Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính bao gồm mấy bước, được thực hiện như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm và được gửi về mong các luật sư Luật Thái An giải đáp. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc, chúng tôi đã có bài viết dưới đây. Bạn đọc lưu ý, dưới đây chỉ là những kiến thức cơ bản về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, mọi thắc mắc về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính tốt nhất bạn hãy gọi trực tiếp để được tư vấn kịp thời.

1. Cơ sở pháp lý quy định thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Cơ sở pháp lý quy định thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Thế nào là thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Đầu tiên, bạn đọc cần hiểu rõ thế nào là xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì:

“Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”.

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là trình tự, các bước được cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng để xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính. Tùy vào việc hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức có phải lập biên bản hay không mà thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo các bước khác nhau.

===>>> Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

3. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính

Đây là một thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không thể thiếu cho dù là xử phạt có biên bản hay không. Bước đầu tiên khi phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính đương nhiên sẽ là bắt buộc cá nhân, tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi đó. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

Xử phạt hành chính không lập biên bản là một hình thức xử phạt hành chính được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Riêng đối với trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

===>>> Xem thêm: Tình tiết tăng nặng khi xử phạt hành chính

thủ tục xử phạt hành chính
Thủ tục xử phạt hành chính bao gồm mấy bước? Chi tiết mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây – Ảnh minh họa: Internet.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

5. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính lập biên bản

Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp xử phạt không lập biên bản.

a) Hồ sơ thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính lập biên bản

Hồ sơ để thực hiện các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính lập biên bản bao gồm:

    • biên bản vi phạm hành chính
    • quyết định xử phạt hành chính
    • các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

b) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính lập biên bản

  • Bước 1: Lập biên bản xử phạt hành chính

Bước đầu tiên trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính lập biên bản là người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình.

Riêng đối với vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, khi thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

===>>> Xem thêm: Tình tiết tăng nặng khi xử phạt hành chính

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung theo quy định thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

  • Bước 2: Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính

Sau khi lập biên bản, bước thứ hai trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là xác minh tình tiết vụ việc. Các tình tiết phải xác minh trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

    • Có hay không có vi phạm hành chính
    • Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính
    • Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
    • Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra
    •  Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
    • Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
    • Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định

Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.

  • Bước 3: Xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt

Đây là thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không bắt buộc và chỉ được áp dụng trong những trường hợp cần thiết. Tùy theo loại tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:

    • Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;
    • Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;
    • Giá thành của tang vật, phương tiện nếu là hàng hóa chưa xuất bán;
    • Đối với tang vật, phương tiện là hàng giả thì giá của tang vật, phương tiện đó là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.

Khi thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính mà không thể áp dụng được căn cứ trên để xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền thực hiện các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và thành lập Hội đồng định giá.

===>>> Xem thêm: Thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện để xác định giá trị không quá 48 giờ kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 48 giờ. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả.

  • Bước 4: Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính: Giải trình
Giải trình là thủ tục xử phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức. Có hai hình thức giải trình khi thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đó là giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Khi giải trình bằng văn bản trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Đối với thủ tục xử phạt vi phạm hành chính giải trình trực tiếp, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm và tổ chức phiên giải trình trực tiếp.
  • Bước 5: Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm.

===>>> Xem thêm: Thủ tục thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Còn trường hợp nếu không có dấu hiệu phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các giai đoạn:

    • Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm.
    • Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên đó.
    • Thực hiện biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu trường hợp  bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định theo đúng thời gian yêu cầu.

Trên đây là tư vấn của Luật Thái An về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật  của Công ty Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

6. Dịch vụ khiếu nại hành chính Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về khiếu nại là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội. Nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, Công ty Luật Thái An cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khiếu nại như sau:

  • Tư vấn về quyền lợi của khách hàng trong vụ việc cụ thể;
  • Kiểm tra căn cứ, điều kiện khiếu nại, tố cáo hành chính;
  • Soạn thảo, hướng dẫn nộp đơn  khiếu nại hành chính;
  • Xác minh, thu thập chứng cứ, đối thoại giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo hành chính;
  • Tư vấn cho khách hàng về trình tự, thủ tục khiếu nại;
  • Đại diện tham gia quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính;
  • Tư vấn khởi kiện khi khách hàng có nhu cầu.

===>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng, khiếu nại, tố cáo

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Thị Huyền

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói