Hiện nay, đất nước ta ngày càng mở rộng giao thương, hội nhập quốc tế. Nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng có xu hướng quay về nước lập nghiệp do đó sẽ kéo theo nhu cầu về nhà ở. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về việc người Việt kiều mua căn hộ ở Việt Nam, một vấn đề được nhiều Việt kiều quan tâm.
Câu hỏi của khách hàng
Chào luật sư. Tôi tên là Minh, 34 tuổi, hiện đang cư trú tại Sydney, Úc. Bạn của tôi mang hai quốc tịch Việt Nam và Úc, sống tại Melbourne từ nhỏ. Cuối năm nay, bạn của tôi muốn mua một căn hộ ở Việt Nam để có chỗ nghỉ dưỡng trong những chuyến về Việt Nam khá dài. Xin hỏi, bạn tôi là Việt kiều mua căn hộ ở Việt Nam được không và cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Luật Thái An trả lời câu hỏi về vấn đề điều kiện và thủ tục để người Việt kiều mua căn hộ ở Việt Nam:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời như dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý để trả lời câu hỏi về điều kiện và thủ tục để người Việt Kiều mua căn hộ ở Việt Nam
Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề người Việt kiều mua căn hộ ở Việt Nam là các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật nhà ở 65/2014/QH13;
- Luật quốc tịch 2008;
- Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
- Nghị định 30/2021/NĐ-CP
2. Thế nào là Việt Kiều
Căn cứ Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài/ Việt Kiều như sau:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”
Vậy nên, Việt kiều (hay người Việt hải ngoại, người Việt Nam ở nước ngoài) là thuật ngữ để chỉ người Việt định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, họ có thể đang mang quốc tịch Việt Nam hoặc/và quốc tịch của nước sở tại.
===>>> Xem thêm: Quyền của người nước ngoài về đất đai, nhà ở
3. Việt kiều mua căn hộ ở Việt Nam có được không?
Việt kiều hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo Điều 7 Luật nhà ở 2014:
“Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”
Bạn của bạn có quốc tịch Việt Nam và đã cư trú, sinh sống lâu dài tại Melbourne, Úc thì sẽ được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) theo Điều 3 Luật quốc tịch 2008.
Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt tư vấn là: Việt Kiều được mua nhà ở tại Việt Nam khi chứng minh được mình thuộc đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam và có đủ năng lực hành vi dân sự.
===>>> Xem thêm: Việt kiều có được mua nhà ở Việt Nam không?

4. Điều kiện và giấy tờ cần có khi Việt kiều mua căn hộ ở Việt Nam là gì?
Việt kiều hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam khi đáp ứng 2 điều kiện được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 119 Luật nhà ở 2014 như sau:
- Có giấy tờ chứng minh là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP. Theo đó:
- Nếu Việt kiều có hộ chiếu Việt Nam thì hộ chiếu phải còn giá trị và có đóng dấu nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;
- Nếu Việt kiều có hộ chiếu nước ngoài thì hộ chiếu phải còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam, kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có đủ năng lực hành vi dân sự để tham gia giao dịch mua bán nhà ở.
===>>> Xem thêm: Quyền sở hữu nhà của người nước ngoài.
5. Thời hạn sở hữu căn hộ với người Việt Kiều là bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“. Cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này.”
Như vậy, việc giới hạn thời hạn sở hữu nhà chỉ áp dụng với cá nhân nước ngoài còn nếu bạn là người Việt Kiều có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện mua nhà ở Việt Nam theo diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bạn của bạn được sở hữu nhà như công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam.
6. Tóm tắt phần tư vấn về vấn đề Việt Kiều mua căn hộ ở Việt Nam
Như vậy, Bạn của bạn có quốc tịch Việt Nam và đã cư trú, sinh sống lâu dài tại Melbourne, Úc thì sẽ được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) theo Điều 3 Luật quốc tịch 2008.
Bạn của bạn có thể được mua căn hộ tại Việt Nam khi chứng minh được mình thuộc đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam và có đủ năng lực hành vi dân sự.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về việc người Việt kiều mua căn hộ ở Việt Nam.
Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!
7. Dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở của Luật Thái An
Hiện nay, nhiều người Việt Kiều vì chưa hiểu rõ quyền lợi của mình trong việc sở hữu đất đai, nhà ở ở Việt Nam nên đã nhờ người khác đứng tên hộ. Điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý. Vậy nên, việc sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn là vô cùng cần thiết.
Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới nhà ở, đất đai thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
===>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn đất đai
HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!
- Luật sư bảo vệ thành công vụ án tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ ông cha để lại - 11/10/2023
- Hợp đồng thuê căn hộ chung cư - 08/07/2023
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.