A – Z về thành lập phòng khám siêu âm, X-quang có vốn nước ngoài

Siêu âm, X-quang là phần không thể thiếu trong khám chữa bệnh. Kết quả siêu âm, X- quang là cơ sở để bác sỹ chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị. Các đối tượng yêu cầu xét nghiệm không chỉ là các bác sỹ mà còn có thể là người bệnh do họ muốn tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của mình.

Do nhu cầu tăng, không chỉ các nhà đầu tư Việt Nam mà ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia phòng khám siêu âm, X-quang. Vậy làm thể nào để thành lập các doanh nghiệp một cách hợp pháp ? Trong bài viết này, chúng tôi tư vấn về tất cả các vấn đề pháp lý trước, trong và sau khi thành lập công ty phòng khám siêu âm, X-quang có vốn nước ngoài.

1. Thế nào là phòng khám siêu âm, X-quang ?

Siêu âm là một phương tiện thường được dùng để chẩn đoán các bệnh nội khoa và sản khoa. Đây là một kỹ thuật dùng sóng siêu âm có tần số cao tạo ra hình ảnh y học về cấu trúc bên trong cơ thể.

X quang là kỹ thuật sử dụng hình ảnh để chẩn đoán và điều trị bệnh có thể tìm thấy bên trong cơ thể. Các phương pháp phát hiện bệnh bằng X-quang gồm:

  • Tia X
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp xạ hình cắt lớp positron (PET)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Phòng khám siêu âm, X-quang là phòng khám chuyên khoa thưc hiện các hoạt động trên hay còn gọi là phòng khám chẩn đoán bằng hình ảnh.

2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập phòng khám siêu âm, X-quang có vốn nước ngoài

Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập phòng khám siêu âm, X-quang vốn nước ngoài là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật đầu tư 2014;
  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;
  • Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
  • Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO;
  • Các Hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia (FTAs);
  • Các luật thuế hiện hành;
  • Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

3. Điều kiện thành lập phòng khám siêu âm vốn nước ngoài

Trong khuôn khổ WTO và các hiệp định thương mại tự do thì Việt Nam cam kết không hạn chế đầu tư nước ngoài, ngoại trừ mức vốn đầu tư tối thiểu là 200.000 USD đối với cơ sở điều trị chuyên khoa. Như vậy nếu nhà đầu tư có quốc tịch là các nước thành viên WTO thì phải đảm bảo vốn tối thiểu là 200.000 USD để có thể thành lập phòng khám siêu âm, X-quang.

Trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác đầu tư toàn diện ASEAN thì không hạn chế đối với các dịch vụ y tế tổng hợp (CPC 93121), các dịch vụ y tế chuyên ngành (CPC 93122), các dịch vụ nha khoa (CPC 93123). Như vậy nếu nhà đầu tư có quốc tịch là các nước thành viên ASEAN thì có thể đầu tư thành lập phòng khám siêu âm, X-quang mà không bị hạn chế.

4. Điều kiện cấp giấy phép thành lập phòng khám siêu âm, X-quang nói chung

Để có thể thành lập phòng khám siêu âm, X-quang, thì doanh nghiệp Việt Nam hay có vốn nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, khoa, phòng, nhân sự và khả năng chuyên môn. Các điều kiện đối với phòng khám siêu âm, X-quang được quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP như sau:

a.  Về cơ sở vật chất:

  • Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh.
  • Đối với phòng siêu âm, phòng nội soi chẩn đoán phải được thiết kế độc lập, mỗi phòng có diện tích ít nhất là 10 m2;
  • Đối với phòng nội soi tiêu hóa nếu thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt, mỗi phòng có diện tích ít nhất là 10 m2.
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, chất thải nguy hại (nếu có), phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

b. Về thiết bị y tế:

  • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
  • Có thiết bị phòng hộ cá nhân theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ.

c. Về nhân sự:

  • Người làm việc tại cơ sở nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó;

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chẩn đoán hình ảnh phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh và có thời gian trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh về chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh ít nhất là 54 tháng; là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám chẩn đoán hình ảnh;

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng X-Quang phải là bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc cử nhân X-Quang trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ hành nghề và có thời gian trực tiếp làm chuyên khoa X-Quang ít nhất là 54 tháng. Cử nhân X-Quang (trình độ đại học) được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán nhưng không được kết luận chẩn đoán; là người hành nghề cơ hữu tại phòng X-Quang.

5. Các hình thức đầu tư nước ngoài để thành lập phòng khám siêu âm, X-quang

Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:

thành lập phòng khám siêu âm
Các quy định của pháp luật khi thành lập phòng khám siêu âm – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

6. Các bước thực hiện đầu tư khi thành lập phòng khám siêu âm, X-quang

Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Về thẩm quyền cấp:

Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn.

Về hồ sơ xin cấp

Hồ sơ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; Đề xuất dự án đầu tư
  • Báo cáo tài chính được kiểm toán 02 năm gần nhất của nhà đầu tư hoặc sao kê tài khoản ngân hàng cho thấy nhà đầu tư đã có đủ hoặc nhiều hơn số vốn điều lệ
  • Quyết định đầu tư vào Việt Nam
  • Thư bổ nhiệm người đại diện quản lý vốn
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương
  • Điều lệ công ty mẹ
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với Người đại diện quản lý vốn NĐT
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
  • Các giấy phép khác liên quan tới địa điểm (nếu có)

Hồ sơ thành lập công ty liên doanh cần có thêm các giấy tờ về bên Việt Nam tham gia liên doanh, hợp đồng liên doanh.

Về thời gian:

Thời gian xin cấy Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là khoảng 15 ngày làm việc.

Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bước tiếp theo là xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành lập công ty thực hiện dự án đầu tư đã được cấp phép, quá trình này sẽ tương tự như đối với một công ty Việt Nam.

Bạn có thể chọn một trong các loại hình công ty dưới đây. Để biết rõ về đặc điểm từng loại hình công ty, hồ sơ và thủ tục thành lập, bạn vui lòng tham khảo:

Thời gian xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 5 ngày làm việc.

Một số lưu ý như sau:

Về ngành nghề kinh doanh:

Bạn cần chỉ ra mã ngành cấp 4 đối với phòng khám siêu âm, X-quang là 8699 (theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam).

Về vốn điều lệ:

Đối với nhà đầu tư có quốc tịch là nước thành viên WTO thì vốn điều lệ tối thiểu là 200.000 USD.

Đối với nhà đầu tư có quốc tịch là nước thành viên ASEAN thì pháp luật không quy định vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu nhưng cần để ở mức hợp lý để đảm bảo trang trải các chi phí vận hành công ty. Nếu để vốn thấp, nguy cơ không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là cao. Nhà đầu tư nước ngoài cũng cần chứng minh đã có đủ điều kiện góp vốn khi nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Về địa điểm đặt trụ sở công ty:

Cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm; lưu ý: không được đặt trụ sở công ty tại căn hộ chung cư.

Về người đại diện theo pháp luật:

Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép Công ty có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Chức danh của người này có thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc hay một chức danh khác theo Điều lệ công ty quy định.

7. Xin “giấy phép con” khi thành lập phòng khám siêu âm, X-quang

Nếu coi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là “giấy phép lớn” thì khi thành lập phòng khám siêu âm phải phải tiếp tục làm thủ tục xin một hoặc vài “giấy phép con” khác, đó là:

Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh khi thành lập phòng khám siêu âm chẩn đoán bằng hình ảnh

Thẩm quyền cấp:

Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở trên địa bàn.

Hồ sơ cấp:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám siêu âm, X-quang
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám siêu âm, X-quang; người phụ trách bộ phận chuyên môn của phòng khám siêu âm, X-quang;
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám siêu âm, X-quang(bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề)
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của phòng khám siêu âm, X-quang
  • Tài liệu chứng minh phòng khám đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám siêu âm, X-quang
  • Điều lệ tổ chức và hoạt động
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

Chi tiết có tại bài viết Xin cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh.

Giấy phép phòng cháy chữa cháy:

Cơ sở khám chữa bệnh bao gồm các phòng khám siêu âm, X-quang là đối tượng phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.

8. Quy định về nội dung biển hiệu khi thành lập phòng khám siêu âm, X-quang

Sau khi được cấp giấy phép hoạt động, phòng khám siêu âm, X-quang phải có biển hiệu theo quy định của pháp luật về biển hiệu, không sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trên biển hiệu và có đủ các thông tin cơ bản sau đây:

  • Tên đầy đủ của cơ sở, số giấy phép hoạt động của phòng khám.
  • Địa chỉ của cơ sở ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; số điện thoại.
  • Thời gian làm việc hằng ngày.

9. Các vấn đề liên quan tới kế toán, tài chính khi thành lập phòng khám siêu âm, X-quang

Lập hồ sơ khai thuế ban đầu

Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Khi thành lập phòng khám siêu âm cần thực hiện đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ trở chính, đồng thời làm thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn. Để biết thêm chi tiết, mời bạn tham khảo bài viết Thủ tục đăng ký hồ sơ khai thuê ban đầu.

Khi thành lập phòng khám siêu âm có vốn đầu tư nước ngoài: Việc lập hồ sơ kê khai thuế ban đầu được tiến hành tại Cục thuế cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Các loại thuế và phí cơ bản phải nộp

Khi thành lập phòng khám siêu âm, X-quang phải nộp các loại thuế sau:

  • Lệ phí môn bài:
    • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
    • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
  • Thuế VAT: Dịch vụ y tế bao gồm dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám siêu âm, X-quang không phải chịu thuế VAT.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất 20% đối với doanh thu của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí hợp lệ. Lưu ý, nếu trong ba năm đầu doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu thì không phải chịu thuế.
  • Thuế thu nhập cá nhân của nhân viên doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Áp dụng nếu doanh nghiệp sử dụng đất phi nông nghiệp với mục đích kinh doanh. Bạn có thể tham khảo bài viết Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

10. Các vấn đề về lao động và bảo hiểm khi thành lập hòng khám siêu âm, X-quang

Chứng chỉ hành nghề đối với bác sỹ và nhân viên y tế

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh 2009, các đối tượng sau bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề:

  • Bác sỹ, y sỹ
  • Điều dưỡng viên
  • Hộ sinh viên

Đây là điều kiện để một nhân viên y tế có thể làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh và ký hợp đồng lao động với cơ sở đó.

Chứng chỉ hành nghề đối với bác sỹ và nhân viên y tế là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Ngoài các yêu cầu như đối với bác sỹ và nhân viên y tế Việt Nam, bác sỹ và nhân viên y tế là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được công nhận tại Việt Nam
  • Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.
  • Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo; trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo thì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch. Để được coi là biết tiếng Việt thành thạo và người được xác định là đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh thì phải được cơ sở đào tạo chuyên ngành y do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định kiểm tra và công nhận.

Hợp đồng lao động

Khi thành lập phòng khám siêu âm cần ký hợp đồng lao động theo các quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

11. Dịch vụ thành lập phòng khám siêu âm, X-quang

Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh rủi ro pháp lý. Để được tư vấn một cách đầy đủ, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo dịch vụ của chúng tôi.

 

Lưu ý

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp pháp lý cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới contact@luatthaian.vn.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy

 

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói