Nghỉ việc là hoạt động thường thấy tại các doanh nghiệp của người lao động. Tuy nhiên, thay vì viết đơn xin nghỉ việc thi nhiều người lao động lại tự ý bỏ việc. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ của chính họ. Để phân tích rõ điều này, trong bài viết dưới đây Công ty Luật Thái An với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật lao động, dân sự… sẽ trả lời câu hỏi của khách hàng về việc “tự ý bỏ việc có bị sa thải không?” như sau:
Câu hỏi của khách hàng: Tự ý bỏ việc có bị sa thải ?
Chào luật sư. Tôi tên là Minh, 43 tuổi, hiện đang cư trú tại Hà Nội. Tôi có một thắc mắc về vấn đề tự ý bỏ việc có bị sa thải ? như sau mong được luật sư giải đáp giúp cho:
Tôi vào làm việc tại Công ty X theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ năm 2010. Tháng 6/2018, công ty X cử tôi đi học nghề 6 tháng ở Nhật Bản, với cam kết làm việc ít nhất cho doanh nghiệp 3 năm sau khi học xong.
Ngày 01/05/2021, tôi xin phép nghỉ 6 ngày (1 tuần làm việc) để về quê chăm sób c mẹ đang bị ốm, nhưng giám đốc công ty X không đồng ý vì lí do doanh nghiệp đang gấp rút hoàn thành hợp đồng để giao nộp sản phẩm cho đối tác. Tuy nhiên, do mẹ ốm nặng nên tôi đã tự ý nghỉ việc 6 ngày. Mẹ tôi ốm nằm viện và có giấy xác nhận của bệnh viên.
Tuy nhiên, đến ngày 20/05/2021, công ty đã họp xử lý kỉ luật vắng mặt tôi và ra quyết định sa thải tôi.
Mong luật sư tư vấn cho tối vè hành động của công ty như vậy có hợp pháp không? Tôi xin cảm ơn,
Luật Thái An trả lời
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời như dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý điều chỉnh là các văn bản pháp luật sau đây:
- Bộ luật lao động năm 2019
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
2. Tự ý bỏ việc có thể là một căn cứ để sa thải?
Tại khoản 4, Điều 125 Bộ Luật lao động năm 2019 có quy định về việc áp dụng hình thức xử lý kỉ luật sa thải đối với người lao động tự ý nghỉ việc như sau:
“4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
===>>> Xem thêm: Các trường hợp sa thải người người lao động
3. Tự ý bỏ việc có thể là một căn cứ để sa thải nhưng có những ngoại lệ
Điều 125 Bộ Luật lao động năm 2019 cũng quy định:
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Trong trường hợp này, bạn đã tự ý nghỉ 6 ngày làm việc liên tục, nhưng có lý do chính đáng là mẹ đang bị bệnh nặng.
Vậy, dựa theo quy định trên, để chứng minh mình nghỉ việc là hợp pháp thì bạn cần phải đưa ra được giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh nơi mẹ bạn nằm về việc mẹ anh mắc bệnh nặng. Đây là cơ sở để bạn chứng minh được tính hợp pháp (nghỉ việc có lý do chính đáng) cho hành vi tự ý nghỉ việc của bản thân.
===>>> Xem thêm:Các trường hợp không được xử lý kỷ luật người lao động
4. Sa thải khi người lao động tự ý bỏ việc vì lý do chính đáng có là vi phạm pháp luật không ?
Như đã trình bày ở phần trên, việc bạn tự ý nghỉ việc do mẹ của anh bị bệnh nặng, và bạn có được chứng nhận của cơ sở khám chữa bệnh.. Cho nên, theo Khoản 4, Điều 125 Bộ Luật Lao Động 2019 thì việc bạn tự ý nghỉ việc trong 6 ngày là có lí do chính đáng. Theo đó, công ty X không thể áp dụng hình thức xử lí kỉ luật sa thải đối với bạn.
Bên cạnh đó, việc công ty đã họp xử lý kỉ luật vắng mặt bạn và ra quyết định sa thải bạn là không tuân thủ quy định về trình tự xử lý kỷ luật người lao động tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Điều này là bởi việc họp xử lý kỷ luật lao động bắt buộc phải có sự tham gia của bạn.
===>>> Xem thêm:Trình tự xử lý kỷ luật người lao động hợp pháp
Vậy nên, hành vi công ty sa thải bạn của công ty X là không đúng theo quy định của pháp luật.

5. Hậu quả pháp lý của việc sa thải khi người lao động tự ý bỏ việc vì lý do chính đáng – sa thải không hợp pháp
Với trường hợp hành vi sa thải bạn của công ty X là trái pháp luật, thì hành vi đó được coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người sử dụng lao động.
Do đó, Công ty X có trách nhiệm về hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 41 của Luật lao động 2019 như sau:
“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.”
===>>> Xem thêm: Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
6. Khắc phục hậu quả của quyết định sa thải trái pháp luật khi người lao động tự ý bỏ việc với lý do chính đáng
Như vậy, bạn có thể được hưởng những quyền lợi theo các trường hợp sau:
a. Trường hợp bạn muốn trở lại làm việc ở công ty:
Trường hợp bạn mong muốn trở lại làm việc tại công ty thì công ty sẽ buộc phải nhận bạn quay trở lại làm việc theo đúng hợp đồng đã giao kết. Bên cạnh đó, công ty X còn phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày bạn không được làm việc và phải trả thêm cho anh một khoản tiền ít nhất bằng hai tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Nếu vị trí, công việc của bạn theo hợp đồng đã không còn thì bạn có thể thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động mà hai bên đã kí.
b. Trường hợp bạn không muốn trở lại làm việc ở công ty:
Trường hợp bạn không muốn trở lại làm việc ở công ty sẽ căn cứ theo khoản 2 của Điều 41 Bộ luật lao động năm 2019.
Theo đó, ngoài các khoản tiền theo quy định tại khoản 1 (tiền lương, BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động) thì công ty X phải trả trợ cấp thôi việc cho bạn theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
“Điều 46. Trợ cấp thôi việc
Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được
trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Trường hợp công ty X không muốn nhận bạn làm việc trở lại:
Trường hợp công ty X không muốn nhận lại bạn và có sự đồng ý của bạn thì ngoài khoản tiền công ty X phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều 41 và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46, thì hai bên sẽ thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho cho bạn với số tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
===>>> Xem thêm:Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về việc: Tự ý bỏ việc với lý do chính đáng có bị sa thải không? Hãy gọi Tổng đài tư vấn luật lao động – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ
- Luật sư bảo vệ thành công vụ án tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ ông cha để lại - 11/10/2023
- Hợp đồng thuê căn hộ chung cư - 08/07/2023
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.