Đơn kiện tranh chấp đất đai

Trong quan hệ đời sống hàng ngày khó có thể tránh khỏi mâu thuẫn, tranh chấp dẫn tới kiện cáo, có hành vi ứng xử không phù hợp. Nhất là trong tranh đất đất đai, khi không thể hòa giải được mâu thuẫn thì chỉ còn cách làm đơn kiện tranh chấp đất đai gửi lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Việc kiện cáo chỉ nên là sự lựa chọn cuối cùng bởi sẽ rất phức tạp và tốn kém chi phí, thời gian. Nếu bạn có nhu cầu này, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với Luật Thái An để được giúp đỡ.

1. Cơ sở pháp lý quy định đơn kiện tranh chấp đất đai

Cơ sở pháp lý quy định đơn kiện tranh chấp đất đai là:

2. Quy định về chủ thể làm đơn kiện tranh chấp đất đai

Nếu không tuân thủ các quy định của pháp luật về chủ thể làm đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thì đơn kiện tranh chấp đất đai sẽ không được chấp nhận.

  • Đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn kiện tranh chấp đất .
  • Đối với cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn kiện tranh chấp đất đai.
  • Đối với cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật) có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn kiện tranh chấp đất đai.
  • Nếu các cá nhân nói trên không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn kiện tranh chấp đất đai và phải có người làm chứng. 
Quy định về chủ thể làm đơn kiện tranh chấp đất đai
Quy định về chủ thể làm đơn kiện tranh chấp đất đai – Nguồn: Luật Thái An

Bạn cần lưu ý rằng dù tự làm đơn kiện tranh chấp đất đai hay nhờ người khác làm hộ thì tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

3. Mẫu đơn kiện tranh chấp đất đai

Mẫu đơn kiện tranh chấp đất đai cũng được dựa trên mẫu đơn khởi kiện dân sự chung.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                 ……, ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

                    Kính gửi: Toà án nhân dân ……………………………………

Người khởi kiện: ………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: ……………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có) ………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)  ……………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:

……………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………..

Người làm chứng: (nếu có)……………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: …………………………

  1. Giấy tờ về quyền sở hữu đất và/hoặc nguồn gốc đất, có thể là:
    • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    • Giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trước ngày 15/10/1993
    • Giấy tờ về thừa kế, tặng cho đất
    • Giấy tờ chuyển nhượng đất trước 15/10/1993 nay được UBND cấp xã xác nhận việc mua bán chuyển nhượng trước 15/10/1993
    • Giấy tờ thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất
    • Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp
    • Một trong các giấy tờ nêu trên mà ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ chuyển nhượng nhưng đã thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định của pháp luật trước ngày 1/7/2014
    • Bản án hoặc quyết định của Toà án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
    • Văn bản của UBND cấp xã xác nhận, ý kiến của cơ quan quản lý đất có tranh chấp, sơ đồ, trích lục bản đồ thửa đất tranh chấp
  2. Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân đối với cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với pháp nhân.
  3. Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp khi tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất chưa được cấp sổ đỏ.
  4. Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm: Các chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, hoặc lợi ích liên quan đến quyền quản lý, sử dụng đất bị xâm phạm….

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)  ……………………………………………………………..

                                                                                        Người khởi kiện

4. Nộp đơn kiện tranh chấp đất đai ở đâu?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật nếu có tranh chấp đất đai, cụ thể là tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì trước tiên phải hòa giải tại UBND xã nơi có đất.

Nếu hoà giải tại UBND xã không thành thì mới nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất  tranh chấp. Việc nộp đơn kiện tranh chấp đất đai đúng thẩm quyền có ý nghĩa quan trọng trong việc đơn kiện tranh chấp đất đai của bạn của được thụ lý hay không.

 

Nộp đơn kiện tranh chấp đất đai ở đâu?
Nộp đơn kiện tranh chấp đất đai ở đâu? – Nguồn: Luật Thái An

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành….

5. Thủ tục nhận đơn kiện tranh chấp đất đai

Việc nộp đơn kiện tranh chấp đất đai sẽ được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo người làm đơn lựa chọn để thuận tiện nhất cho mình. Vì vậy, việc thụ lý đơn kiện tranh chấp đất đai cũng phải tùy từng phương thức nộp đơn của người khởi kiện.

Trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Tòa án thì Tòa án ghi ngày, tháng, năm người khởi kiện nộp đơn vào sổ nhận đơn. Ngày khởi kiện được xác định là ngày nộp đơn.

Trường hợp đương sự gửi đơn đến Tòa án qua bưu điện thì Tòa án ghi ngày, tháng, năm nhận đơn do bưu điện chuyển đến vào sổ nhận đơn và ngày, tháng, năm đương sự gửi đơn theo ngày, tháng, năm có dấu bưu điện nơi gửi đơn. Phong bì có dấu bưu điện phải được đính kèm đơn khởi kiện. Ngày khởi kiện được xác định là ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện trên phong bì, thì Tòa án phải ghi chú trong sổ nhận đơn là “không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện”. Trong trường hợp này, ngày khởi kiện được xác định là ngày Tòa án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến.

Tòa án phải ghi (hoặc đóng dấu nhận đơn có ghi) ngày, tháng, năm nhận đơn vào góc trên bên trái của đơn khởi kiện.

Ngay sau khi nhận được đơn kiện tranh chấp đất đai, việc phân công người xem xét đơn khởi kiện tranh chấp đất đai được thực hiện.

 

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi đơn kiện tranh chấp đất đai. Từ khi viết bài này các quy định của pháp luật đã có thể thay đổi. Nên để được tư vấn chính xác nhất, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Thái An.

6. Dịch vụ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Công ty luật Thái An

Bạn có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ khởi kiện tranh chấp đất đai trọn gói hoặc chỉ một vài hạng mục công việc. Các luật sư giàu kinh nghiệm của Công ty luật Thái An sẽ thực hiện công việc theo quy trình chuẩn mực nhằm tiết kiệm chi phí và giảm tối đa thời gian thực hiện thủ tục cho khách hàng. Do vậy, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Công ty Luật Thái An cung cấp Dịch vụ khởi kiện tranh chấp đất đai với nhiều ưu điểm là trọn gói, hiệu quả và chi phí rất hợp lý.

Nguyễn Văn Thanh