khoản giao dịch điện tử mà Tòa án cấp sẽ hết hiệu lực sử dụng sau 06 tháng kể từ ngày ban hành bản án, quyết định giải quyết vụ án.
  • Đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

8. Nộp đơn ly hôn trực tiếp tại Tòa án

Khi bạn quyết định nộp đơn ly hôn trực tiếp tại tòa án, có một số lưu ý quan trọng bạn cần biết để quá trình diễn ra thuận lợi:

  • Tài liệu cần thiết: Đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ tất cả các tài liệu yêu cầu. Điều này có thể bao gồm giấy tờ như giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, CMND/CCCD và tài liệu liên quan khác.
  • Biết rõ thủ tục: Trước khi nộp đơn, tìm hiểu kỹ lưỡng về quy trình và thủ tục nộp đơn tại tòa án nơi bạn định nộp.
  • Phiếu lệ phí: Một số tòa án có thể yêu cầu bạn thanh toán một khoản phí khi nộp đơn. Đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị sẵn số tiền cần thiết.
  • Đến sớm: Để tránh những sự cố không đáng có hoặc mất thời gian chờ đợi, hãy cố gắng đến tòa án sớm hơn thời gian dự định.
  • Thái độ trung lập: Khi nộp đơn và trao đổi với cán bộ tòa án, duy trì một thái độ trung lập và lịch sự. Tránh để cảm xúc cá nhân can thiệp vào quá trình này.
  • Chuẩn bị tinh thần: Đối mặt với việc ly hôn có thể rất khó khăn về mặt tình cảm. Chuẩn bị tinh thần sẽ giúp bạn giữ vững và không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tình huống.
  • Tư vấn từ luật sư: Trước khi nộp đơn, việc tư vấn từ một luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Xác minh lại tài liệu và lưu giữ bản sao: Trước khi nộp, xem xét kỹ lưỡng tất cả các tài liệu của bạn để đảm bảo rằng không có lỗi hoặc thiếu sót nào. Khi nộp đơn và các tài liệu liên quan, hãy đảm bảo bạn có bản sao của tất cả mọi thứ. Điều này sẽ hữu ích nếu có bất kỳ tranh chấp hoặc vấn đề nào sau này.
  • Thông tin liên lạc: Cung cấp thông tin liên lạc chính xác và đảm bảo bạn luôn cập nhật nếu có bất kỳ thay đổi nào.

Việc nộp đơn ly hôn trực tiếp tại tòa án yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu biết về quy trình. Đảm bảo rằng bạn đã tích cực tìm hiểu và tuân thủ tất cả các quy định và yêu cầu của tòa án.

9. Thời gian giải quyết ly hôn sau khi nộp đơn là bao lâu?

  • Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ như trên thì tòa án tiến hành thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của Điều 53, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Thông thường, Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý hồ sơ và phân cho thẩm phán (lĩnh vực dân sự) phụ trách giải quyết vụ việc trong thời gian khoảng 05 đến 07 ngày làm việc.
  • Tiếp theo, người thẩm phán đó phải tiến hành thủ tục hòa giải giữa các bên (vợ và chồng) theo quy định tại Điều 54, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Thông thường, căn cứ vào số lượng công việc (số lượng án, vụ việc) đã được Chánh án (Người đứng đầu tòa án huyện, quận) giao, người thẩm phán phải tiến hành giải quyết. Tuy nhiên thời hạn giải quyết công việc do chính thẩm phán đó chủ động xử lý theo yêu cầu của vụ việc.

Pháp luật chỉ quy định thời hạn tối đa giải quyết vụ ly hôn là 04 tháng (kể từ ngày nộp đơn, đóng án phí dân sự đầy đủ), đối với những vụ việc có tính phức tạp thì có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Như vậy, Luật quy định thời hạn giải quyết vụ việc là 04 tháng đối với vụ việc thông thường (có quyền gia hạn 02 tháng). Tổng thời gian giải quyết 01 vụ việc không được vượt quá 06 tháng.

10. Những lưu ý trước khi nộp đơn ly hôn

Trước khi nộp đơn ly hôn tại Việt Nam, người nộp đơn cần chú ý đến một số điều kiện tiên quyết quan trọng:

  • Thời gian hôn nhân: Một số quốc gia có quy định về thời gian tối thiểu của cuộc hôn nhân trước khi một cặp vợ chồng có thể nộp đơn ly hôn. Tại Việt Nam, không có quy định cụ thể về thời gian này.
  • Cơ sở ly hôn, lý do ly hôn: Để tòa án chấp nhận xem xét đơn ly hôn, người nộp đơn phải cung cấp lý do chính đáng cho việc chấm dứt cuộc hôn nhân.
  • Địa điểm cư trú: Thường thì ít nhất một trong hai bên phải cư trú hoặc có quốc tịch của quốc gia nơi họ nộp đơn ly hôn.
  • Thỏa thuận về tài sản và con cái: Trong trường hợp các bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản và quyền nuôi dưỡng con cái, việc này sẽ giúp quá trình xét xử diễn ra nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, tòa án vẫn có quyền xem xét và phán đoán dựa trên lợi ích cao nhất của con cái.
  • Thử hòa giải: Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam, trước khi xét xử vụ ly hôn, tòa án có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải giữa các bên. Chỉ khi hòa giải không thành thì tòa mới tiến hành xét xử.
  • Tình trạng sức khỏe tinh thần: Trong một số trường hợp, nếu một trong hai bên bị mất khả năng nhận thức hoặc hành vi, việc ly hôn có thể gặp một số hạn chế, trừ khi việc tiếp tục cuộc hôn nhân gây hại cho bên khác.
  • Thông tin và bằng chứng hỗ trợ: Đối với lý do ly hôn như ngoại tình, bạo lực gia đình, hay việc một bên có hành vi gây hại cho bên còn lại, việc cung cấp thông tin và bằng chứng hỗ trợ sẽ giúp tăng cơ hội cho việc đơn ly hôn được chấp nhận và xét xử.

Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật Thái An về vấn đề nộp đơn ly hôn. Mọi vấn đề liên quan đến ly hôn nên được xem xét dựa trên các quy định của pháp luật và thông qua sự tư vấn của một luật sư hoặc chuyên gia tư vấn pháp lý.

Hãy liên hệ chúng tôi để gặp luật sư tư vấn ly hôn!

Nguyễn Văn Thanh