Thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập như thế nào ?

Trẻ nhỏ trong những năm đầu đời cần được tiếp cận với một môi trường giáo dục chất lượng để phát triển toàn diện. Đáp ứng nhu cầu này, việc thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập là một lựa chọn lý tưởng cho các phụ huynh muốn đảm bảo con mình được hưởng nền giáo dục chuyên nghiệp trong giai đoạn mầm non. Tuy nhiên, để thành lập một nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo độc lập không chỉ đòi hỏi tâm huyết mà còn cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt, từ kế hoạch kinh doanh, trang thiết bị đến giấy phép pháp lý.

Cùng tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan đến nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập qua bài viết dưới đây của Công ty tư vấn luật.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập là các văn bản pháp lý sau đây:

  • Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 sau đây gọi là Luật Giáo dục năm 2019;
  • Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
  •  Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017;
  • Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2024 ban hành Hệ thống ch tiêu thống kê ngành giáo dục;
  • Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT
  • Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT quy định về Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục

2. Nhóm trẻ là những trẻ em trong độ tuổi bao nhiêu? Lớp mẫu giáo là những trẻ em có độ tuổi bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

1. Trẻ em đ­ược tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.

a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:

– Nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ em;

– Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ em;

– Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ em;

Theo đó, nhóm trẻ là những trẻ em trong độ tuổi từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi.

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 15 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

1. Trẻ em đ­ược tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.

b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số lượng trẻ em tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:

– Lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi: 25 trẻ em;

– Lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi: 30 trẻ em;

– Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi: 35 trẻ em.

Theo đó, đối với độ tuổi trẻ em lớp mẫu giáo là những trẻ từ 03 tuổi đến 06 tuổi.

3. Điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được quy định như thế nào?

a. Điều kiện về cơ sở vật chất

Căn cứ vào quy định tại Điều 10 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2018) như sau:

  • Có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định.
  • Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em an toàn; diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em; những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em.
  • Trang thiết bị đối với một nhóm trẻ độc lập:
    • Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Chiếu hoặc thảm ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn để ngủ, dụng cụ đựng nước uống, đồ dùng, đồ chơi và giá để, giá để khăn và ca, cốc, có đủ bô đi vệ sinh và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi – tập có chủ đích;
    • Tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
  • Có trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo độc lập:
    • Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ em ngồi (đặc biệt đối với trẻ em 05 tuổi): một bàn và hai ghế cho hai trẻ em; một bàn, một ghế và một bảng cho giáo viên; đồ dùng, đồ chơi và giá để; bình đựng nước uống, nước sinh hoạt; tài liệu cho hoạt động chơi và học có chủ đích. Đối với lớp bán trú: Có chiếu hoặc giường nằm, chăn, gối, màn, quạt;
    • Tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ em; sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ em trong ngày; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
thành lập nhóm trẻ
Quy định pháp luật về điều kiện đối với trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo độc lập – Nguồn: Luật Thái An

Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ em tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em của phụ huynh và phải đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã, bảo đảm các điều kiện đăng ký hoạt động như sau:

  • Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 trẻ em;
  • Người chăm sóc trẻ em có đủ sức khỏe, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định;
  • Cơ sở vật chất phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu như sau: Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có diện tích tối thiểu là 15 m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát; có đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ em; có đủ đồ dùng và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em; có đủ nước uống và nước sinh hoạt cho trẻ em hàng ngày; có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ em; có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ em.

b. Điều kiện về người thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giao độc lập

Căn cứ vào quy định tại Điều 11 Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT thì chủ cơ sở là cá nhân hoặc cá nhân đại diện cho tổ chức đứng tên xin phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập, phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Phẩm chất, đạo đức tốt;
  • Dưới 65 tuổi;
  • Sức khỏe tốt;
  • Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

5. Hồ sơ, thủ tục thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thế nào?

Nội dung về thủ tục thành lập được nêu tại Điều 11 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP) như sau:

5.1. Thẩm quyền

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

5.2. Hồ sơ

Hồ sơ xin cấp phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập gồm:

  • Tờ trình đề nghị cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
  • Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật;
  •  Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ em.

5.3. Trình tự thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Trình tự thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập như sau:

  • Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ như trên đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân nếu hồ sơ đúng quy định thì có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi UBND cấp xã nêu rõ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đủ hay không đủ điều kiện thành lập;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND cấp xã có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu chưa quyết định thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do.
thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Trình tự, thủ tục thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập – Nguồn: Luật Thái An

6. Đặt tên và làm biển nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập như thế nào?

Tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập như sau: – Nhóm trẻ độc lập/lớp mẫu giáo độc lập + tên riêng của nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập. Ví dụ: Nhóm trẻ độc lập Anh Đào hoặc Lớp mẫu giáo độc lập Hoa Sen.

Tên sẽ phải ghi trên quyết định thành lập, in trên biển tên và các giấy tờ khác có liên quan.

Tên riêng phải rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu lầm; phù hợp văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và không trùng với tên riêng của các cơ sở giáo dục mầm non khác trên cùng địa bàn cấp xã.

7. Sự cần thiết sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn thành lập nhóm trẻ, trường mẫu giáo độc lập

Việc thành lập một nhóm trẻ hoặc trường mẫu giáo độc lập đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Trong quá trình này, sự hỗ trợ từ dịch vụ luật sư tư vấn trở nên cực kỳ cần thiết, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho những ai muốn bước chân vào lĩnh vực giáo dục mầm non. Dưới đây là một số lý do chi tiết giải thích tại sao cần sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn trong quá trình này:

  • Hiểu biết sâu rộng về pháp luật kinh doanh: Luật sư chuyên về giáo dục và thành lập doanh nghiệp có kiến thức sâu rộng về các quy định pháp lý liên quan. Họ sẽ giúp bạn nắm rõ các điều khoản pháp luật cần thiết để thành lập và vận hành một nhóm trẻ hay trường mẫu giáo một cách hợp pháp. Điều này bao gồm việc xin cấp giấy phép, tuân thủ các quy định an toàn, và đảm bảo các tiêu chuẩn giáo dục.
  • Chuẩn bị hồ sơ pháp lý: Quá trình xin cấp phép và các thủ tục pháp lý thường phức tạp và đòi hỏi nhiều loại giấy tờ. Luật sư sẽ hỗ trợ bạn chuẩn bị hồ sơ một cách chính xác và đầy đủ, giảm thiểu rủi ro bị từ chối hay chậm trễ do thiếu sót trong giấy tờ. Họ cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ những giấy tờ nào là cần thiết và cách thức nộp chúng đúng quy định.
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh: Trong quá trình thành lập và vận hành, có thể xuất hiện nhiều vấn đề pháp lý phát sinh mà bạn không lường trước được. Luật sư sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề này một cách hiệu quả, đảm bảo rằng mọi hoạt động của nhóm trẻ hoặc trường mẫu giáo đều diễn ra suôn sẻ và tuân thủ pháp luật.
  • Bảo vệ quyền lợi pháp lý: Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn giúp bảo vệ quyền lợi pháp lý của bạn và cơ sở giáo dục. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc khiếu nại, luật sư sẽ đại diện và bảo vệ bạn trước pháp luật, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra.
  • Tư vấn về Hợp đồng và thỏa thuận: Luật sư sẽ giúp bạn soạn thảo hợp đồng và thỏa thuận liên quan, chẳng hạn như hợp đồng thuê mặt bằng, hợp đồng lao động với giáo viên và nhân viên, và các thỏa thuận hợp tác khác. Điều này đảm bảo rằng các hợp đồng này đều bảo vệ quyền lợi của bạn và tuân thủ các quy định pháp luật.

8. Kết Luận

Sự cần thiết của việc sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn khi thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập là không thể phủ nhận. Họ không chỉ giúp bạn hiểu rõ các quy định pháp lý mà còn đảm bảo mọi thủ tục và hoạt động diễn ra một cách suôn sẻ và hợp pháp. Với sự hỗ trợ từ luật sư, bạn có thể yên tâm tập trung vào việc xây dựng một môi trường giáo dục chất lượng và an toàn cho trẻ em, đồng thời bảo vệ quyền lợi pháp lý và uy tín của mình trong ngành giáo dục mầm non.

 

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ THÀNH LẬP NHÓM TRẺ, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP

Đàm Thị Lộc