Quy trình xử lý kỷ luật lao động như thế nào ?

Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/02/2021 đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động 2019, trong đó có quy định về quy trình xử lý kỷ luật lao động. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật lao động, Luật Thái An luôn cập nhật, phổ biến các thông tin cơ bản đến quý độc giả.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy trình xử lý kỷ luật lao động:

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy trình xử lý kỷ luật lao động là các văn bản pháp luật sau đây:

Theo quy định tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thủ tục, quy trình xử lý kỷ luật lao động bao gồm các bước chính sau:

2. Các bước trong quy trình xử lý kỷ luật lao động:

a. Bước 1 trong quy trình xử lý kỷ luật lao động: Lập biên bản

Ngay khi phát hiện ra người lao động vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.

Việc lập biên bản phải tiến hành tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm

Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện ra hành vi vi phạm của người lao động sau khi hành vi đó xảy ra mà có căn cứ chứng minh thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

(Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Lưu ý: Người sử dụng lao động không được kỷ luật người lao động một cách tuỳ tiện. Cần có căn cứ vững chắc theo quy định của pháp luật, nếu không có thể gây ra khiếu nại, khiếu kiện:

b. Bước 2 trong quy trình xử lý kỷ luật lao động: Gửi thông báo họp kỷ luật

  • Người sử dụng lao động gửi thông báo (có thể bằng văn bản hoặc lời nói) về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động tới các thành phần tham dự theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động năm 2019, đó là:
    • Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên như: Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở;
    • Người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật;
    • Cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 15 tuổi.
  • Thông báo này phải có đầy đủ các nội dung sau:
    • Nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động,
    • Họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động,
    • Hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động
  • Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;
  • Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định. Nếu một trong các thành viên thông báo không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc vắng mặt thì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động vẫn được tiến hành như thông thường.

Lưu ý:

  • Người lao động phải bảo đảm các thành phần tham dự nhận được thông báo ít nhất trước 05 ngày khi cuộc họp diễn ra.
  • Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động.
  • Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp.
Trình tự xử lý kỷ luật người lao động
Tổ chức họp là bước không thể thiếu trong quy trình xử lý kỷ luật lao động – Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

c. Bước 3 trong quy trình xử lý kỷ luật lao động: Họp xử lý kỷ luật lao động

Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật người lao động cần đảm bảo thực hiện theo trình tự sau:

  • Mở đầu cuộc họp, chủ trì nêu lý do và các thành phần tham dự;
  • Đương sự-người lao động tường trình diễn biến vụ việc;
  • Người sử dụng lao động chứng minh lỗi của người lao động;
  • Người làm chứng trình bày (nếu có);
  • Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở nêu ý kiến;
  • Người giao kết hợp đồng lao động đưa ra kết luận cuối cùng.

Lưu ý:

  • Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật phải được lập thành biên bản và được các thành phần tham dự thông qua trước khi cuộc họp kết thúc.
  • Biên bản cuộc họp phải có đầy đủ chữ ký các thành phần tham dự (quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động).
  • Trường hợp có thành viên có mặt nhưng lại không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

d. Bước 4 trong quy trình xử lý kỷ luật lao động: Ra quyết định xử lý kỷ luật:

Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động, áp dụng một trong các hình thức kỷ luật theo quy định của Bộ Luật Lao động và/hoặc theo Nội quy công ty.

Thời hạn ban hành quyết định xử lý kỷ luật phải tuân theo thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 123 Bộ luật lao động 2019, đó là 06 tháng  kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.

Trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.

Nếu hết thời hiệu thì người sử dụng lao động không thể tiến hành kỷ luật người lao động.

Quyết định xử lý kỷ luật được gửi tới các thành phần tham dự (kể cả những người không có mặt tại phiên họp).

3. Luật sư tư vấn và hỗ trợ quy trình xử lý kỷ luật lao động:

Luật sư trong vai trò tư vấn sẽ hướng dẫn người sử dụng lao động về các bước cần thiết và đảm bảo rằng mọi quyết định kỷ luật phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Điều này bao gồm việc xem xét các tình tiết giảm nhẹ, lịch sử làm việc của người lao động, và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Luật sư cũng cần tư vấn cho người lao động về quyền lợi và trách nhiệm của họ trong quá trình xử lý kỷ luật, cũng như cách thức kháng cáo nếu họ cảm thấy bị xử lý không công bằng.

Quan trọng nhất, luật sư cần đảm bảo rằng quy trình xử lý kỷ luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quyền con người và không vi phạm quyền lợi chính đáng của người lao động. Việc tuân thủ các nguyên tắc pháp lý không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động mà còn góp phần xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh và công bằng.

Nguyễn Văn Thanh