Thủ tục phá sản rút gọn theo quy định của pháp luật

Thủ tục phá sản là quy trình, trình tự, hồ sơ phá sản được chủ sở hữu thực hiện khi doanh nghiệp phá sản theo quy định pháp luật. Để việc thực hiện thủ tục được nhanh chóng, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho doanh nghiệp, pháp luật đã quy định thủ tục phá sản rút gọn.

1. Thế nào là thủ tục phá sản  ?

Trong tiếng Việt, thủ tục là những việc cụ thể phải làm theo một trình tự nhất định và có tính chính thức. Như vậy, thủ tục phá sản được hiểu là trình tự, cách thức tiến hành giải quyết việc phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thực chất thủ tục phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể, giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán.

Việc thực hiện thủ tục phá sản nói chung và thủ tục phá sản rút gọn riêng phải tuân thủ Luật Phá sản 2014.

2. Tại sao cần có việc thực hiện thủ tục phá sản rút gọn ?

Quá trình giải quyết một vụ phá sản thông thường có thể bao gồm nhiều thủ tục, giai đoạn khác nhau và kéo dài rất lâu. Chi tiết về thủ tục phá sản đầy đủ có tại bài viết Thủ tục phá sản.

Trong thực tiễn, có những trường hợp doanh nghiệp hầu như không còn tài sản gì đáng kể, việc thực hiện các thủ tục như tiến hành Hội nghị chủ nợ hay phục hồi doanh nghiệp là không thực tế, mang tính hình thức, gây lãng phí thời gian và tiền bạc cho cả doanh nghiệp mắc nợ, các chủ nợ, Tòa án và các bên liên quan.

Do vậy, Luật Phá sản 2014 đã có những quy định áp dụng thủ tục phá sản rút gọn.

3. Khi nào Tòa án áp dụng thủ tục phá sản rút gọn

Có thể thấy rằng nếu Tòa án giải quyết phá sản doanh nghiệp theo thủ tục thông thường thì sẽ tốn khá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Trình tự, thủ tục phá sản thì phức tạp, chi phí phá sản thì cao bao gồm nhiều loại như lệ phí Tòa án, chi phí quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí đăng báo, chi phí kiểm toán… Điều này gây ra bất lợi cho những doanh nghiệp nhỏ, tài sản vốn đã cạn kiệt, không đủ để thanh toán các loại chi phí chồng chất.

Do đó pháp luật đã quy định về thủ tục phá sản doanh nghiệp rút gọn để giải quyết vấn đề này. Theo quy định tại Điều 105 Luật Phá sản 2014 thì Tòa án có thể áp dụng thủ tục phá sản doanh nghiệp rút gọn trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Doanh nghiệp đã hoàn toàn mất khả năng thanh toán, không còn tiền hoặc tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản và người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là các cá nhân bao gồm:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân,
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần,
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,
  • Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
  • Thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Trường hợp 2: Sau khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của một trong các chủ thể có quyền nộp đơn mà doanh nghiệp đã hoàn toàn mất khả năng thanh toán và không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.

Thủ tục phá sản rút gọn
Thực hiện thủ tục phá sản rút gọn là điều mà không doanh nghiệp nào mong muốn – Nguồn ảnh minh họa: Internet

4. Các bước thực hiện thủ tục phá sản rút gọn

Thủ tục phá sản rút gọn gồm các bước sau:

Bước 1 thủ tục phá sản rút gọn: Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

  • Các chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo đúng quy định pháp luật;
  • Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn khi xét thấy có đủ điều kiện thụ ký đơn;
  • Tòa án xem xét doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thuộc một trong hai trường hợp giải quyết theo thủ tục rút gọn hay không. Trường hợp Tòa án xét thấy doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thuộc một trong các trường hợp trên thì thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Bước 2 thủ tục phá sản rút gọn: Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản

Tòa án xem xét, quyết định theo một trong hướng sau:

  • tuyên bố doanh nghiệp phá sản ngay
  • tuyên bố tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường

Liên quan tới tiền tạm ứng chi phí phá sản đã nộp thì nếu Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản ngay thì doanh nghiệp được hoàn trả lệ phí. Nếu không thì doanh nghiệp không được hoàn trả lệ phí.

5. Thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

Các bước thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là:

Xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã

Thi hành quyết định tuyên bố phá sản: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bổ phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

Sau khi nhận được quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dẫn sự, Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Mở một tài khoản tại ngân hàng đứng tên cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản để gửi các khoản tiền thu hồi được của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
  • Giám sát, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lí, thanh lí tài sàn thực hiện thanh lí tài sản;
  • Thực hiện cưỡng chế để thu hồi tài sần, giao tài sản cho người mua được tài sản trong vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
  • Dựa trên báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lí, thanh lí tài sản về kết quả thanh lí tài sản, Chấp hành viên thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Việc phân chia tài sản phải thực hiện theo thứ tự do pháp luật quy định.
  • Để hiểu thêm, bạn hãy đọc bài viết Thứ tự phân chi tài sản khi phá sản của chúng tôi. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỉ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

 

Trong bối cảnh kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp đôi khi phải đối mặt với khả năng phá sản, một quá trình phức tạp và đầy thách thức. Tại thời điểm này, vai trò của luật sư tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trở nên vô cùng quan trọng. Luật sư không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về thủ tục phá sản nói chung, thủ tục phá sản nói riêng, mà còn cung cấp lời khuyên sâu sắc về cách thức quản lý và giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh.

Các luật sư kinh nghiệm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, đàm phán với các chủ nợ, đồng thời giúp bảo vệ quyền lợi tối đa cho doanh nghiệp trong quá trình giải quyết nợ nần. Hơn nữa, họ cũng cung cấp lời khuyên về các phương án tái cấu trúc, giúp doanh nghiệp có thể phục hồi và tái hoạt động hiệu quả sau giai đoạn khó khăn. 

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ

Nguyễn Văn Thanh