Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là gì?

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ rất được ưa chuộng trong thanh toán quốc tế. Đây là phần không thể thiếu trong đa số các hợp đồng mua bán quốc tế, trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vậy thế nào là thanh toán tín dụng chứng từ? Chúng tôi sẽ giải thích trong bài viết dưới đây.

===>>> Xem thêm: 5 phương thức thanh toán trong hợp đồng


1. Những văn bản pháp lý làm cơ sở cho thanh toán quốc tế

Các nước thường kí kết với nhau các hiệp định hoặc thiết lập các quy tắc, thoả ước để điều chỉnh các mối quan hệ về thanh toán quốc tế. Một văn bản trong số đó là Bản “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” ban hành năm 1993, bản sửa đổi số 500 (viết tắt là UCP 1993 No. 500). Văn bản pháp lý này cũng điều chỉnh phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là gì?

Theo định nghĩa của UCP 1993 No. 500 thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự thoả thuận, trong đó:

  • Một ngân hàng theo yêu cầu của một ngân hàng khác sẽ cho người thứ ba hoặc trả cho bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba đó, hoặc sẽ trả, hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng lợi phát hành;
  • Hoặc ủy quyền cho một ngân hàng thanh toán;
  • Chấp nhận và thanh toán hoặc cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ với điều kiện chúng phù hợp với tất cả mọi quy định và điều kiện của thư tín dụng.

Hiện nay, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán phổ biến tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và được sử dụng trong các loại hợp đồng như: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng ngoại thương, hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, hợp đồng uỷ thác xuất khẩu

3. Thư tín dụng là gì?

Theo định nghĩa của Wikipedia thì Thư tín dụng (Letter of Credit – viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ:

  • Phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C;
  • Phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng;
  • Phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là gì?
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng được ưa chuộng trong thanh toán quốc tế – Nguồn ảnh minh họa: Internet

4. Nội dung của thư tín dụng

Nội dung của thư tín dụng bao gồm:

  • Số hiệu thư tín dụng;
  • Địa điểm và ngày mở thư tín dụng, loại thư tín dụng;
  • Tên và địa chỉ của người yêu cầu mở thư tín dụng;
  • Tên và địa chỉ của ngân hàng mở thư tín dụng;
  • Số tiền trong thư tín dụng (bằng số, chữ và loại tiền);
  • Ngày và nơi hết hạn hiệu lực thư tín dụng;
  • Thời hạn trả tiền, thời hạn xuất trình chứng từ;
  • Ngân hàng trả tiền;
  • Thời hạn giao hàng, nơi gửi hàng, nơi hàng đến;
  • Tên hàng, quy cách phẩm chất, giá cả, bao bì, số và trọng lượng, điều kiện cơ sở giao hàng;
  • Cách giao hàng, vận tải;
  • Các điều kiện khác;
  • Ngân hàng mở thư tín dụng – cam kết và kí tên.

5. Các loại thư tín dụng

Có các loại thư tín dụng như sau:

5.1. Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable Credit)

Đây là L/C mà ngân hàng mở tín dụng và người mua là nhà nhập khẩu) có thể tùy ý sửa đổi hoặc hủy bỏ nó bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước cho người bán (nhà xuất khẩu) biết… Tuy nhiên, trong trường hợp hàng hoá đã giao mà ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ thì lệnh này không có giá trị nữa. Điều này có nghĩa là ngân hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh tõán như đã cam kết, coi như không có lệnh hủy bỏ này.

5.2. Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable credit)

Đây là loại L/C không thể tự ý sửa đổi hay hủy bỏ trách nhiệm nếu không có sự thoả thuận của các bên liên quan như ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, người thụ hưởng.

Trong thanh toán quốc tế, thư tín dụng phải ghi rõ là có phải là thư tín dụng có thể bị hủy ngang hay thư tín dụng không thể hủy ngang. Trường hợp thư tín dụng không ghi chữ “irrevocable” thì L/C có thể được coi là L/C không hủy ngang (theo điều 6c UCP 1993, số 500).

5.3. Thư tín dụng không thể hủy ngang được xác nhận (Confirmed irrevocable credit)

Đây là loại L/C không thể hủy ngang, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền L/C đó theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Trong mọi trường hợp, ngân hàng xác nhận chịu trách nhiêm trả tiền cho người thụ hưởng nếu ngân háII mở L/C không trả tiền được.

5.4. Thư tín dụng không thể hủy ngang không được truy đòi (Irrevocable without recourse credit)

Đây là loại L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã trả tiền cho người thụ hưởng, ngân hàng mở L/C mất quyền thu đòi lại số tiền trong mọi trường hợp.

5.5. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving credit)

Đây là loại L/C mà sau khi đã được sử dụng xong đã hết thời hạn hiệu lực lại tự động có giá trị như cũ và được trực tiếp sử dụng sau một thời gian nhất định. Loại L/C nàv thường được áp dụng trong trường hợp các bên mua bán những mặt hàng có khối lượng lớn, cung cấp hàng hoá, dịch vụ thường xuyên, nhiều kì trong một năm với số lượng đều đặn, ít thay đổi.

5.6. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back credit)

Đây là loại L/C được mở ra căn cứ vào L/C khác làm bảo đảm, đó là khi người xuất khẩu căn cứ vào L/C của nhập khẩu đã mở, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở L/C cho người khác hưởng. Loại L/C này thường được dùng trong trường hợp mua bán hàng hoá qua trung gian, chuyển khẩu.

5.7. Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Transferable credit)

Đây là là loại L/C có thể chuyển nhượng được từ người hưởng lợi ban đầu sang một hay nhiều bên khác.

Ngoài ra, trong hoạt động thanh toán quốc tế còn có những loại thư tín dụng khác nữa, như thư tín dụng dự phòng (Stand-by credit), thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause credit) hay thư tín dụng ứng trước, thư tín dụng đối ứng (The reciprocal credit), thư tín dụng thanh toán chậm (Deferred credit)…

6. Các bên tham gia tín dụng chứng từ

Các bên liên quan tham gia quan hệ thanh toán tín dụng chứng từ gồm có:

  • Người xin mở thư tín dụng: Thường là người nhập khẩu hay người mua hàng
  • Người hưởng lợi: Là người xuất khẩu hay người bán hàng
  • Các ngân hàng có liên quan trong thanh toán tín dụng chứng từ. Có ít nhất hai ngân hàng tham gia, đó là:
    • Ngân hàng mở thư tín dụng (hay còn gọi là ngân hàng phát hành): Là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu. Đây là ngân hàng có trách nhiệm trả tiền cho người xuất khẩu.
    • Ngân hàng thông báo: Là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu có trách nhiệm thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở.
    • Ngoài ra, trong thư tín dụng còn có thể có các bên liên quan khác như ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán…

7. Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Có thể tóm lược quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ ở các bước như sau:

  • Người mua hàng và người bán hàng kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu;
  • Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng (thường là của người mua) gửi đến, ngân hàng phát hành sẽ mở thư tín dụng (L/C) cho người hưởng lợi (thường là người bán hàng);
  • Ngân hàng mở L/C (ngân hàng phát hành) sẽ gửi thư tín dụng đến cho người hưởng lợi qua ngân hàng thông báo (ngân hàng phục vụ người bán);
  • Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo cho người bán hàng nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng và chuyển cho người hưởng lợi khi nhận được bản gốc thư tín dụng đó;
  • Sau khi chấp nhận các điều kiện nêu trong thư tín dụng, người bán giao hàng hoá cho người mua; lập và gửi bộ chứng từ nhận hàng cho người mua qua ngân hàng thông báo. Nếu không chấp nhận thư tín dụng thì đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi hoặc bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng xuất nhập khẩu mà hai bên mua-bán đã kí;
  • Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, tiến hành trả tiền cho người bán hàng (thông qua ngân hàng thông báo) nêu nhận đủ bộ chứng từ phù hợp với các điều kiên của L/C. Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng mở L/C có quyền từ chối thanh toán và gửi trả lại bộ chứng từ cho người bán hàng;
  • Ngân hàng mở L/C đòi tiền người mua sau khi chụyển bộ chứng từ cho người mua hoặc chấp nhận thanh toán theo bộ chứng từ;
  • Người mua kiểm tra chứng từ, trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền nếu thấy bộ chứng từ phù hợp với L/C đã mở. Người mua hàng xuất trình bộ chứng từ cho người vận chuyển để nhận hàng. Nếu thấy bộ chứng từ không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.

===>>> Xem thêm: Phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế

Trên đây là phần tư vấn về “Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là gì?” của Công ty Luật Thái An.

Trường hợp cần được tư vấn chi tiết hơn và giải đáp các thắc mắc cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn của Luật Thái An – bạn sẽ được luật sư giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

8. Dịch vụ tư vấn, rà soát và soạn thảo hợp đồng của Công ty Luật Thái An

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý và thực hiện dịch vụ soạn thảo hợp đồng, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng.

Công ty Luật Thái An chuyên tư vấn, soạn thảo, rà soát các loại hợp đồng, sẵn sàng giúp khách hàng hiểu rõ các quy định trong hợp đồng để soạn thảo hợp đồng một cách dễ dàng, chặt chẽ, hợp lý nhất.

===>>> Xem thêm:

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỊP THỜI!

Nguyễn Văn Thanh