A – Z về thành lập công ty thương mại 100% vốn Việt Nam hoặc có vốn nước ngoài

Công ty thương mại là loại hình công ty đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư không chỉ trong mà còn ngoài nước. Tuy là mô hình xuất hiện muộn hơn nhưng các công ty thương mại đã chứng tỏ tính ưa chuộng của nó. Khi du nhập vào Việt Nam, loại hình công ty này được người dân hết sức đón nhận.

Trong bài viết này, Công ty Luật Thái An luôn là đối tác tin cậy cho mọi khách hàng khi tìm tới chúng tôi sử dụng các dịch vụ pháp lý, chúng tôi tư vấn về các vấn đề pháp lý khi thành lập công ty, cụ thể là thủ tục thành lập công ty thương mại 100% vốn Việt Nam hoặc có vốn nước ngoài.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập công ty thương mại

Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập công ty thương mại vốn Việt Nam hay nước ngoài là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Ngành nghề thương mại

Kinh doanh thương mại ở đây thực chất là hoạt động bán buôn và bán lẻ hàng hóa. Bạn cần xác định sẽ kinh doanh hàng hóa gì để từ đó tìm được mã ngành nghề theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Lưu ý: bạn cần chỉ ra mã ngành cấp 4 khi làm thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

===>>> Xem thêm: Các ngành nghề bán buôn, bán lẻ.

3. Lưu ý chung khi thành lập công ty, công ty thương mại

a)    Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam

Việc đăng ký thành lập công ty 100% vốn Việt Nam thực chất là xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị cung cấp các thông tin sau:

Về ngành nghề kinh doanh:

Các ngành nghề trong Hệ thông ngành kinh tế Việt Nam có thể được chia thành hai loại chính là:

  • Ngành nghề kinh doanh thông thường
  • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đối với loại này, các điều kiện có thể về năng lực tài chính, cơ sở vật chất, trình độ quản lý, nhân sự… Nếu bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sau khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường, bạn phải xin “giấy phép con” chứng minh bạn thỏa mãn các điều kiện đối với  ngành nghề đó.

===>>> Xem thêm: Bổ sung ngành nghề kinh doanh

Về vốn điều lệ:

Ngoài một số ngành nghề đặc biệt (thí dụ, kinh doanh bất động sản) mà pháp luật có quy định mức vốn tổi thiểu (hay còn gọi là “vốn pháp định”), còn thì nhìn chung không có quy định vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu.

===>>> Xem thêm: Thay đổi vốn điều lệ công ty

Tuy nhiên, vốn điều lệ cần để ở mức hợp lý để đảm bảo trang trải các chi phí vận hành công ty. Vốn điều lệ sẽ quyết định mức lệ phí môn bài phải nộp hàng năm (chi tiết bên dưới). Mặt khác thì nếu để mức vốn điều lệ quá thấp sẽ giảm uy tín của công ty khi tham gia đấu thầu.

Đối với công ty có vốn nước ngoài, nếu để vốn thấp, nguy cơ không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là cao. Nhà đầu tư nước ngoài cũng cần chứng minh đã có đủ điều kiện góp vốn khi nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Về địa điểm đặt trụ sở công ty:

Cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm; lưu ý: không được đặt trụ sở công ty tại căn hộ chung cư.

===>>> Xem thêm: Thay đổi trụ sở công ty

Về người đại diện theo pháp luật:

Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép Công ty có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Chức danh của người này có thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc hay một chức danh khác theo Điều lệ công ty quy định.

===>>> Xem thêm: Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật

b)    Thành lập công ty có vốn nước ngoài

Việc thành lập công ty có vốn nước ngoài thì phức tạp hơn, gồm hai bước cơ bản:

  • Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc có được cấp phép hay không còn tùy thuộc vào cam kết quốc tế của Việt Nam và pháp luật Việt Nam đối với ngành nghề đầu tư đó. Đối với các dự án lớn và/hoặc quan trọng và/hoặc có ý nghĩa lớn về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội, thì phải xin Chủ trương đầu tư trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 

===>>> Xem thêm: Các dự án phải xin Chủ trương đầu tư.

  • Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành lập công ty thực hiện dự án đầu tư đã được cấp phép, quá trình này sẽ tương tự như đối với một công ty Việt Nam.

Thủ tục chi tiết trình bầy bên dưới.

4. Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thành lập công ty thương mại có vốn nước ngoài

a)    Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại:

Trong khuôn khổ WTO, AFAS (Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ), các hiệp định thương mại tự do khác thì phạm vi hoạt động của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gồm:

  • Đại lý hoa hồng (CPC 621, 61111, 6113, 6121);
  • Bán buôn (CPC 622, 61111, 6113, 6121);
  • Bán lẻ (CPC 631 + 632, 61112, 6113, 6121) (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp do các đại lý hoa hồng là cá nhân Việt Nam đã được đào tạo và cấp chứng chỉ phù hợp tiến hành. Các cá nhân này không thực hiện bán hàng tại các địa điểm cố định và nhận thù lao cho cả hoạt động bán hàng lẫn dịch vụ hỗ trợ bán hàng để góp phần làm tăng doanh số bán hàng của các nhà phân phối khác);
  • Nhượng quyền thương mại (CPC 8929).

Không được thực hiện quyền phân phối đối với: thuốc lá và xì gà, sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã được ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm (không bao gồm các sản phẩm bổ dưỡng phi dược phẩm dưới dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột), thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải.

===>>> Xem thêm: Đầu tư nước ngoài

Điều kiện lập cơ sở bán lẻ: việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất) của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).

Ngoài ra pháp luật Việt Nam cũng có một số quy định. Nếu các điều ước quốc tế chưa quy định về vấn đề gì thì phải dựa vào quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể thì Pháp luật Việt Nam có các quy định sau:

  • Đối với việc thành lập cơ sở bán lẻ:
    • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất khi đã được cấp phép quyền phân phối. Việc thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất không phải làm thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
    • Việc lập cơ sở bán lẻ, bao gồm cả cơ sở bán lẻ thứ nhất, phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán lẻ và phù hợp với quy hoạch có liên quan của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi dự kiến lập cơ sở bán lẻ.
    • Việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào việc kiểm tra nhu cầu kinh tế của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ theo các tiêu chí: số lượng cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư và quy mô của địa bàn cấp quận, huyện nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ. Quy định này không áp dụng trong trường hợp lập cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2 tại khu vực đã được tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch cho hoạt động mua bán hàng hoá và đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng trừ trường hợp có thay đổi quy hoạch và điều kiện này không còn tồn tại.
  • Đối với hoạt động nhượng quyền thương mại:
    • Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động ít nhất 01 (một) năm.
    • Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 (một) năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

b)    Về hình thức đầu tư:

Nhà đầu tư nước ngoài có thể chọn một trong các hình thưc sau:

  • Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

===>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

  • Liên doanh với công ty Việt Nam:

===>>> Xem thêm: Thành lập công ty liên doanh

  • Góp vốn (mua cổ phần, phần vốn góp) vào công ty Việt Nam: Trong trường hợp này không phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng phải xin Văn bản chấp thuận của Sở Kế hoạch Đầu tư nơi công ty Việt Nam đặt trụ sở (nếu kinh doanh nghành nghề có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài hoặc nếu việc góp vốn dẫn tới vốn nước ngoài chiếm từ 51% trở lên). 

===>>> Xem thêm: Chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài.

5. Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty thương mại

Thủ tục này cũng thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Bạn có thể chọn một trong các loại hình công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần. Thời gian xử lý là 5 ngày làm việc.

===>>> Xem thêm: Thành lập công ty cổ phần

===>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty THNN một thành viên

===>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty THNN hai thành viên trở lên

công ty thương mại
Các điều kiện không quá khó để thành lập công ty thương mại – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

6. Xin giấy phép con đối với công ty thương mại

a)    Giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh

Nếu bạn kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ thuộc diện ngành nghề có điều kiện thì công ty thương mại mà bạn thành lập phải xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ đó.

b)     Giấy phép đối với cơ sở kinh doanh:

  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy: Các siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên thuộc đối tượng hải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.
  • Giấy phép an toàn thực phẩm: Đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa liên quan tới sức khỏe con người thì phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, theo quy định của Luật an toàn thực phẩm.

7. Các vấn đề liên quan tới kế toán, tài chính đối với công ty thương mại

a)     Lập hồ sơ khai thuế ban đầu

Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty thương mại thực hiện đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ trở chính, đồng thời làm thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn.

===>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký hồ sơ khai thuê ban đầu.

Lưu ý: Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài: Việc lập hồ sơ kê khai thuế ban đầu được tiến hành tại Cục thuế cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. 

b)     Các loại thuế và phí cơ bản phải nộp

Công ty thương mại phải nộp các loại thuế sau:

  • Lệ phí môn bài:
    • Công ty có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
    • Công ty có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
  • Thuế VAT: thuế suất 5% hoặc 10% đối với hàng hóa công ty cung cấp, tùy từng mặt hàng.

===>>> Xem thêm: Các vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng.

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất 20% đối với doanh thu của công ty sau khi trừ chi phí hợp lệ. Lưu ý, nếu trong ba năm đầu doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu thì không phải chịu thuế.
  • Thuế thu nhập cá nhân của nhân viên công ty theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: Áp dụng nếu công ty sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (rượu, bia, thuốc lá, điều hòa, hàng mã …)
  • Thuế xuất nhập khẩu: Áp dụng nếu công ty xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Áp dụng nếu doanh nghiệp sử dụng đất phi nông nghiệp với mục đích kinh doanh.

===>>> Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

8. Ưu đãi đầu tư đối với công ty thương mại ?

Công ty thương mại được hưởng ưu đãi nếu:

  • Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:
    • Hưởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo
    • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, Điều hòa, máy sưởi điện, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay và những mặt hàng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.
    • Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Nếu thuê đất, mặt nước từ Nhà nước: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm tiếp theo thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản

===>>> Xem thêm: Các mức ưu đãi đầu tư.

  • Dự án tại khu kinh tế, khu công nghệ cao (kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo quy định của Chính phủ) không áp dụng đối với dự án đầu tư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh:
    • Hưởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo
    • Nếu thuê đất, mặt nước từ Nhà nước: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quyết định của Chính phủ
  • Dự án tại khu công nghiệp, khu chế xuất (trừ các khu công nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi):
    • Hưởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 4 năm tiếp theo.
    • Nếu thuê đất, mặt nước từ Nhà nước: Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quyết định của Chính phủ
  • Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn:
    • Hưởng thuế suất 20% trong 15 năm; miễn thuế tối đa không quá hai năm, giảm 50% số thuế phải nộp không quá bốn năm tiếp theo.
    • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định
    • Giảm 50% thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Nếu thuê đất, mặt nước từ Nhà nước: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 7 năm tiếp theo thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản
  • Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên (không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng):
    • Hưởng thuế suất 20% trong 15 năm.
    • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định
    • Giảm 50% thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

===>>> Xem thêm: Danh sách địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

9. Các vấn đề về lao động và bảo hiểm đối với công ty thương mại

a)    Hợp đồng lao động

Công ty thương mại cần ký hợp đồng lao động theo các quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khi ký Hợp đồng lao động cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Chủ thể của hợp đồng lao động
  • Nội dung cơ bản của hợp đồng lao động
  • Thời hạn của hợp đồng lao động…

===>>> Xem thêm: Tư vấn luật lao động

b)     Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể

Theo quy định của pháp luật, công ty thương mại có từ 10 nhân viên trở lên phải có Nội quy lao động đăng ký với Sở Lao động Thương binh Xã hội nơi công ty đặt trụ sở. Nội quy sẽ là căn cứ cho các quyết định của công ty về kỷ luật, khen thưởng, sa thải …người lao động.

===>>> Xem thêm: Soạn thảo và đăng ký Nội quy lao động.

Các công ty thương mại lớn với số hàng trăm nhân viên nên có Thỏa ước lao động tập thể. Doanh nghiệp khởi nghiệp nên tham khảo ý kiến của luật sư về cách xây dựng Thỏa ước lao động tập thể để “đôi bên cùng có lợi”, ngăn ngừa tranh chấp lao động.

c)  Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…

Công ty thương mại có nghĩa vụ nộp các loại bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động khi ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên.

10. Dịch vụ thành lập công ty thương mại

Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh rủi ro pháp lý. Để được tư vấn một cách đầy đủ, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo dịch vụ của chúng tôi.

===>>> Xem thêm: 

Lưu ý

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp mọi vấn đề pháp lý liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý chuyên sâu cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn qua Zalo Công ty Luật Thái An hoặc gửi thư tới contact@luatthaian.vn

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

Đối tác pháp lý tin cậy

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói