Đối với doanh nghiệp, khi kinh doanh muốn đạt được hiệu quả cao và tăng tính cạnh tranh thì phải mở rộng mạng lưới công ty bằng cách thành lập chi nhánh công ty nước ngoài. Có thể nói đây là vấn đề hết sức phức tạp bởi phạm vi hoạt động của nó không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Nhằm đưa đến cho bạn đọc những kiến thức pháp luật về chi nhánh công ty nước ngoài, Công ty Luật Thái An xin được tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về hoạt động của chi nhánh công ty nước ngoài
Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc quy định về hoạt động của chi nhánh công ty nước ngoài là các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật Đầu tư 2020
- Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
2. Bộ máy quản lý của chi nhánh công ty nước ngoài
Theo quy định của Luật Thương mại 2005, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên.
Bộ máy quản lý và nhân sự của Chi nhánh công ty nước ngoài là do doanh nghiệp nước ngoài quyết định.
Tuy nhiên khi triển khai các công việc về tuyển dụng, quản trị nhân sự cần lưu ý tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Chi nhánh, cũng như phải thực hiện các quy định pháp luật về lao động, hài hòa với các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
===>>> Xem thêm:Thay đổi địa chỉ chi nhánh như thế nào?
3. Nội dung hoạt động của chi nhánh công ty nước ngoài
Chi nhánh chỉ hoạt động trong các ngành nghề đã đăng ký theo Giấy phép thành lập chi nhánh. Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì Chi nhánh phải đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh (giấy phép con, chứng chỉ hành nghề v.v…)
Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của chi nhánh công ty nước ngoài như sau:
Quyền của chi nhánh công ty nước ngoài:
- Thuê trụ sở, thuê, mua các vật dụng phương tiện cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
- Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo pháp luật Việt Nam.
- Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật thương mại 2005.
- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam; Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của chi nhánh
- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước CHXHCN Việt Nam chấp thuận.
- Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
=== >>> Xem thêm: Các vấn đề pháp lý về chi nhánh, văn phòng đại diện
4. Chế độ báo cáo hoạt động của chi nhánh công ty nước ngoài
4.1 Báo cáo hoạt động của chi nhánh
Chi nhánh có trách nhiệm gửi báo cáo hoạt động theo mẫu của Bộ Công thương trước ngày 30/1 hàng năm. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giải trình, giải thích thì chi nhánh có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu vè vấn đề liên quan.
4.2 Báo cáo kế toán tài chính của chi nhánh
Riêng về báo cáo kế toán tài chính thì chi nhánh thực hiện nghĩa vụ báo cáo của mình thông qua trụ sở chính.
5. Người đứng đầu, người đại diện của chi nhánh công ty nước ngoài
5.1 Trách nhiệm chung của người đứng đầu chi nhánh công ty nước ngoài
Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp nước ngoài và cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về hoạt động của mình và của Chi nhánh trong phạm vi được ủy quyền.
5.2 Trách nhiệm ủy quyền của người đứng đầu chi nhánh công ty nước ngoài
Khi xuất cảnh khỏi Việt Nam, người đứng đầu chi nhánh phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, có xác nhận đồng ý của đại diện doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù đã ủy quyền cho người khác làm thay, người đứng đầu Chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đứng đầu Chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ cho đến khi người đứng đầu Chi nhánh trở lại, hoặc cho đến khi doanh nghiệp nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Chi nhánh.
5.3 Thay thế người đứng đầu chi nhánh công ty nước ngoài
Doanh nghiệp nước ngoài phải bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh thay thế trong các trường hợp sau đây:
- Người đứng đầu Chi nhánh không có mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác
- Người đứng đầu Chi nhánh chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự
5.4 Người đứng đầu chi nhánh công ty nước ngoài không được kiêm nhiệm
Người đứng đầu Chi nhánh công ty nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
- Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một công ty nước ngoài khác;
- Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài;
- Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật Thái An về quy định về hoạt động của chi nhánh công ty nước ngoài.
Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được tư vấn trực tiếp và chính xác nhất về tất cả các vấn đề liên quan tới đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
6. Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài của công ty Luật Thái An
Công ty Luật Thái An có nhiều kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ thành lập, giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cấp và sửa đổi giấy phép đầu tư. Các nội dung chúng tôi sẽ thực hiện khi cung cấp dịch vụ cho doan nghiệp là:
- Tư vấn điều kiện chủ thể
- Tư vấn ngành nghề kinh doanh
- Tư vấn loại hình doanh nghiệp
- Tư vấn trình tự thủ tục
- Tư vấn, soạn thảo, rà soát hồ sơ tài liệu
- Đại diện khách hàng soạn thảo hồ sơ, tài liệu, trực tiếp thực hiện thủ tục
- Đại diện khách hàng thực hiện các công việc liên quan
- v.v…
Bạn hãy tham khảo Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài để có thêm thông tin hữu ích.
CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.