Thứ tự phân chia tài sản khi phá sản như thế nào ?

Phân chia tài sản khi phá sản là một chế định được quy định cụ thể trong Luật Phá sản 2014. Trong đó, pháp luật quy định thứ tự phân chia tài sản khi phá sản bởi tính đặc thù của nó. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, Công ty Luật Thái An với bề dầy hơn chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn pháp luật về đầu tư, dân sự, đất đai,…trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về thứ tự phân chia tài sản khi phá sản

Câu hỏi của khách hàng về vấn đề thứ tự phân chia tài sản khi phá sản

Chào Công ty Luật Thái An. Tôi tên là Nguyễn Đắc Việt, là cổ đông của công ty cổ phần xây dựng Sao Mai. Công ty Sao Mai gần đây rất sa sút, nợ nần nhiều mà ít đơn hàng. Công ty gần đây bị chủ nợ liên tục thúc giục trả nợ. Tôi thì cho rằng công ty sẽ phải phá sản. Trong trường hợp đó, số cổ phần tôi mua của công ty có được hoàn trả không ? Tôi rất lo ngại do công ty còn nợ rất nhiều: nợ khách hàng, nợ đối tác, nợ lương …

Vậy thứ phân chia tài sản khi công ty phá sản như thế nào ?Rất mong được luật sư giải đáp.

Công ty Luật Thái An tư vấn về thứ tự phân chia tài sản khi phá sản

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Dưới đây là ý kiến tư vấn:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh thứ tự phân chia tài sản khi phá sản

Cơ sở pháp lý điều chỉnh thứ tự phân chia tài sản khi phá sản là Luật phá sản 2014.

2. Thứ tự phân chia tài sản khi phá sản

Điều 54 Luật phá sản 2014 quy định như sau về thứ tự phân chia tài sản:

“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Thứ tự phân chia tài sản khi phá sản
Thứ tự phân chia tài sản khi phá sản – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Như vậy là Công ty phải ưu tiên thanh toán chi phí phá sản đầu tiên, sau đó thanh toán cho người lao động, tiếp đến là các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản, tiếp đến là các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, các khoản nợ không có bảo đảm, khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán.

Sau khi thanh toán các khoản trên rồi thì tài sản còn lại của công ty mới được chia cho thành viên góp vốn như bạn. Trường hợp sau khi chia tài sản cho các đối tượng nói trên mà không còn tài sản thì bạn, với tư cách là thành viên góp vốn, sẽ không được nhận lại tài sản đã đóng góp của mình.

Trong trường hợp tài sản còn lại của công ty là quá ít, không đủ để chia cho các đối tượng ưu tiên như nêu ở Khoản 1 Điều 54 Luật phá sản 2014 thì các đối tượng đó chỉ được nhận một phần theo tỷ lệ phần trăm.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về thứ tự phân chia tài sản khi phá sản. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp và luật đầu tư của Công ty Luật Thái An. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

3. Dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Luật Thái An

Trong bối cảnh kinh doanh sôi động, doanh nghiệp càng phát triển thì việc kinh doanh và quản trị doanh nghiệp càng khó khăn, phức tạp. Một trong các thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp là bảo đảm hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật. Làm được điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý như bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như phòng ngừa ranh chấp lao động, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp hoặc các kiện tụng từ phía khách hàng, đối tác…

Nếu bạn cần được tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư… hãy tham khảo bài viết Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp của chúng tôi.

 HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

quanly

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói