Từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

Thừa kế là một vấn đề nhận được sự quan tâm của phần đông người dân trong xã hội bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của họ. Khi được chia thừa kế, ngoài việc là quyền cũng là nghĩa vụ với nghĩa vụ tài sản của người đã mất nên có trường hợp từ chối nhận di sản thừa kế. Để làm rõ các quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề này, Công ty Luật Thái An với sứ mệnh đem lại công bằng, phổ biến pháp luật đến người dân, bằng kinh nghiệm lâu năm xin được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc từ chối nhận di sản thừa kế:

Cơ sở pháp lý điều chỉnh từ chối nhận di sản thừa kế là các văn bản pháp lý sau đây:

2. Từ chối nhận di sản thừa kế là gì?

Di sản thừa kế là phần tài sản được người sở hữu định đoạt lại cho cá nhân, tổ chức sau khi người sở hữu chết theo di chúc hoặc theo pháp luật. Kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

===>>> Xem thêm: “Tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế không ?”.

Các quyền phát sinh có thể là quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế, quyền nhận thừa kế,…và một trong số đó là quyền từ chối nhận di sản thừa kế. Quyền từ chối nhận di sản thừa kế có thể được coi là một trong những quyền định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật dân sự.

Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

…Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.…

Như vậy, cá nhân/ tổ chức có quyền thừa kế di sản của người để lại di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật đều có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp cá nhân/ tổ chức này từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản với người khác.

===>>> Xem thêm: Nghĩa vụ trả nợ của người thừa kế và người được di tặng tài sản thừa kế

Không được từ chối di sản thừa kế nhằm trốn tránh nghĩa vụ
Không được từ chối nhận di sản thừa kế nhằm trốn tránh nghĩa vụ – Nguồn ảnh minh họa: Internet

3. Hình thức từ chối nhận di sản thừa kế phải là văn bản:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 620 Bộ luật dân sự 2015, việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được lập thành văn bản và được gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản. Như vậy, việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được thể hiện dưới dạng văn bản và theo quy định này, văn bản từ chối nhận di sản không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

===>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp thừa kế

4. Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế như thế nào?

Người thừa kế có nguyện vọng từ chối nhận di sản thừa kế thực hiện theo trình tự dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế

Người từ chối nhận di sản thừa kế chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Dự thảo văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có cam kết việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản (nếu có);
  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có chứng thực); sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực); sổ tạm trú; … của người từ chối nhận di sản thừa kế;
  • Di chúc (bản sao có chứng thực) trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực);
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng (bản sao có chứng thực) hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản (bản sao có chứng thực).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, tài liệu trên thì người từ chối di sản sẽ nộp tại tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng).

Bước 2:  Tiếp nhận và xử lý yêu cầu công chứng

  • Công chứng viên kiểm tra hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế.
    • Trường hợp hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra và giải thích quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc từ chối. Đồng thời sẽ kiểm tra dự thảo (nếu có) hoặc soạn dự thảo văn bản từ chối. Sau khi đọc lại dự thảo, người yêu cầu công chứng sẽ được hướng dẫn ký vào từng trang của văn bản;
    • Trường hợp hồ sơ không đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra và thông báo bổ sung giấy tờ theo quy định. Trong trường hợp yêu cầu từ chối không thể thực hiện được, Công chứng viên sẽ trả lại hồ sơ và giải thích rõ lý do.
  • Người từ chối nhận di sản thực hiện ký lên văn bản từ chối di sản thừa kế trước mặt công chứng viên, trường hợp văn bản có 02 trang thì phải ký đầy đủ cả 02 trang.
  • Trường hợp người từ chối nhận di sản không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.
  • Công chứng viên thực hiện chứng thực cho văn bản từ chối nhận di sản. 

Bước 3: Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế

  • Người từ chối nhận di sản thừa kế tiến hành đóng phí và thù lao công chứng.
  • Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế.

5. Hình thức từ chối nhận di sản thừa kế phải là văn bản công chứng ?

Một câu hỏi đặt ra là mặc dù không bắt buộc công chứng, chứng thực nhưng giá trị pháp lý của văn bản từ chối nhận di sản không có công chứng, chứng thực so với văn bản có công chứng, chứng thực khác nhau như thế nào. Về bản chất, pháp luật không có yêu cầu bắt buộc công chứng, chứng thực, văn bản từ chối nhận di sản không có công chứng, chứng thực vẫn có hiệu lực pháp lý.

===>>> Xem thêm: Thủ tục lập di chúc và tư vấn thừa kế tại cơ quan công chứng

Tuy nhiên, người từ chối nhận di sản hoàn toàn có quyền yêu cầu công chứng loại văn bản này để nhằm đảm bảo chắc chắn giá trị pháp lý cho văn bản. Quyền yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản được quy định tại Điều 59 Luật Công chứng năm 2014 như sau:

Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản

Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

Trên thực tế, khi xảy ra tranh chấp, nếu tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định với văn bản từ chối nhận di sản không có công chứng, chứng thực sẽ mất nhiều chi phí, thời gian, công sức, trình tự, thủ tục xác minh, yêu cầu giám định phức tạp hơn nhiều so với văn bản từ chối nhận di sản có công chứng, chứng thực.

Do đó, khách hàng được khuyến khích nên yêu cầu công chứng/ chứng thực theo quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị pháp lý, hiệu lực thi hành của văn bản từ chối nhận di sản trong thực tiễn.

===>>> Xem thêm: Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

5. Thời điểm được từ chối nhận di sản thừa kế

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, việc từ chối nhận di sản phải thể hiện trước thời điểm phân chia di sản, tức là thời điểm được từ chối nhận di sản thừa kế là trước thời điểm phân chia di sản thừa kế.

Bộ luật dân sự 2005 quy định thời hạn từ chối nhận di sản thừa kế là “sáu tháng kể từ thời điểm mở thừa kế”. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự năm 2015 đã mở rộng thời hạn từ chối nhận di sản. Theo đó, việc từ chối chỉ cần thực hiện trước thời điểm phân chia di sản. 

Quy định hiện tại là phù hợp bởi quy định trước đây đã giới hạn thời hạn từ chối nhận di sản quá ngắn bởi trên thực tế có nhiều trường hợp việc phân chia di sản diễn ra rất lâu sau khi bắt đầu tính thời điểm thừa kế và sau khi người thân mất, nhiều người thừa kế vẫn còn đang trong tình trạng “tang gia bối rối” dẫn đến việc có thể bỏ qua thời hạn từ chối nhận di sản.

===>>> Xem thêm: Cách lập di chúc

6. Tóm lược tư vấn về vấn đề từ chối nhận di sản thừa kế

Như vậy, theo pháp luật hiện hành, người từ chối nhận di sản cần thể hiện việc từ chối nhận di sản thừa kế bằng văn bản và nên yêu cầu công chứng, chứng thực văn bản đó để đảm bảo giá trị pháp lý cho văn bản. Ngoài ra, khi muốn từ chối nhận di sản thừa kế, người từ chối cần thông báo cho những người liên quan trước thời điểm phân chia thừa kế để đảm bảo về mặt thời hạn cho quyền từ chối này.

===>>>> Xem thêm: Các trường hợp thừa kế theo pháp luật

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề từ chối nhận di sản thừa kế. Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý. Luật sư sẽ luôn đồng hành hỗ trợ.

7. Dịch vụ tư vấn thừa kế và di chúc của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ tư vấn về thừa kế, di chúc là rất khôn ngoan. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ với những đồng người thừa kế khác, hoặc với những người thừa kế của bạn trong tương lai. Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật thừa kế của Luật Thái An để được tư vấn cụ thể.

===>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn luật thừa kế

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới thừa kế, di chúc thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

===>>> Xem thêm: Khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói