Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là gì ?

Tại Việt Nam, các hình thức đầu tư nước ngoài đa dạng. Mỗi hình thức đều có những quy định, lợi ích và nghĩa vụ riêng biệt, nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích đầu tư nước ngoài, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.

1. Thế nào là các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ?

Khi nhà đầu tư nước ngoài có kế hoạch đầu tư vào làm ăn kinh doanh tại Việt Nam thì họ phải tuân thủ quy định của pháp luật nước sở tại. Pháp luật Việt Nam quy định các hình thức đầu tư nước ngoài nhất định theo đó nền kinh tế có thể tiếp nhân vốn đầu tư từ nước ngoài. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài muốn làm ăn ở Việt Nam thì họ phải đầu tư dưới các hình thức đó mà thôi, không được đầu tư dưới bất kỳ hình thức khác.

2. Cơ sở pháp lý quy đinh các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Cơ sở pháp lý quy định là các văn bản pháp luật sau đây:

3. Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là gì ?

a. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách thành lập tổ chức kinh tế:

Luật Đầu tư cho phép nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Yêu cầu này áp dụng đối với các tổ chức kinh tế sau:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 1) và 2) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của nhà đầu tư nước ngoài

Khác với các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện thành lập tổ chưc kinh tế phải đáp ứng hai điều kiện sau:

  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài không được thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh 2 nhóm ngành nghề sau: Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường; Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
  • Trước khi thành lập tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp đầu tư vào các tổ chức/doanh nghiệp sau:

  • công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán
  • các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu
  • các trường hợp khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

b. Hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài bằng cách góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài là:

  • Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  • Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH để trở thành thành viên góp vốn
  • Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn
  • Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp trên.
  • Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh;

Lưu ý:

  • Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Để có thêm thông tin cụ thể về ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài, bạn vui lòng đọc bài Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài.
  • Trường hợp bằng việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở thì phải làm thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Các hình thức đầu tư nước ngoài là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Các hình thức đầu tư nước ngoài là vấn đề được nhiều người quan tâm. – ảnh minh hoạ: internet

c. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác công tư (PPP)

Khi đầu tư theo hình thức đối tác công tư, nhà đầu tư ký kết hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư của Việt Nam để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công, ví dụ dự án xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

Do đây là những dự án lớn và quan trọng nên nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt như sau:

  • Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án
  • Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư. Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được xác định theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:
    • Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 15% của phần vốn này;
    • Đối với phần vốn trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10% của phần vốn này.

Ngoài ra, bản thân dự án hợp tác công tư này phải thỏa mãn nhiều điều kiện khác như:

  • Dự án phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và địa phương;
  • Dự án phải có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư;
  • Dự án phải có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng;
  • Dự án phải có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và một số dự án trong lĩnh vực nông nghiệp;.

d. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách tham gia hợp đồng BCC

Khi thực hiện đầu tư bằng cách tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, nhà đầu tư góp vốn và phân chia lợi nhuận với đối tác Việt Nam mà không thành lập tổ chức kinh tế. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Để thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Hợp đồng BBC phải được lập thành văn bản, nội dung của hợp đồng BBC là những thỏa thuận hợp tác kinh doanh bao gồm các các thỏa thuận cùng góp vốn kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro. Các bên tham gia hợp đồng BCC tự thành lập Ban điều phối để thực hiện hợp đồng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều phối do các bên tự thỏa thuận.

 

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Xin lưu ý là sau thời điểm chúng tôi viết bài này, luật pháp đã có thể thay đổi các quy định liên quan, do vậy bạn nên gọi điện tới Tổng đài tư vấn đầu tư nước ngoài. Luật sư sẽ tư vấn trực tiếp và chính xác nhất về tất cả các vấn đề đầu tư nước ngoài.

Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh chịu hậu quả theo quy định của pháp luật. Để được tư vấn một cách đầy đủ, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo dịch vụ của chúng tôi, hay xem bài viết Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của Luật Thái An.

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh