Phòng ngừa tranh chấp hợp đồng ủy thác đầu tư

Việt Nam hiện nay đang là một địa điểm thu hút đầu tư lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thị trường đầu tư xây dựng, đầu tư bất động sản, đầu tư dự án, đầu tư chứng khoán… ngày càng phát triển, kéo theo đó là các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng đầu tư, hợp đồng ủy thác đầu tư ngày càng lớn. Bài viết sau đây của Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về vấn đề phòng ngừa tranh chấp hợp đồng ủy thác đầu tư.

1. Tại sao cần có các biện pháp phòng ngừa tranh chấp hợp đồng ủy thác đầu tư

Thứ nhất, tranh chấp hợp đồng ủy thác đầu tư luôn tiềm tàng do hệ thống pháp luật nước ta đang chưa có cơ chế chính thức điều chỉnh hoạt động ủy thác/ nhận ủy thác đầu tư

Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có khung pháp lý cụ thể về quan hệ uỷ thác nói chung, uỷ thác đầu tư nói riêng. Sự lỏng lẻo về tính pháp lý trong hoạt động nhận uỷ thác đầu tư giữa các cá nhân/nhóm cá nhân diễn ra nhiều năm nay khiến rủi ro của các nhà đầu tư uỷ thác rất cao.

Trên thực tế hiện nay, khi ủy thác đầu tư, bên giao vốn gọi là bên ủy thác, bên nhận vốn gọi là bên nhận ủy thác. Nội dung cơ bản của hợp đồng ủy thác đầu tư là bên nhận ủy thác sẽ nhân danh bản thân mình thực hiện các hoạt động đầu tư và nhận khoản phí ủy thác, bên ủy thác phải trả phí và chịu mọi rủi ro về kết quả thực hiện hoạt động đầu tư.

Thông thường các bên ký kết các điều khoản trong hợp đồng do bên nhận uỷ thác soạn sẵn, có lợi cho bên này. Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thì sẽ căn cứ các quy định của hợp đồng và áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết. Bởi thế, bên ủy thác sẽ bất lợi và thiệt thòi vì pháp luật không có các quy định bảo vệ họ trong các quan hệ này.

Cần lưu ý rằng, uỷ thác đầu tư (nhận vốn đầu tư) thuộc hoạt động kinh doanh có điều kiện, phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động. Theo quy định hiện hành chỉ có các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ là những định chế tài chính trung gian được nhận ủy thác vốn của tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư.

Nhà đầu tư cần xem xét ký lưỡng tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, cần kiểm tra ngành nghề đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ, năng lực, hoạt động kinh doanh … để phòng tránh những tranh chấp hợp đồng và hậu hoạ sau này.

Thứ hai, tranh chấp hợp đồng ủy thác đầu tư do bản chất của hoạt động đầu tư luôn tiềm ẩn rủi ro:

Có thể thấy, việc đầu tư dù trong bất kỳ hình thức nào cũng luôn sinh lời và đạt được mức lợi nhuận quy định trong hợp đồng.

Trong bối cảnh dịch bệnh, tình hình kinh tế khó khăn thì rất ít kênh đầu tư mang lại lợi nhuận ổn định cho khách hàng. Ngoài ra khách hàng có nguy cơ bị “trắng tay” trỏ thành chủ nợ trong trường hợp bên nhận ủy thác phá sản. Chưa kể các trường hợp bên nhận ủy thác có các hành vi chiếm dụng vốn, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm… thì rủi ro là không lường!

Bên cạnh đó, đối với hoạt động ủy thác đầu tư chứng khoán, Nhà đầu tư có thể mất một số hoặc toàn bộ số tiền của mình nếu các khoản đầu tư hoạt động không tốt, vì chúng có liên quan đến hoạt động của thị trường chứng khoán.

Bởi vậy, việc tìm hiểu các cách thức nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động ủy thác đầu tư là vô cùng quan trọng.

===>>> Xem thêm:Hợp đồng ủy thác đầu tư

2. Các biện pháp phòng ngừa tranh chấp hợp đồng ủy thác đầu tư

2.1. Phòng ngừa tranh chấp hợp đồng ủy thác đầu tư bằng cách hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến ủy thác đầu tư

Việc các cá nhân, tổ chức ủy thác đầu tư/nhận ủy thác đầu tư tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến ủy thác đầu tư là điều vô cùng cần thiết, giúp các bên hiểu rõ quyền và trách nhiệm pháp lý của mình liên quan đến hoạt động này.

Tùy vào các hoạt động ủy thác đầu tư cụ thể mà các văn bản pháp luật điều chỉnh có thể khác nhau, trong đó chủ yếu là các văn bản pháp lý sau:

2.2. Phòng ngừa tranh chấp hợp đồng ủy thác đầu tư bằng cách lựa chọn bên nhận ủy thác phù hợp, uy tín

Như đã phân tích ở trên, hoạt động uỷ thác đầu tư (nhận vốn đầu tư) thuộc hoạt động kinh doanh có điều kiện, phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.

Theo quy định hiện hành chỉ có các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư, và công ty quản lý quỹ là những định chế tài chính trung gian được nhận ủy thác vốn của tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư.

Theo đó, đối với các chủ thể có nhu cầu ủy thác đầu tư cần xem xét, lựa chọn đối tác có đủ giấy phép hoạt động nhận ủy thác đầu tư, có uy tín và kinh nghiệm trên thị trường. Các đối tác làm ăn uy tín và chất lượng sẽ mang tới ít rủi ro hơn cho nhà đầu tư về nhiều mặt, trong đó có rủi ro về tranh chấp liên quan đến hợp đồng ủy thác đầu tư. Nhà đầu tư nên lựa chọn sự an toàn là trên hết chứ không phải chọn theo mức lợi nhuận cao.

Chú trọng công tác soạn thảo hợp đồng có thể phòng ngừa tranh chấp hợp đồng ủy thác đầu tư xảy ra
Chú trọng công tác soạn thảo hợp đồng có thể phòng ngừa tranh chấp hợp đồng ủy thác đầu tư xảy ra – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

Hiện nay vẫn có các công ty nhận ủy thác chỉ có vốn điều lệ vài tỉ đồng, năng lực tổ chức kinh doanh yếu kém, thiếu cơ chế kiểm soát nhưng lại có thể huy động vốn ủy thác lên đến vài trăm tỉ đồng. Đây là những rủi ro có thể nhìn thấy trước và khả năng không thể chi trả lại là điều đã xảy ra nhiều.

Pháp luật hiện hành cũng có ít quy định về hoạt động ủy thác đầu tư nên khi xảy ra tranh chấp các bên sẽ căn cứ các quy định của hợp đồng và áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết. Điều này dẫn đến việc Bên gửi tiền ủy thác có thể gặp nhiều bất lợi và thua thiệt.

2.3. Phòng ngừa tranh chấp hợp đồng ủy thác đầu tư bằng cách làm tốt khâu đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng ủy thác đầu tư

Cách tốt nhất để ngăn ngừa tranh chấp hợp đồng ủy thác đầu tư là chú trọng thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng tất cả các giai đọan đàm phán như chuẩn bị đàm phán, tiếp xúc, tiến hành đàm phán, kết thúc đàm phán, và rút kinh nghiệm sau đàm phán.

Hợp đồng phải được soạn thảo cẩn thận, chứa đựng đầy đủ các nội dung, các điều kiện và điều khoản cần thiết, các nội dung được trình bày rõ ràng, đơn giản, chính xác. Ngược lại, những hợp đồng được đàm phán, soạn thảo vội vã, mang tính hình thức, đối phó với những điều kiện và điều khoản quá sơ sài hoặc mập mờ, tối nghĩa, ….chính là mầm mống phát sinh tranh chấp, bất đồng về sau.

Các rủi ro từ từ hình thức ủy thác đầu tư đó là rủi ro về pháp lý, về mục đích sử dụng vốn ủy thác, về năng lực của người nhận ủy thác, tài chính của bên nhận ủy thác không đảm bảo, về vấn đề thanh toán tiền lời….. Vậy nên các điều khoản này phải được quy định một cách rõ ràng, có chế tài xử lý trường hợp vi phạm hợp đồng. Trường hợp ủy thác đầu tư vào các công ty quản lý quỹ thì khách hàng phải được công khai danh mục đầu tư vào đâu, khi nào…

Để có những hợp đồng chặt chẽ, các bên có thể tham khảo các mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư dưới đây:

===>>> Xem thêm:Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư chứng khoán

===>>> Xem thêm:Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư

2.4. Phòng ngừa tranh chấp hợp đồng ủy thác đầu tư bằng cách quản lý và thường xuyên giám sát trong quá trình thực hiện hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư cần thường xuyên giám sát, theo dõi các danh mục đầu tư cũng như việc thực hiện đầu tư của bên nhận ủy thác. Điều này giúp nhà đầu tư có thể phát hiện kịp thời những vi phạm của bên nhận ủy thác để có các biện pháp xử lý kịp thời

Trên đây là một số giải pháp của phòng ngừa tranh chấp hợp đồng uy thác đầu tư của Công ty Luật Thái An. Với các luật sư có lâu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp cho khách hàng chuyên sâu để phòng ngừa các tranh chấp.

3. Dịch vụ tư vấn phòng ngừa tranh chấp hợp đồng ủy thác đầu tư

Hoạt động ủy thác đầu tư sẽ đem lại nhiều lợi nhuận song cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, đặc biệt là khi bên nhận ủy thác thiếu kinh nghiệm hoặc không đủ điều kiện nhận ủy thác đầu tư.

Vậy nên, việc sử dụng dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng ủy thác đầu tư của Luật sư là vô cùng cần thiết để phòng ngừa tranh chấp hợp đồng ủy thác đầu tư.

Nếu bạn cần một mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư kín kẽ, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của bạn thì có thể sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng chuyên nghiệp của chúng tôi. Bạn có thể tham khảo:

Nguyễn Văn Thanh