Bồi thường đất đai là vấn đề nóng bỏng và thường gây ra tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện. Dù pháp luật đất đai đã có những quy định rõ ràng nhưng việc áp dụng pháp luật còn chưa thống nhất cũng như người dân còn hiểu sai về các quy định này. Nếu thấy bồi thường đất chưa đúng thì người dân có thể khiếu nại. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về thủ tục khiếu nại bồi thường đất đai.
1. Căn cứ pháp lý điều chỉnh quy định về khiếu nại bồi thường đất đai
Căn cứ pháp lý điều chỉnh quy định về khiếu nại bồi thường đất đai là các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật Đất đai năm 2013;
- Luật Khiếu nại 2011;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
- Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
2. Khiếu nại bồi thường đất đai là gì?
Khiếu nại là việc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của mình.
Khiếu nại bồi thường đất đai là việc khiếu nại đối với các quyết định, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước liên quan tới bồi thường đất đai.
3. Ai có quyền khiếu nại bồi thường đất đai?
Người có quyền khiếu nại bồi thường đất đai là những đối tượng sau:
- Người sử dụng đất
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất như người được nhận tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, khi người khiếu nại không thể tự thực hiện được việc khiếu nại thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại:
- Đối với người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì có thể thực hiện việc khiếu nại qua người đại diện theo pháp luật của họ.
- Đối với người khiếu nại vì lý do sức khỏe (ốm đau, già yếu,…) mà không thể tự thực hiện việc khiếu nại thì có thể ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.
- Đối với mọi trường hợp có thể ủy quyền cho luật sư để thực hiện việc khiếu nại.

4. Khiếu nại bồi thường đất đai cần những điều kiện gì?
Để thực hiện việc khiếu nại bồi thường đất đai thì cần chú ý đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại (nói cách khác là chủ thể khiếu nại);
- Đối tượng khiếu nại (quyết định hành chính và hành vi hành chính) xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp được pháp luật thừa nhận và có căn cứ cụ thể;
- Việc khiếu nại chưa thực hiện việc khởi kiện ra Tòa án và chứ được tòa án thụ lý giải quyết;
- Đáp ứng thời hiệu, thời hạn khiếu nại theo quy định của pháp luật.
- Đối với việc thực hiện khiếu nại lần hai thì cần phải có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Thời hiệu khiếu nại bồi thường đất đai như thế nào?
Theo Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Như vậy, trong vòng 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thì người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quá 90 ngày người khiếu nại vẫn có thể thực hiện được quyền khiếu nại bởi các lý do như ốm đau, thiên tai, chiến tranh, đi học tập và công tác ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
6. Thời hạn giải quyết khiếu nại bồi thường đất đai được quy định như thế nào?
a. Trường hợp khiếu nại bồi thường đất đai lần đầu:
Theo quy định của Luật Khiếu nại 2011, những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thực hiện việc giải quyết trong thời gian không quá 30 ngày. Ở khu vực khó khăn tổng việc đi lại, vùng sâu, vùng xa thì thời hạn giải quyết này được quy định là không quá 45 ngày.
Đối với vụ việc có tính chất phức tạp (khó khăn trong vấn đề giải quyết, thu thập thông tin, xác minh mất nhiều thời gian) thì thời hạn này sẽ được gia hạn thêm không quá 15 ngày
b. Trường hợp khiếu nại bồi thường đất đai lần hai:
Những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thực hiện việc giải quyết khiếu nại lần hai trong thời gian không quá 45 ngày. Ở khu vực khó khăn trong việc đi lại, vùng sâu, vùng xa thì thời hạn giải quyết này được quy định là không quá 60 ngày.
Đối với vụ việc có tính chất phức tạp, điều kiện giải quyết khó khăn (khó khăn trong vấn đề giải quyết, thu thập thông tin, xác minh mất nhiều thời gian) thì thời hạn này sẽ được gia hạn thêm không quá 15 ngày và 10 ngày đối với vùng sâu, vùng xa.
7. Hình thức khiếu nại bồi thường đất đai
Căn cứ theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011, việc khiếu nại về đất đai được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải đầy đủ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật khiếu nại 2011.
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì sẽ được hướng dẫn để viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại sẽ ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như trường hợp khiếu nại bằng đơn.
8. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại bồi thường đất đai
Nếu việc thu hồi đất do UBND cấp huyện quyết định thì chủ tịch UBND huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại lần đầu đến bộ phận một cửa của UBND huyện. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch UBND huyện thì người khiếu nại khiếu nại lần hai tới chủ tịch UBND tỉnh hoặc khởi kiện hành chính.
Nếu việc thu hồi đất do UBND cấp tỉnh quyết định thì chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại lần đầu đến bộ phận một cửa của UBND tỉnh. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch UBND tỉnh thì người khiếu nại khiếu nại lần hai tới Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
9. Trình tự giải quyết khiếu nại bồi thường đất đai
Bước 1: Nộp đơn khiếu nại bồi thường đất đai và thụ lý:
Người khiếu nại nộp đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) tới cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết để tiếp nhận. Trường hợp người khiếu nại nộp đơn tới cơ quan, người không có thẩm quyền giải quyết thì sẽ bị từ chối tiếp nhận đơn và sẽ được hướng dẫn nộp đơn tới nơi có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Người có thẩm quyền thụ lý giải quyết phải thụ lý và thông báo về việc thụ lý giải quyết tới người khiếu nại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn khiếu nại. Nếu không thụ lý thì cần trả lời rõ ràng lý do cho người khiếu nại được biết.
Bước 2. Xác minh nội dung khiếu nại bồi thường đất đai
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tiến hành xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung đơn khiếu nại:
- Nếu nội dung đơn khiếu nại bồi thường đất đai là đúng thì phải giải quyết ngay.
- Nếu nội dung đơn khiếu nại và kết quả xác minh khác nhau thì phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại để làm rõ.
Bước 3. Tổ chức đối thoại trong khiếu nại bồi thường đất đai
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại và việc đối thoại phải được lập thành biên bản. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Bước 4. Ra quyết định giải quyết khiếu nại bồi thường đất đai
Căn cứ và kết quả xác minh, kết quả đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Bước 5: Gửi kết quả giải quyết khiếu nại bồi thường đất đai
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và các cơ quan khác theo quy định tại điều 30 của Luật Khiếu nại 2011.
Sau khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Trên đây là phần tư vấn về Thủ tục khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!
10. Dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở của Luật Thái An
Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về đất đai là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các tình huống liên quan tới đất đai, nhà ở. Bãn hãy xem bài viết Dịch vụ tư vấn đất đai của Luật Thái An.
Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới nhà ở, đất đai thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Bạn có thể tham khảo bài viết Khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai của chúng tôi.
HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!
Tác giả bài viết:
Luật sư Đàm Thị Lộc
- Luật sư bảo vệ thành công vụ án tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ ông cha để lại - 11/10/2023
- Hợp đồng thuê căn hộ chung cư - 08/07/2023
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.