Xác định tài sản phá sản như thế nào ?

Thị trường kinh doanh tại Việt Nam đang trên đà phát triển với sự cạnh tranh hay gắt, nhiều doanh nghiệp đã và đang lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Nếu không được giải quyết kịp thời, phá sản là hậu quả tất yếu của doanh nghiệp đó. Việc xác định tài sản phá sản là trách nhiệm được đặt ra cho các bên để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật để thực hiện thủ tục phá sản.

Công ty Luật Thái An  được biết đến là công ty luật ra đời khi ngành luật Việt Nam có nhiều khởi sắc, dày dặn kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật trên nhiều lĩnh vực. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về xác định tài sản phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc xác định tài sản phá sản

Cơ sở pháp lý điều chỉnh xác định tài sản phá sản là Luật Phá sản 2014.

2. Ý nghĩa của việc xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã:

Xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xử lý tài sản. Đây là một trong những căn cứ để xác định một doanh nghiệp, hợp tác xã liệu đã bị mất khả năng thanh toán nợ hay chưa.

Mặt khác, nó chi phổi việc lựa chọn thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết phá sản và áp dụng hàng loạt các biện pháp bảo toàn tài sản có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ.

3. Xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã:

Khoản 1 Điều 64 Luật Phá sản năm 2014 quy định tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã gồm:

“a) Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản;

b) Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;

c) Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;

d) Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai;

đ) Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

e) Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;

g) Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.”

So với Luật Phá sản năm 2004, quy định của Luật Phá sản năm 2014 đã mở rộng thêm một số đối tượng là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán như: Tài sàn thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản hay tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản.

Phương pháp liệt kê các loại hình tài sản như trên có ưu điểm là giúp các cơ quan tố tụng cũng như các bên liên quan đánh giá được cụ thể về tình hình tài sản cùa doanh nghiệp, hợp tác xã nhưng khó có thể bao hàm hết toàn bộ khối tài sản, gây khó khăn cho việc tính toán, kiểm soát, phân chia số tài sản này.

Xác định tài sản phá sản
Xác định tài sản phá sản để thực hiện nghĩa vụ tài sản – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Lưu ý: Quy định trên áp dụng đối với các doanh nghiệp là công ty TNHH, công ty cổ phần. Riêng đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thì có quy định bổ sung.

4. Xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh:

Đối với doanh nghiệp tư nhân khi mà không xác định rõ ràng được tài sản của công ty hay cá nhân, hay đối với công ty hợp danh là công ty đối nhân thì việc xác định tài sản phá sản phức tạp hơn. Tài sản phá sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh là gồm các tài sản nêu ở mục 3 nêu trên, ngoài ra còn có các tài sản khác nêu tại Khoản 2 Điều 64 Luật Phá sản:

“b) Tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh; trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật có liên quan.”

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về xác định tài sản phá sản.

Nếu bạn cần được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp và luật đầu tư. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

5. Dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Luật Thái An

Trong bối cảnh kinh doanh sôi động, doanh nghiệp càng phát triển thì việc kinh doanh và quản trị doanh nghiệp càng khó khăn, phức tạp. Một trong các thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp là bảo đảm hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật. Làm được điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý như bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như phòng ngừa ranh chấp lao động, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp hoặc các kiện tụng từ phía khách hàng, đối tác…

Nếu bạn cần được tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư… hãy tham khảo bài viết Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp của chúng tôi.

quanly

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói