Trưng dụng đất: Những quy định cần biết!

Khi Nhà nước cần sử dụng đất vì mục đích quốc phòng an ninh và trong những tình huống cấp bách thì có thể thực hiên trưng dụng đất. Pháp luật đất đai có những quy định chặt chẽ về việc này. Công ty Luật Thái An với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn luật đất đai, sẽ tư vấn thủ tục trưng dụng đất sau đây:

1. Trưng dụng đất là gì ?

Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai (khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai 2013).

Trưng dụng đất cũng là biện pháp hành chính của cơ quan Nhà nước. Trưng dụng đất có bồi thường, buộc người sử đất phải cho Nhà nước sử dụng đất trong một thời gian nhất định.

Trưng dụng đất khác với thu hồi đất: Trưng dụng đất trong một thời gian nhất định, thu hồi đất thì là vĩnh viễn.

>>> Xem thêm: Thu hồi đất

2. Ai có thẩm quyền quyết định việc trưng dụng đất ?

Việc trưng dụng đất phải được quyết định bởi cơ quan có thẩm quyền. Tại khoản 3 Điều 72 Luật Đất đai, thẩm quyền trưng dụng đất được quy định như sau:

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất. Người có thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền cho người khác.

3. Thời hạn trưng dụng đất thế nào?

Tại khoản 4 Điều 72 Luật Đất đai quy định về thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành. Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày.

trưng dụng đất
Trưng dụng đất phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Các bước thực hiện trưng dụng đất thế nào?

Việc trưng dụng đất phải được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục quy định bởi pháp luật đất đai. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Ban hành quyết định trưng dụng đất

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 Luật Đất đai 2013, cơ quan cơ thẩm quyền phải ban hành quyết định trưng dụng đất phải bằng văn bản. Trường hợp khẩn cấp, không thể ra quyết định bằng văn bản được thì có thể dùng lời nói nhưng phải viết giấy xác nhận việc quyết định trưng dụng đất chậm nhất 48 giờ tính từ khi ra quyết định trưng dụng bằng lời nói và gửi cho người có đất trưng dụng.

Các nội dung chủ yếu cùa quyết định được liệt kê tại Khoản 1 Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, gồm:

  • Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất;
  • Tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng;
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng;
  • Mục đích, thời hạn trưng dụng đất;
  • Vị trí, diện tích, loại đất, tài sản gắn liền với đất trưng dụng;
  • Thời gian bàn giao đất trưng dụng.”

Cần lưu ý là trong những tình huống đặt biệt khẩn cấp, thì quyết định bằng văn bản được ban hành sau. Khi đó người có thẩm quyền được quyết định trưng dụng đất bằng lời nói nhưng phải viết giấy xác nhận việc quyết định trưng dụng đất ngay tại thời điểm trưng dụng. Quyết định trưng dụng đất có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành.

Tuy nhiên, Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng quy định rằng là chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng đất bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng đất bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng đất và gửi cho người có đất trưng dụng.

Bước 2: Chấp hành quyết định trưng dụng đất

Người có đất trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng dụng.

Trường hợp quyết định trưng dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có đất trưng dụng không chấp hành thì người quyết định trưng dụng đất ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành (khoản 5 điều 72 Luật Đất đai 2013).

Thời hạn trưng dụng là không quá 30 ngày. Nếu hết thời hạn này mà vẫn cần phải tiếp tục sử dụng đất trưng dụng thì có thể gia hạn nhưng không quá 30 ngày, cơ quan có thẩm quyền phải ban hành quyết định gia hạn trưng dụng đất

Bước 3: Hoàn trả đất trưng dụng

Khi hết thời hạn trưng dụng đất, cần hoàn trả đất trưng dụng cho người sử dụng đất.

Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất bị trưng dụng.

Trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Bồi thường trưng dụng đất cho

Nhà nước sẽ bồi thường việc trưng dụng đất. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất trưng dụng chịu trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra, trừ trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán.

Lưu ý: Trường hợp khu đất trưng dụng thuộc địa giới hành chính của nhiều đơn vị hành chính cấp huyện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trưng dụng chịu trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng. 

Để xác định mức bồi thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành phần Hội đồng xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra gồm:

  • Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Trưởng ban;
  • Các thành viên thuộc các cơ quan tài nguyên và môi trường, tài chính và các thành viên khác có liên quan;
  • Đại diện cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất;
  • Đại diện Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi có đất;
  • Các thành viên là đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;
  • Đại diện của người có đất trưng dụng.

5. Luật sư tư vấn về trưng dụng đất

Luật sư tư vấn về trưng dụng đất là một lĩnh vực pháp lý phức tạp, liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng đất đai. Luật sư cung cấp tư vấn để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sở hữu đất trong quá trình trưng dụng. Họ giúp khách hàng hiểu rõ về các quy định pháp lý, quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc trưng dụng.
Các vấn đề mà luật sư thường tư vấn bao gồm quy trình trưng dụng đất, cách tính bồi thường, hỗ trợ cho người bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, họ cung cấp tư vấn pháp lý về việc kháng cáo quyết định trưng dụng đất, giúp đảm bảo rằng các quyết định của cơ quan nhà nước tuân thủ đúng pháp luật và công bằng cho tất cả các bên liên quan.
Luật sư tư vấn về trưng dụng đất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người dân trong trường hợp đất của họ bị Nhà nước chiếm dụng. Họ cung cấp các dịch vụ pháp lý cần thiết để đảm bảo rằng quá trình trưng dụng diễn ra một cách minh bạch, công bằng và theo đúng quy định của pháp luật.
Nguyễn Văn Thanh