Trong xu thế Việt Nam hội nhập sâu vào các thị trường quốc tế như ASEAN, EU, WTO… thì ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc việc làm ăn kinh doanh tại Việt Nam. Một trong số đó là việc kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô. Tuy nhiên cần lưu ý đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về trình tự thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh:
Cơ sở pháp lý điều chỉnh là các văn bản pháp luật sau:
- Luật Đầu tư 2014
- Luật Giao thông đường bộ 2008
- Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ
- Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày 26/6/2013
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư
2. Ngành nghề bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô
Nhóm ngành nghề bảo hành, bảo dưỡng xe tô tô gồm các hoạt động sau:
- Sửa chữa phần cơ, phần điện, hệ thống đánh lửa tự động
- Bảo dưỡng thông thường
- Sửa chữa thân xe
- Sửa chữa các bộ phận của ô tô
- Rửa xe, đánh bóng, phun và sơn
- Sửa tấm chắn và cửa sổ
- Sửa ghế, đệm và nội thất ô tô
- Sửa chữa, bơm vá săm, lốp ô tô, lắp đặt hoặc thay thế
- Xử lý chống gỉ
- Lắp đặt, thay phụ tùng và các bộ phận phụ trợ không thuộc công đoạn sản xuất;
Các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô phải thỏa mãn các điều kiện của pháp luật, phải làm thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, cụ thể là:
- Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô của cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu về mặt bằng, trang thiết bị dụng cụ và nhân lực theo quy định.
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô (đối với trường hợp cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu thuê cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện việc bảo hành xe ô tô)
- Có Giấy ủy quyền của nhà sản xuất ô tô về việc bảo hành, bảo dưỡng xe hoặc Giấy xác nhận thỏa mãn tiêu chuẩn cơ sở bảo hành, bảo dưỡng của nhà sản xuất ô tô (nếu có).
3. Nhà đầu tư nước ngoài có được mua phần vốn góp của công ty Việt Nam không?
Điều 24 Luật Đầu tư 2014 quy định:
“1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
2. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này.”
Như vậy thì nhà đầu tư nước ngoài có quyền mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần của công ty Việt Nam, khi tuân thủ các quy định của pháp luật. Việc mua vốn góp hoặc cổ phần được cụ thể hóa tại Luật Đầu tư như sau:
“a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
b) Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.”
Khi góp vốn vào công ty Việt Nam, xẩy ra các tình huống sau liên quan tới tỷ lệ vốn nước ngoài sau khi chuyển nhượng vốn, và liên quan tới ngành nghề kinh doanh. Đó là:
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn không thuộc trường hợp 1 và/hoặc 2 nêu trên
Nếu nhà đầu tư không thuộc trường hợp 1 hoặc 2 nêu trên thì làm thủ tục như đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Nếu nhà đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp 1 và/hoặc 2 nêu trên thì phải xin chấp thuận của Sở Kế hoạch Đầu tư nơi công ty được góp vốn đóng trụ sở, căn cứ Điều 26 Luật Đầu tư 2014.
4. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô
Dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2014, dó đó khi đối tác nước ngoài nếu muốn mua lại phần vốn góp thì phải làm thủ tục xin chấp thuận của Sở Kế hoạch Đầu tư.
Khi tiến hành xin công văn chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của Sở kế hoạch và Đầu tư, nhà đầu tư cần chứng minh năng lực tài chính (thông qua sao kê tài khoản ngân hàng đối với nhà đầu tư là cá nhân hoặc báo cáo tài chính hai năm gần nhất của nhà đầu tư là tổ chức dự kiến mua cổ phần, phần vốn góp). Năng lực tài chính quả Nhà đầu tư thể hiện phải lớn hơn hoặc bằng với số vốn góp nhận chuyển nhượng vào doanh nghiệp Việt Nam.
Lưu ý: Các nhà đầu tư từ các nước ASEAN chỉ được góp vốn không quá 51% theo quy định của Hiệp định đầu tư ASEAN về dịch vụ.
5. Thủ tục nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty bảo hành bảo dưỡng xe ô tô
Thủ tục gồm hai bước là (i) Xin chấp thuận của Sở Kế hoạch Đầu tư nơi công ty kế toán, kiểm toán đặt trụ sở (ii) Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
a. Xin chấp thuận của Sở Kế hoạch đầu tư
Hồ sơ:
Nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau:
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Thủ tục:
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;
- Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện thì Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, theo đó cho phép hoặc không cho phép nhà đầu tư thực hiện việc mua lại vốn góp, cổ phần.
- Trường hợp được chấp thuận, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật.
b. Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Để rõ hơn về thủ tục thay đối Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi chuyển nhượng cổ phần, vốn góp, bạn hãy đọc bài viết:
6. Dịch vụ thực hiện thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp, cổ phần của công ty Việt Nam:
Công ty Luật Thái An có thể thay mặt nhà đầu tư nước ngoài thực hiện toàn bộ thủ tục mua lại phần vốn góp, cổ phần của công ty Việt Nam. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm các nội dung sau:
- Tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài
- Xin công văn chấp thuận của Sở Kế hoạch Đầu tư
- Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bạn có thể tham khảo bảng giá dịch vụ tại Bảng giá dịch vụ thủ tục đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Luật Thái An cam kết giá dịch vụ cạnh tranh nhất, với dịch vụ chuyên nghiệp, trọn gói, hiệu quả – khách hàng hoàn toàn yên tâm!
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!
- Luật sư bảo vệ thành công vụ án tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ ông cha để lại - 11/10/2023
- Hợp đồng thuê căn hộ chung cư - 08/07/2023
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.