Pháp luật quy định là khi xây dựng nhà ở thì phải xin giấy phép xây dựng. Nhiều người thắc mắc là quy định này áp dụng với cả đô thị lẫn nông thôn hay chỉ áp dụng đối với thành thị? nếu áp dụng với nông thôn thì thủ tục thế nào ? Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về vấn đề giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn trong bài viết sau:
Câu hỏi của khách hàng
Chào luật sư. Tôi tên Đặng Văn Tý, hiện đang cư trú tại Mê Linh, Hà Nội. Gia đình tôi muốn xây dựng nhà ở trên đất ở của gia đình mình. Tôi đang thắc mắc không biết trường hợp của gia đình mình có phải xin cấp giấy phép xây dựng không và thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn như thế nào?
Trả lời câu hỏi
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề khi nào xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn chúng tôi xin trả lời như dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý để trả lời câu hỏi về xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn
Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn là các văn bản pháp luật sau đây:
2. Các trường hợp nào phải xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn?
Trừ các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng, thì tất cả các công ty xây dựng đều phải xin giấy phép xây dựng.
Điều 89 Luật xây dựng 2014 có quy định các trường hợp KHÔNG phải xin giấy phép xây dựng như sau:
- Các công trình là công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp, các công trình xây dựng trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
- Các công trình là công trình bí mật nhà nước.
- Các công trình thuộc Dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư.
- Công trình xây dựng có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế và phê duyệt thuộc trong các Dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Công trình sữa chữa, cải tạo, lắp đặt thêm các thiết bị bên trong nhưng không làm thay đổi công năng sử dụng, kết cấu chịu lực và không làm ảnh hưởng đến an toàn, môi trường xung quanh.
- Công trình có sữa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài, không tiếp giáp với đường đô thì, có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, ở trong các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
- Các công trình được xây dựng ở nông thôn mà chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt.
- Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn (không xây dựng trong các khu di tích lịch sử – văn hóa).
Từ các trường hợp được miễn xin cấp giấy phép xây dựng ở trên có thể kết luận được rằng: xây dựng nhà ở nông thôn không phải xin giấy phép xây dựng trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu di tích lịch sử văn hóa, khu bảo tồn.

3. Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn
Nếu thuộc các trường hợp phải xin cấp giấy phép xây dựng thì dưới đây là trình tự, thủ tục:
a. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn
Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất xây dựng nhà ở
b. Hồ sơ cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn
Hồ sơ cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn.
- Một trong các giấy tờ chứng minh gia đình có quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
- Bản vẽ mặt bằng thể hiện vị trí công trình trên đất tỷ lệ 1/100 – 1/500 và sơ đồ vị trí công trình;
- Bản vẽ các mặt bằng, mặt cắt chủ yếu, các mặt đứng của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;
- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối tỷ lệ 1/50 – 1/200 với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; giao thông; xử lý nước thải: cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình.
- Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện đối với nhà ở quy mô từ 07 tầng trở lên .
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm thiết kế, cá nhân kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ trì, chủ nhiệm thiết kế đối với nhà ở quy mô từ 03 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn xây dựng từ 250 m2 trở lên .
Trong trường hợp công trình của gia đình bạn thuộc trường hợp phải xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn thì cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp phép như trên gửi đến Bộ phận một cửa, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất xây nhà.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề xin cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn. Hãy gọi Tổng đài tư vấn luật đất đai, luật xây dựng – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
>>> Xem thêm:
4. Dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở của Luật Thái An
Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về đất đai là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các tình huống liên quan tới đất đai, nhà ở. Bãn hãy xem bài viết Dịch vụ tư vấn đất đai của Luật Thái An.
HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.