A-Z về tăng vốn điều lệ công ty

Trong bối cảnh kinh doanh sôi động, việc đăng ký kinh doanh, thay đổi đăng ký kinh doanh như tăng vốn điều lệ là nhu cầu thường xuyên của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tăng vốn điều lệ sẽ có tác động hai chiều đến doanh nghiệp. Một mặt nó có ảnh hưởng sống còn tới hoạt động kinh doanh, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đồng thời việc tăng vốn làm tăng trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp.

1. Thế nào là vốn điều lệ công ty?

Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 vốn điều lệ là:

  • Tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  • Tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

2. Thế nào là tăng vốn điều lệ công ty?

Tăng vốn điều lệ là trường hợp doanh nghiệp bổ sung thêm vốn điều lệ bằng hình thức chủ sở hữu, thành viên, cổ đông góp thêm vốn để tăng vốn hoặc – Công ty phát hành cổ phần chào bán (đối với công ty cổ phần) để tăng vốn điều lệ công ty,

3. Mục đích tăng vốn điều lệ

Việc tăng vốn điều lệ giúp công ty:

  • Gia tăng năng lực tài chính, có vốn để đầu tư kinh doanh;
  • Tăng độ uy tín, tạo sự tin tưởng của doanh nghiệp đối với đối tác và chủ nợ;
  • Tăng hạn mức vay vốn ngân hàng khi cần thiết;
  • Hạn chế sự thâu tóm của một số thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp.

4. Các hình thức tăng vốn điều lệ

Tăng vốn điều lệ được thực hiện thông qua các hình thức cơ bản sau:

  • Kêu gọi vốn từ các thành viên/cổ đông của doanh nghiệp;
  • Gia tăng thêm số lượng thành viên /cổ đông;
  • Chủ sở hữu chuyển đổi tiền cá nhân vào vốn góp công ty;

Lưu ý: Các loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ áp dụng hình thức tăng vốn điều lệ khác nhau.

2 hình thức 4 mục đích tăng vốn điều lệ
2 hình thức 4 mục đích tăng vốn điều lệ – ảnh: Luật Thái An

a. Hình thức tăng vốn đối với doanh nghiệp tư nhân

Khi hoạt động kinh doanh phát sinh nhu cầu tăng vốn, doanh nghiệp tư nhân chỉ có hình thức tăng vốn duy nhất là chủ doanh nghiệp tự đầu tư thêm bằng cách góp tài sản cá nhân hoặc đi vay nợ từ tổ chức, cá nhân khác.

b. Hình thức tăng vốn đối với công ty hợp danh

Theo quy định, công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ theo 1 trong 2 hình thức sau:

  • Các thành viên trong công ty góp thêm vốn
  • Tiếp nhận thêm thành viên mới

c. Hình thức tăng vốn đối với công ty TNHH

Hình thức tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên:

Công ty sẽ tăng vốn điều lệ thông qua 1 trong 2 hình thức:

  • Chủ sở hữu đầu tư thêm vốn góp
  • Huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác

Lưu ý: Trường hợp huy động thêm vốn góp từ cá nhân, tổ chức khác, công ty TNHH 1 thành viên phải thay đổi tổ chức quản lý sang loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần và phải thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày tính từ thời điểm thay đổi.

Hình thức tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

Tương tự như Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ theo 1 trong 2 hình thức:

Tăng vốn góp của thành viên:

Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới

Lưu ý: Việc đồng ý cho thành viên mới góp vốn được thông qua cuộc họp hội đồng thành viên của doanh nghiệp.

c. Hình thức tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần

Một trong những đặc điểm khác biệt của Công ty cổ phần so với các loại hình công ty khác là Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.

Trong công ty cổ phần, có 4 hình thức tăng vốn điều lệ, gồm:

(1) Chào bán cổ phần ra công chúng

Đối tượng mua: là các nhà đầu tư không nhất thiết là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng phải đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trừ một số trường hợp luật quy định.

(2) Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu: Công ty được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty.

(3) Chào bán cổ phần riêng lẻ

Áp dụng đối với công ty cổ phần không phải công ty đại chúng

Đối tượng mua: là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; trong giao dịch có ít hơn 100 nhà đầu tư

(4) Thanh toán cổ tức bằng cổ phần

4 hình thức tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
4 hình thức tăng vốn điều lệ công ty cổ phần – ảnh: Luật Thái An

5. Hồ sơ tăng vốn điều lệ:

a. Hồ sơ tăng vốn điều lệ thông thường:

Hồ sơ tăng vốn điều lên gồm các giấy tờ sau đây:

  • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên;
  • Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh
  • Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tăng vốn điều lệ;

Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các giấy tờ tương đương: Ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp cần nộp kèm theo Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký thuế (Bản sao hợp lệ);

a. Hồ sơ tăng vốn điều lệ trong trường hợp phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

Trường hợp Công ty TNHH  1 thành viên tăng vốn bằng hình thức huy động thêm vốn góp từ tổ chức, cá nhân khác dẫn tới việc doanh nghiệp phải chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần.

Hồ sơ tăng vốn điều lệ trong trường hợp chuyển đổi từ Công ty TNHH 1 thành viên sang Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

Dưới đây là Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH 1 thành viên sang Công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Hợp đồng chuyển nhượng/hợp đồng tặng cho hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng/tặng cho phần vốn góp; Văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế (nếu có);
  • Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác và giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới;
  • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

Công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ.

Hồ sơ tăng vốn điều lệ trong trường hợp chuyển đổi sang công ty cổ phần:

Hồ sơ chuyển đổi bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập. Nếu có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài thì cần có danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hoặc tổ chức hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập (nếu có);
  • Nghị quyết và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển đổi công ty;
  • Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp;
  • Hợp đồng tặng cho đối với trường hợp tặng cho phần vốn góp
  • Văn bản xác nhận quyền thừa kế của người thừa kế (nếu có);
  • Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của cổ đông mới;
  • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.

Ho so tang von dieu le
Hồ sơ tăng vốn điều lệ – ảnh: Luật Thái An

6. Thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty

a. Cơ quan có thẩm quyền tăng vốn điều lệ của công ty

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp là: Phòng đăng ký kinh doanh (thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

b. Các bước tăng vốn điều lệ của công ty

Thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty gồm bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin cho việc tăng vốn điều lệ công ty

Doanh nghiệp chuẩn bị thông tin cần thiết để tăng vốn điều lệ như số vốn tăng thêm, hình thức tăng vốn, tỷ lệ sở hữu vốn của thành viên/cổ đông sau khi tăng.

Bước 2: Chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ tăng vốn công ty theo quy định

Sau khi chuẩn bị xong thông tin cần thiết, doanh nghiệp sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty theo quy định của Luật Doanh Nghiệp.

Bước 3: Nộp hồ sơ thay đổi vốn điều lệ tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp có trụ sở chính

Về hình thức nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp trực tuyến (tức là nộp qua mạng) trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký kinh doanh.

KHI NỘP HỒ SƠ QUA MẠNG CẦN 07 THAO TÁC SAU ĐÂY:

  • Một là: Truy cập vào trang https://dangkykinhdoanh.gov.vn để đăng nhập từ tài khoản của công ty hoặc đăng nhập bằng chữ ký số công cộng
  • Hai là: Chọn hình thức đăng ký: Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Ba là: Nhập mã số doanh nghiệp hoặc mã số nội bộ để hiển thị thông tin về doanh nghiệp
  • Bốn là: Chọn ‘loại đăng ký thay đổi’: Chọn mục “Thay đổi nội dung ĐKDN”
  • Năm là: Chọn ‘tài liệu đính kèm’. Tài liệu đính kèm được scan, có đầy đủ chữ ký của người liên quan và chữ ký số theo quy định của văn bản điện tử.
  • Sáu là: Thanh toán online tại mục thanh toán điện tử trên hệ thống
  • Bảy là: Hoàn tất việc nộp hồ sơ đăng ký. Khi cập nhật hồ sơ thành công thì trên hệ thống hiển thị Biên bản nhận hồ sơ.

Bước 4: Kiểm tra và xử lý hồ sơ thay đổi vốn điều lệ

Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ sẽ thông báo để doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung. Trường hợp hợp lệ, trong thời thạn 03 ngày làm việc sẽ giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp;

Bước 5: Cấp đăng ký kinh doanh mới với nội dung vốn điều lệ mới

Đến ngày hẹn trả kết quả Doanh nghiệp đến trực tiếp Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư để nhận Giấy đăng ký kinh doanh mới với nội dung vốn điều lệ mới sau khi tăng.

Hiện nay, lệ phí thay đổi đăng ký doanh nghiệp, bao gồm việc tăng vốn điều lệ là: 100.000 VNĐ

5 bước tăng vốn điều lệ
5 bước tăng vốn điều lệ là gì ? – ảnh: Luật Thái An

Ngoài ra: Đối với công ty cổ phần, khi áp dụng các hình thức tăng vốn điều lệ, trước khi tiến hành thủ tục nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh, công ty cổ phần phải thực hiện quy trình chào bán cổ phần như sau:

Bước 1: Họp Đại hội đồng cổ đông và ra quyết định hình thức chào bán cổ phần

Bước 2: Công ty gửi thông báo đến các cổ đông

Công ty phải thông báo bằng văn bản đến cổ đông theo phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của họ trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần.

Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành.

Bước 3: Thực hiện bán cổ phần

Cổ đông công ty đăng ký mua cổ phần

Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác

Bước 4: Phát hành cổ phiếu và ghi nhận sổ đăng ký cổ đông

Sau khi cổ phần được thanh toán đầy đủ:

  • Công ty phát hành và giao cổ phiếu cho người mua;
    Ghi vào sổ đăng ký cổ đông để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty.

Bước 5: Thay đổi tăng vốn tại cơ quan đăng ký kinh doanh: thực hiện như đã trình bày ở trên

6. Những lưu ý khi doanh nghiệp tăng vốn điều lệ:

Thứ nhất, nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp được tăng lên bởi trách nhiệm đó sẽ căn cứ vào số vốn điều lệ mà các thành viên, cổ đông góp vào.

Thứ hai, có thể tăng mức lệ phí môn bài phải đóng hàng năm

Thứ ba, quá thời hạn thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn: sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu – 20 triệu đồng (K4 Đ44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

Thứ tư, trường hợp không đăng ký thay đổi nội dung GCN đăng ký doanh nghiệp khi tăng vốn điều lệ: phạt tiền từ 20 triệu – 30 triệu đồng  (K5 Đ44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP)

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thứ năm, doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ bất kỳ lúc nào để phục vụ các hoạt động kinh doanh.
Mặt khác, khi doanh nghiệp muốn giảm vốn thì có thể gặp những vướng mắc khi cung cấp các báo cáo tài chính liên quan, phải đảm bảo đủ tiền mặt để thanh toán các khoản nợ và v.v…

 

Công ty Luật Thái An là hãng luật chuyên tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến pháp lý doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài QUÝ VỊ và các Bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin trên website luatthaian.vn hoặc gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói