Các trường hợp không được đình công

Đình công là một hiện tượng không còn xa lạ tại các công ty trong thị trường lao động Việt Nam. Hiện tượng này xảy ra khi nhiều người lao động bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp. Tuy nhiên, có các trường hợp không được đình công được pháp luật quy định. Để làm rõ vấn đề này, Công ty Luật Thái An với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp lao động xin được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề đình công:

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề Các trường hợp không được đình công là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Thế nào là đình công?

Điều 209 Bộ luật lao động 2012 quy định về đình công như sau:

  • Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

  • Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này.

Như vậy, đình công xuất hiện khi tập thể người lao động nhận thấy lợi ích của họ tại nơi làm việc không được đảm bảo.

3. Quy định về khi nào không được đình công?

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 41/2013/NĐ-CP quy định về các đơn vị sử dụng lao động không được tiến hành đình công là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc bộ phận của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động, hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng.

Khi có sự xung đột, mâu thuẫn về lợi ích, tập thể người lao động sẽ được Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nếu ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở đứng ra giải quyết. Nếu việc thương lượng không thành thì Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải. Và nếu hai bên không tự nguyện thực hiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ra kết luận cuối cùng và hai bên buộc phải chấp hành.

===>>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể

4. Các trường hợp không được đình công:

Tại Điều 220 Bộ luật lao động 2012 các trường hợp không được đình công được quy định như sau:

  • Không được đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng theo danh mục do Chính phủ quy định.

  • Cơ quan quản lý nhà nước phải định kỳ tổ chức lắng nghe ý kiến của tập thể người lao động và người sử dụng lao động để kịp thời giúp đỡ và giải quyết các yêu cầu chính đáng của tập thể lao động.

đình công
Có 2 trường hợp không được đình công theo quy định của pháp luật – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Điều này được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 41/2013/NĐ-CP, Theo đó, người lao động không được phép đình công khi đơn vị sử dụng lao động hoạt động phụ vụ nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế quốc dân hay việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng thì khi xảy ra tranh chấp tập thể về lợi ích.

Cũng theo Nghị định này 6 nhóm doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân được quy định như sau:

    • Sản xuất điện có công suất lớn, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia;
    • Thăm dò và khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;
    • Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải;
    • Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan Nhà nước;
    • Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;
    • Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.

Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt tư vấn về việc Các trường hợp không được đình công là: Không phải mọi sự mẫu thuẫn, tranh chấp về lợi ích của tập thể lao động thì đều có thể tiến hành đình công.

Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan tới Các trường hợp không được đình công, bạn hãy đọc các bài viết sau:

===>>> Xem thêm: Thế nào là đình công hợp pháp ?

Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật lao động – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

5. Dịch vụ tư vấn luật lao động và dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động là sự lựa chọn rất khôn ngoan. Bởi bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, với người sử dụng lao động.

Để có thêm thông tin, hãy đọc bài viết sau:

===>>> Xem thêm: Tư vấn luật lao động

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới lao động như chấm dứt hợp đồng lao động, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng người sử dụng lao động thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

===>>> Xem thêm:Khởi kiện vụ án tranh chấp lao động

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói