A – Z về thành lập công ty xuất khẩu nông sản có vốn nước ngoài

Các sản phẩm từ nông sản tuy không đem lai lợi ích kinh tế cao nhưng nó có vai trò quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực, nguồn cung ứng cho các ngành công nghiệp khác và đặc biệt là để xuất khẩu. Vì thế mà Nhà nước ta có nhiều ưu đãi đầu tư cho công ty xuất khẩu nông sản. Để đưa đến cho bạn đọc kiến thức pháp luật đầy đủ nhất trong lĩnh vực này, Công ty Luật Thái An  chúng tôi xin được tư vấn về các vấn đề pháp lý khi thành lập công ty, cụ thể là thủ tục thành lập công ty xuất khẩu nông sản có vốn nước ngoài.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh

Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập công ty xuất khẩu nông sản vốn nước ngoài là các văn bản pháp luật sau đây:

Ngành nghề xuất khẩu nông sản

Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, ngành nghề bán buôn hàng hóa gồm các hoạt động bán buôn hoặc đại lý liên quan đến thương mại trong nước và ngoài nước, cụ thể là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.  Khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh, bạn đăng ký ngành nghề có mã số cấp 4 dưới đây:

Mã ngành cấp 4 Tên ngành
4620 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
Nhóm này gồm:
– Bán buôn thóc, lúa mỳ, ngô, hạt ngũ cốc khác;
– Bán buôn hạt, quả có dầu;
– Bán buôn hoa và cây;
– Bán buôn thuốc lá lá;
– Bán buôn động vật sống;
– Bán bu
4620 Bán buôn thóc, ngô và các loại hạt ngũ cốc khác
Nhóm này gồm: Bán buôn thóc, lúa mỳ, ngô, hạt ngũ cốc khác, kể cả loại dùng để làm giống.
4620 Bán buôn hoa và cây
Nhóm này gồm: Bán buôn các loại hoa và cây trồng, kể cả cây cảnh và các loại dùng để làm giống.
4620 Bán buôn động vật sống
Nhóm này gồm: Bán buôn các loại gia súc, gia cầm sống, kể cả loại dùng để nhân giống.
4620 Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản
Nhóm này gồm:
– Bán buôn thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản;
– Bán buôn bán thành phẩm, phế liệu, phế thải từ các sản phẩm nông nghiệp dùng để chế biế
4620 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu khác (trừ gỗ, tre, nứa)
Nhóm này gồm:
– Bán buôn hạt, quả có dầu;
– Bán buôn thuốc lá lá;
– Bán buôn da sống và bì sống;
– Bán buôn da thuộc;
– Bán buôn nông lâm sản nguyên liệu khác chưa được phân vào đâu.
Bán buôn gạo, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào
Nhóm này gồm: Bán buôn thực phẩm tươi và thực phẩm chế biến, đồ uống có cồn hoặc không có cồn và các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào.
4631 Bán buôn gạo
4631 Bán buôn gạo
Nhóm này gồm: Bán buôn gạo.
Nhóm này cũng gồm: Hoạt động thu mua, phân loại, đánh bóng, đóng bao gạo gắn liền với bán buôn trong nước và xuất khẩu.
4632 Bán buôn thực phẩm
Nhóm này gồm: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả, cà phê, chè, đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột…
4632 Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt
Nhóm này gồm:
– Bán buôn thịt gia súc, gia cầm tươi, đông lạnh, sơ chế;
– Bán buôn các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, nội tạng dạng thịt từ gia súc, gia cầm.
4632 Bán buôn thủy sản
Nhóm này gồm: Bán buôn thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến như cá, động vật giáp xác (tôm, cua…), động vật thân mềm (mực, bạch tuộc…), động vật không xương sống khác sống dưới nước.
4632 Bán buôn rau, quả
Nhóm này gồm:
– Bán buôn các loại rau, củ, tươi, đông lạnh và chế biến, nước rau ép;
– Bán buôn quả tươi, đông lạnh và chế biến, nước quả ép.
4632 Bán buôn cà phê
Nhóm này gồm: Bán buôn cà phê hạt, đã hoặc chưa rang, cà phê bột.
4632 Bán buôn chè
Nhóm này gồm: Bán buôn các loại chè đen, chè xanh đã hoặc chưa chế biến, đóng gói, kể cả loại chè đóng gói nhỏ pha bằng cách nhúng gói chè vào nước (chè Lippton, Dilmate…).

Điều kiện kinh doanh xuất khẩu nông sản đối với nhà đầu tư nước ngoài

Liên quan tới các dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp (CPC 881), trong khuôn khổ WTO, các hiệp định thương mại tự do thì Việt Nam cam kết:

  • Hình thức đầu tư: liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế: không vượt quá 51%.
  • Phạm vi hoạt động: được cung cấp dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp, không cam kết đối với các dịch vụ điều tra, đánh giá và khai thác cho rừng tự nhiên, bao gồm khai thác gỗ và săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã, quý và hiếm, chụp ảnh hàng không, gieo hạt và phun thuốc hóa chất bằng máy bay, quản lý quỹ gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp.
  • Việc tiếp cận một số khu vực địa lý nhất định có thể bị hạn chế.

Mặt khác thì Pháp luật Việt Nam không quy định điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Các hình thức đầu tư nước ngoài để kinh doanh xuất khẩu nông sản

Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:

  • Liên doanh với công ty Việt Nam: chi tiết có tại bài viết Thành lập công ty liên doanh
  • Góp vốn (mua cổ phần, phần vốn góp) vào công ty Việt Nam: xuất khẩu nông sản không phải là ngành nghề có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài nên không cần xin chấp thuận của Sở Kế hoạch đầu tư nơi công ty Việt Nam đặt trụ sở. Nhưng nếu việc góp vốn dẫn tới việc đầu tư nước ngoài chiếm từ 51% vốn điều lệ thì vẫn phải xin chấp thuận của Sở Kế hoạch đầu tư. Chi tiết có tại bài viết Chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài.

Các bước thực hiện đầu tư

Nếu thành lập tổ chức kinh tế mới với vốn nước ngoài chiếm từ 51% trở lên thì phải qua hai bước như sau:

Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Về thẩm quyền cấp:

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư được quy định như sau:

  • Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
    • Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    • Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Về hồ sơ xin cấp

Hồ sơ thành lập công ty liên doanh với nước ngoài gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; Đề xuất dự án đầu tư
  • Báo cáo tài chính được kiểm toán 02 năm gần nhất của nhà đầu tư hoặc sao kê tài khoản ngân hàng cho thấy nhà đầu tư đã có đủ hoặc nhiều hơn số vốn điều lệ
  • Quyết định đầu tư vào Việt Nam
  • Thư bổ nhiệm người đại diện quản lý vốn
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương
  • Điều lệ công ty mẹ
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với Người đại diện quản lý vốn NĐT
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
  • Các giấy phép khác liên quan tới địa điểm (nếu có)
  • Các giấy tờ về bên Việt Nam tham gia liên doanh
  • Hợp đồng liên doanh.

Về thời gian:

Thời gian xử lý là khoảng 15 ngày làm việc.

Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bước tiếp theo là xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành lập công ty thực hiện dự án đầu tư đã được cấp phép, quá trình này sẽ tương tự như đối với một công ty Việt Nam.

Bạn có thể chọn một trong các loại hình công ty dưới đây. Để biết rõ về đặc điểm từng loại hình công ty, hồ sơ và thủ tục thành lập, bạn vui lòng tham khảo:

Thời gian xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 5 ngày làm việc.

Công ty xuất khẩu nông sản
Công ty xuất khẩu nông sản đã tận dụng được nguyên liệu và nguồn lao động sẵn có vươn lên trên đường đua các mặt hàng xuất khẩu – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Một số lưu ý như sau:

Về vốn điều lệ:

Ngoài một số ngành nghề đặc biệt (thí dụ, kinh doanh bất động sản) mà pháp luật có quy định mức vốn tổi thiểu (hay còn gọi là “vốn pháp định”), còn thì nhìn chung không có quy định vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu.

Tuy nhiên, vốn điều lệ cần để ở mức hợp lý để đảm bảo trang trải các chi phí vận hành công ty. Vốn điều lệ sẽ quyết định mức lệ phí môn bài phải nộp hàng năm (chi tiết bên dưới). Mặt khác thì nếu để mức vốn điều lệ quá thấp sẽ giảm uy tín của công ty khi tham gia đấu thầu.

Đối với công ty có vốn nước ngoài, nếu để vốn thấp, nguy cơ không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là cao. Nhà đầu tư nước ngoài cũng cần chứng minh đã có đủ điều kiện góp vốn khi nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Về địa điểm đặt trụ sở công ty:

Cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm; lưu ý: không được đặt trụ sở công ty tại căn hộ chung cư.

Về người đại diện theo pháp luật:

Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép Công ty có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Chức danh của người này có thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc hay một chức danh khác theo Điều lệ công ty quy định.

Xin “giấy phép con”

Nếu coi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là những “giấy phép lớn” thì phải phải tiếp tục làm thủ tục xin một hoặc vài “giấy phép con” khác, đó là:

  • Giấy phép an toàn thực phẩm: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa liên quan tới sức khỏe con người thì phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, theo quy định của Luật an toàn thực phẩm.
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy: Nếu có kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên; bãi hàng hóa, vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên, phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.

Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:

Doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm một hoặc vài đối tượng sau:

  • bảo hộ đối với sáng chế/giải pháp hữu ích
  • bảo hộ đối với bí mật kinh doanh
  • bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
  • bảo hộ đối với nhãn hiệu

Với việc bảo hộ này, doanh nghiệp có thể ngăn cấm các đối thủ cạnh tranh áp dụng các đối tượng trên cho sản phẩm của họ.

Đăng ký mã số mã vạch:

Việc đăng ký mã số mã vạch sẽ là cần thiết khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường trong nước và nước ngoài. Khách hàng sẽ dễ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp dễ dàng quản lý sản phẩm…

Các vấn đề liên quan tới kế toán, tài chính đối với công ty xuất khẩu nông sản

Lập hồ sơ khai thuế ban đầu

Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ trở chính, đồng thời làm thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn. Để biết thêm chi tiết, mời bạn tham khảo bài viết Thủ tục đăng ký hồ sơ khai thuê ban đầu.

Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài: Việc lập hồ sơ kê khai thuế ban đầu được tiến hành tại Cục thuế cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Các loại thuế và phí cơ bản phải nộp

Công ty xuất khẩu nông sản phải nộp các loại thuế sau:

  • Lệ phí môn bài:
    • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
    • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
  • Thuế VAT: Nếu doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm sau thì cần lưu ý là chúng không thuộc đối tượng chịu thuế VAT
    • Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
    • Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
    • Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thu nhập từ các hoạt động dưới đây được hưởng ưu đãi – thuế suất TNDN là 10%:
    • Nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
    • Sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản.
    • Sản xuất, khai thác và tinh chế muối.
  • Thuế thu nhập cá nhân của nhân viên doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế xuất khẩu: Thuế xuất khẩu thường ở mức 0% để khuyến khích xuất khẩu.
  • Thuế tài nguyên: Áp dụng nếu doanh nghiệp có hoạt động khai thác, bao gồm các hoạt động khai thác sản phẩm của rừng tự nhiên, hải sản tự nhiên, nước tự nhiên và các loại tài nguyên thiên nhiên khác.
  • Thuế sử dụng đất nông nghiệp
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Áp dụng nếu doanh nghiệp sử dụng đất phi nông nghiệp với mục đích kinh doanh. Bạn có thể tham khảo bài viết Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Ưu đãi đầu tư đối với công ty xuất khẩu nông sản ?

Công ty xuất khẩu nông sản được hưởng ưu đãi nếu:

  • Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:
    • Hưởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo
    • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định.
    • Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Nếu thuê đất, mặt nước từ Nhà nước: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm tiếp theo thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản
  • Dự án tại khu kinh tế, khu công nghệ cao (kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo quy định của Chính phủ) không áp dụng đối với dự án đầu tư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh:
    • Hưởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo
    • Nếu thuê đất, mặt nước từ Nhà nước: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quyết định của Chính phủ
  • Dự án tại khu công nghiệp, khu chế xuất (trừ các khu công nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi):
    • Hưởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 4 năm tiếp theo.
    • Nếu thuê đất, mặt nước từ Nhà nước: Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quyết định của Chính phủ
  • Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn:
    • Hưởng thuế suất 20% trong 15 năm; miễn thuế tối đa không quá hai năm, giảm 50% số thuế phải nộp không quá bốn năm tiếp theo.
    • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định
    • Giảm 50% thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Nếu thuê đất, mặt nước từ Nhà nước: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 7 năm tiếp theo thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản
  • Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên (không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng):
    • Hưởng thuế suất 20% trong 15 năm.
    • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định
    • Giảm 50% thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Bạn hãy tham khảo Danh sách địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

Các vấn đề về lao động và bảo hiểm đối với công ty xuất khẩu nông sản

Hợp đồng lao động

Công ty cần ký hợp đồng lao động theo các quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khi ký Hợp đồng lao động cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Chủ thể của hợp đồng lao động
  • Nội dung cơ bản của hợp đồng lao động
  • Thời hạn của hợp đồng lao động

Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể

Theo quy định của pháp luật, công ty có từ 10 nhân viên trở lên phải có Nội quy lao động đăng ký với Sở Lao động Thương binh Xã hội nơi công ty đặt trụ sở. Nội quy sẽ là căn cứ cho các quyết định của công ty về kỷ luật, khen thưởng, sa thải …người lao động. Bạn có thể tham khảo bài viết Soạn thảo và đăng ký Nội quy lao động.

Các công ty lớn với số hàng trăm nhân viên nên có Thỏa ước lao động tập thể. Doanh nghiệp khởi nghiệp nên tham khảo ý kiến của luật sư về cách xây dựng Thỏa ước lao động tập thể để “đôi bên cùng có lợi”, ngăn ngừa tranh chấp lao động.

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…

Công ty có nghĩa vụ nộp các loại bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động khi ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên.

Giấy phép lao động đối với người nước ngoài:

Theo quy định của Luật lao động, công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có Giấy phép lao động. Nếu không có giấy phép lao động, người lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ. Ngoài ra, người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Một số trường hợp không phải xin giấy phép, bạn tham khảo bài viết Các trường hợp người nước ngoài không phải xin giấy phép lao động.

Dịch vụ thành lập công ty xuất khẩu nông sản

Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh rủi ro pháp lý. Để được tư vấn một cách đầy đủ, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo dịch vụ của chúng tôi.

 

Lưu ý

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp pháp lý cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới contact@luatthaian.vn.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói