10 quy định về giấy phép kinh doanh vận tải cần biết

Ở Việt Nam, vận tải đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa và con người. Giấy phép kinh doanh vận tải là yêu cầu pháp lý thiết yếu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn quy trình xin giấy phép kinh doanh vận tải tại Việt Nam, phác thảo các điều kiện cần thiết để xin giấy phép và giải thích những lợi ích khi có được giấy phép này.

1.Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về giấy phép kinh doanh vận tải

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về giấy phép kinh doanh vận tải là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?

Giấy phép kinh doanh vận tải là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép một đơn vị kinh doanh hợp pháp trong lĩnh vực kinh doanh vận tải tại Việt Nam. Giấy phép này áp dụng đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ.

Giấy phép này đóng vai trò là sự công nhận chính thức rằng một doanh nghiệp tuân thủ mọi yêu cầu pháp lý, đảm bảo rằng doanh nghiệp đó có thể hoạt động hợp pháp và cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải hành khách và hàng hóa.

Giấy phép kinh doanh vận tải không chỉ quan trọng để hoạt động trong khuôn khổ pháp lý mà còn để tạo dựng lòng tin với khách hàng và đối tác kinh doanh. Nếu không có giấy phép này, doanh nghiệp sẽ không thể vận chuyển hàng hóa và hành khách hợp pháp, có khả năng phải đối mặt với các hình phạt hoặc đình chỉ hoạt động.

3. Khi nào được xem là hoạt động kinh doanh vận tải/ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ?

Theo khoản 5 Điều 56 Luật Đường bộ 2024 quy định:

Điều 56. Hoạt động vận tải đường bộ

5. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ gồm kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ là việc tổ chức, cá nhân thực hiện ít nhất một trong các công đoạn gồm: điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải để vận tải hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi, trừ các hoạt động vận tải nội bộ được quy định tại khoản 12 Điều này.

Như vậy, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm (i) kinh doanh vận tải hành khách và (ii) kinh doanh vận tải hàng hóa, theo đó, các cá nhân, tổ chức thực hiện ít nhất một trong các công đoạn sau:

  • Quyết định giá cước vận tải để vận tải hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Lưu ý: Các hoạt động vận tải nội bộ không kinh doanh, không thu tiền cước, chi phí vận tải được tính vào chi phí quản lý, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ của người vận tải thì không được coi là kinh doanh vận tải

Cũng theo khoản 6 Điều 56 Luật Đường bộ 2024, các hình thức kinh doanh vận tải ô tô bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
  • Kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
  • Loại hình kinh doanh vận tải hành khách mới theo quy định của Chính phủ.

4. Đơn vị kinh doanh vận tải gồm những đối tượng nào?

Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm:

  • Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải;
  • Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác và được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải;
  • Hộ kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải.

Đối với vận tải đường bộ quốc tế, đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải; tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác và được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải.

5. Giấy phép kinh doanh vận tải bao gồm những nội dung gì?

Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 158/2024/NĐ-CP thì nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ bao gồm:

  •  Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;
  •  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;
  •  Người đại diện theo pháp luật;
  •  Các hình thức kinh doanh;
  •  Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh;
  •  Khu vực in QR code, lưu trữ thông tin điện tử của giấy phép kinh doanh vận tải.

6. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải?

Theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 158/2024/NĐ-CP thì Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

7. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Từ ngày 01/01/2025, hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện theo Điều 13, Điều 14 Nghị định 158/2024/NĐ-CP, cụ thể:

7.1. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải đối với kinh doanh vận tải hành khách

Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp

Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với cá nhân, tổ chức hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.

giấy phép kinh doanh vận tải
Việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải theo theo quy định mới nhất – Nguồn: Luật Thái An

Phải lắp thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe

Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, xe ô tô kinh doanh vận tải khi tham gia phương tiện giao thông phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

Xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.

Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, đáp ứng đồng thời 02 điều kiện sau:

  • Có sức chứa từ 08 chỗ trở lên (không kể cả người lái).
  • Có niên hạn sử dụng: Không quá 15 năm với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét; Không quá 20 năm với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.

Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, đáp ứng đồng thời 02 điều kiện sau:

  • Có sức chứa từ 08 chỗ trở lên (quy định mới)
  • Có niên hạn sử dụng không quá 20 năm.

Xe taxi, đáp ứng đồng thời 02 điều kiện sau:

  • Có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái).
  • Có niên hạn sử dụng không quá 12 năm.

Xe ô tô kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng

  • Có sức chứa trên 08 chỗ (không kể chỗ người lái xe )
  • Có niên hạn như sau: Không quá 15 năm đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét. Không quá 20 năm đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.

Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 08 chỗ (không kề chỗ của người lái xe) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm.

7.2. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải đối với kinh doanh vận tải hàng hoá

Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.

Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải đáp ứng theo các quy định liên quan tại Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cụ thể: Là loại hình kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô chở hàng, xe ô tô chuyên dùng để vận tải hàng hóa trên đường bộ; Có niên hạn sử dụng như sau:

  • Xe cơ giới: tính bắt đầu từ năm sản xuất xe đến hết ngày 31/12 của năm hết niên hạn sử dụng.
  • Xe cải tạo được quy định như sau:
    • Xe có niên hạn sử dụng cải tạo thành xe không có niên hạn sử dụng thì áp dụng quy định về niên hạn của xe trước khi cải tạo.
    • Xe không có niên hạn sử dụng cải tạo thành xe có niên hạn sử dụng thì áp dụng quy định về niên hạn của xe sau khi cải tạo.
    • Xe ô tô chở người có số người cho phép chở từ 09 người trở lên (không kể người lái xe), xe ô tô chở người chuyên dùng cải tạo thành xe ô tô chở hàng (kể cả xe ô tô chở hàng chuyên dùng).
    • Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ cải tạo thành xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thì được áp dụng quy định về niên hạn của xe sau cải tạo.

Các trường hợp xe cơ giới không áp dụng niên hạn sử dụng bao gồm:

  • Xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô chở người có số người cho phép chở đến 08 người (không kể người lái xe), xe ô tô chuyên dùng, rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
  • Xe cơ giới của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

8. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 158/2024/NĐ-CP như sau:

  •  Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 158/2024/NĐ-CP;
  •  Bản sao/ bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
  •  Bản sao/ bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ bộ phận quản lý an toàn của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bng xe bốn bánh có gắn động cơ;
  •  Bản sao/ bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản chính Quyết định giao nhiệm vụ đối với người điều hành vận tải.

9. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Tại Điều 21 Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ như sau:

  •  Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, trực tuyến, dịch vụ bưu chính.
  • Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
  •  Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 158/2024/NĐ-CP
  • Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại Bộ phận Một cửa của cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc dịch vụ bưu chính. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc dịch vụ bưu chính, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.

Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện xử lý hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.

10. Các trường hư thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải

Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn một trong các trường hợp sau đây:

  •  Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  •  Không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh trong thời hạn từ 06 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh trong thời gian 06 tháng liên tục trở lên;
  •  Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải;
  •  Sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, dữ liệu hình ảnh từ thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe lắp trên xe trước, trong và sau khi truyền dữ liệu;
  •  Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của cơ quan có thẩm quyền;
  •  Trong thời gian 01 tháng, có từ 30% trở lên số phương tiện của đơn vị bị xử lý vi phạm thu hồi, bị tước phù hiệu;
  •  Trong 01 năm có từ 02 lần trở lên bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh vận tải;
  •  Không đăng ký thuế, không khai thuế theo quy định của pháp luật thuế.

11. Sự cần thiết sử dụng dịch vụ xin giấy phép kinh doanh vận tải

Việc xin giấy phép kinh doanh vận tải là một trong những bước quan trọng và bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong ngành vận tải tại Việt Nam. Đây không chỉ là yếu tố đảm bảo hoạt động hợp pháp mà còn giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro pháp lý, nâng cao uy tín và phát triển bền vững. Dưới đây là những lý do cần thiết để sử dụng dịch vụ xin giấy phép kinh doanh vận tải:

  • Đảm bảo Tuân Thủ Pháp Lý: Một trong những lý do quan trọng nhất khi sử dụng dịch vụ xin giấy phép kinh doanh vận tải là đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý của Nhà nước. Dịch vụ xin giấy phép giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro pháp lý này, bởi các chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn đầy đủ và chính xác về các thủ tục, điều kiện cần thiết để hoàn thành hồ sơ một cách hợp lệ và nhanh chóng.
  •  Tiết Kiệm Thời Gian và Công Sức: Việc sử dụng dịch vụ xin giấy phép kinh doanh vận tải giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và công sức, đồng thời đảm bảo mọi thủ tục được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, giúp doanh nghiệp nhanh chóng nhận được giấy phép và có thể bắt đầu hoạt động.
  •  Đảm Bảo Hồ Sơ Đầy Đủ và Chính Xác: Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh vận tải sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác và hợp lệ, từ các giấy tờ pháp lý như giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ phương tiện vận tải, hợp đồng bảo hiểm cho phương tiện đến các chứng chỉ, giấy phép cần thiết cho đội ngũ lái xe. Chuyên gia tư vấn sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các tài liệu trước khi nộp để đảm bảo không có thiếu sót nào.
  • Tư Vấn Và Hỗ Trợ Dài Hạn: Không chỉ giúp doanh nghiệp hoàn thành thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải, dịch vụ này còn cung cấp hỗ trợ dài hạn, giúp doanh nghiệp duy trì giấy phép và tuân thủ các quy định pháp lý trong suốt quá trình hoạt động. Chuyên gia tư vấn sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến giấy phép, từ việc gia hạn giấy phép đến việc điều chỉnh giấy phép khi có sự thay đổi về quy mô hoạt động, phương tiện vận tải hoặc đội ngũ nhân viên.
  •  Nâng Cao Uy Tín và Sự Tin Cậy Của Khách Hàng: Một doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh vận tải chứng tỏ rằng họ tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và đảm bảo dịch vụ vận tải an toàn, chất lượng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được lòng tin với khách hàng, đối tác và cộng đồng.

Như vậy, sử dụng dịch vụ xin giấy phép kinh doanh vận tải của Công ty Luật Thái An là một bước quan trọng trong việc xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp vận tải. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tiết kiệm thời gian và công sức, mà còn mang lại lợi ích lâu dài về mặt phát triển bền vững và uy tín. Do đó, doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng dịch vụ này để đảm bảo rằng quá trình xin giấy phép được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh vận tải ưu việt

Kết luận

Tóm lại, việc xin giấy phép kinh doanh vận tải là điều cần thiết đối với bất kỳ công ty nào tham gia vận tải hàng hóa hoặc hành khách tại Việt Nam. Quy trình này có vẻ phức tạp, nhưng bằng cách đáp ứng các yêu cầu cần thiết và tuân thủ các thủ tục pháp lý, các doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ việc nâng cao vị thế pháp lý, lòng tin của khách hàng và hiệu quả hoạt động.

Chọn Công ty Luật Thái An cho dịch vụ pháp lý xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải là một quyết định đúng đắn, giúp bạn tuân thủ quy định pháp luật và tăng uy tín của doanh nghiệp.

Đàm Thị Lộc