Quyền sử dụng đất là một trong những quyền quan trọng khi nhắc tới các chế định về đất đai. Trong đó ghi nhận các quyền của chủ sở hữu quyền sử dụng đất là: chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho….Trong khuôn khổ pháp luật về đất đai các cơ sở tôn giáo không tự ý chuyển quyền sử dụng đất.
Công ty Luật Thái An với sứ mệnh mang kiến thức pháp luật phổ biến với xã hội, chúng tôi sẽ tư vấn về hình thức xử phạt khi cơ sở tôn giáo tự ý chuyển quyền và nhận chuyển quyền sử dụng đất như sau:
Câu hỏi của khách hàng về xử phạt cơ sở tôn giáo tự ý chuyển quyền sử dụng đất
Chào luật sư. Tôi tên là Nhật Hào, 40 tuổi, hiện đang cư trú tại Long An. Tôi có một vấn đề thắc mắc như sau: Năm 2004, Chùa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 3 ha đất nông nghiệp (để trồng lúa).
Đầu năm nay, do tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long nghiêm trọng nên chùa muốn chuyển nhượng phần đất trên cho các hộ gia đình. Xin hỏi: Chùa có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất không? Mức xử phạt hành chính đối với trường hợp này là gì ?
Luật Thái An trả lời câu hỏi về xử phạt cơ sở tôn giáo tự ý chuyển quyền sử dụng đất
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về tự ý chuyển quyền sử dụng đất của tôn giáo. Ý kiến tư vấn của Công ty Luật Thái An về vấn đề bạn quan tâm như sau.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh
2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo đối với đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê là gì?
Điều 181 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất. Theo đó, Luật Đất đai 2013 không cho phép cơ sở tôn giáo được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nếu vẫn cố tình chuyển nhượng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cụ thể như sau:
“1. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.
-
Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”

3. Hình thức xử phạt đối với cơ sở tôn giáo tự ý chuyển quyền sử dụng đất như thế nào?
Hình thức và mức phạt đối với cơ sở tôn giáo khi tự ý chuyển quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 27 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với việc Chuyển quyền và nhận chuyển quyền đối với cơ sở tôn giáo không đúng quy định của Luật Đất đai.
Cụ thể như sau.
-
Trường hợp chuyển đổi, thế chấp bằng quyền sử dụng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta trở lên.
-
Trường hợp cho thuê quyền sử dụng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta trở lên.
-
Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;
b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta trở lên.
-
Trường hợp thuê đất thì hình thức và mức xử phạt được thực hiện bằng 70% mức xử phạt quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất thì hình thức và mức xử phạt được thực hiện bằng 70% mức xử phạt quy định tại khoản 3 Điều này.
Vậy, trong trường hợp này, nếu chùa tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng 3 ha đất trồng lúa cho hộ gia đình thì sẽ bị phạt tiền từ từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta trở lên.
4. Cơ sở tôn giáo có thể phải khắc phục hậu quả do việc tự ý chuyển quyền sử dụng đất như thế nào?
Ngoài việc bị xử phạt nêu trên, cơ sở tôn giáo còn có thể bị xử phạt bổ sung theo hướng khắc phục hậu quả, căn cứ Điều 27 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:
a) Buộc bên nhận chuyển quyền, bên thuê đất trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 27 phải trả lại đất cho bên chuyển quyền, bên cho thuê đất;
b) Buộc bên chuyển nhượng, bên cho thuê đất phải nộp số lợi bất hợp pháp có được đối với trường chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 ; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP;
c) Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê đã thu (trong trường hợp thu một lần cho cả thời gian thuê) trong thời gian sử dụng đất còn lại theo quy định của pháp luật dân sự;
d) Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 27.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về hình thức xử phạt khi cơ sở tôn giáo tự ý chuyển quyền hoặc thuê, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật đất đai. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
===>>> Xem thêm: Tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp bị xử phạt như nào?
===>>> Xem thêm: Xử phạt khi tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền.
5. Dịch vụ tư vấn luật và giải quyết tranh chấp đất đai của Luật Thái An
Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về đất đai là sự lựa chọn rất khôn ngoan. Bạn sẽ hiểu rõ về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các tình huống liên quan tới đất đai, nhà ở.
===>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn đất đai.
Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới nhà ở, đất đai thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Lưu ý:
- Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
- Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
- Để giải đáp mọi vấn đề pháp lý liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý chuyên sâu cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật hoặc gửi Email theo địa chỉ contact@luatthaian.vn. Bạn cũng có thể để lại tin nhắn hoặc điền thông tin yêu cầu trên website Công ty Luật Thái An nếu cần sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.