Mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề sản xuất sản phẩm phần mềm | Luật Thái An™

Ngày nay, Công nghệ thông tin nói chung, Công nghiệp phần mềm nói riêng đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, có các quy định ưu đãi đầu tư đối với sản xuất phần mềm. Trong bài viết dưới đây Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề sản xuất sản phẩm phần mềm.

Cơ sở pháp lý để trả lời câu hỏi về mức ưu đãi đầu tư đối với sản xuất phần mềm

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề ưu đãi đầu tư đối với sản xuất phần mềm là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật đầu tư năm 2014;
  • Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
  • Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP;
  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
  • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
  • Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
  • Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012.

Sản xuất sản phẩm phần mềm có được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư không?

  • Theo quy định tại Điều 4, Thông tư 13/2020/TT-BTTTT, doanh nghiệp sẽ được xác định là có hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm nếu thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn là: Xác định yêu cầu, Phân tích và thiết kế trong số 07 công đoạn của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm bao gồm:
    • Xác định yêu cầu của khách hàng;
    • Phân tích và thiết kế theo yêu cầu;
    • Lập trình, viết mã lệnh;
    • Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm;
    • Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm phần mềm;
    • Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành sản phẩm phần mềm;
    • Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm.

Mỗi một công đoạn sẽ bao gồm nhiều nội dung (tác nghiệp) khác nhau, doanh nghiệp cần phải thực hiện ít nhất một tác nghiệp trong công đoạn để được coi là có thực hiện công đoạn đó.

Cần lưu ý rằng, các sản phẩm phần mềm mà doanh nghiệp sản xuất phải nằm trong các Danh mục các sản phẩm phần mềm ban hành theo Thông tư 09/2013/TT-BTTTT thì mới là đối tượng phần mềm được hưởng ưu đãi về thuế.

  • Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì: Ngành nghề sản xuất sản phẩm phần mềm (mục A về Ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư – Phụ lục I) là đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 và Điều 16 Luật Đầu tư.
ưu đãi đầu tư đối với sản xuất phần mềm
Ưu đãi đầu tư đối với sản xuất phần mềm là một giải pháp thông minh nhằm thúc đẩy nền công nghệ số tại Việt Nam- Nguồn ảnh minh họa: Internet

Mức ưu đãi đầu tư đối với sản xuất phần mềm như thế nào?

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp trong ưu đãi đầu tư đối với sản xuất phần mềm

            Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, được sửa đổi, bổ sung theo khoản 7 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 như sau:

            “Điều 13. Ưu đãi về thuế suất

  1. Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm đối với:
    a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
    b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: … sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường; 
  2. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính từ năm đầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu; ….”

            Theo đó, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới về sản xuất sản phẩm phần mềm được áp dụng thuế suất 10% trong thời hạn 15 (mười lăm) năm. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi này được tính từ năm đầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu.

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung cho Thông tư này, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phần mềm còn được hưởng các ưu đãi sau: Miễn thuế bốn năm; Giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo (tức là chỉ nộp 5% thuế TNDN).

Ưu đãi thuế giá trị gia tăng trong ưu đãi đầu tư đối với sản xuất phần mềm

Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 21, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phần mềm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan theo quy định của pháp luật thì thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT là 0% nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC. Như vậy ưu đãi đầu tư đối với sản xuất phần mềm là việc ưu đãi thuế giá trị gia tăng.

Ưu đãi về thuế nhập khẩu trong ưu đãi đầu tư đối với sản xuất phần mềm

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định như sau:

            “Điều 5. Hướng dẫn về ưu đãi thuế nhập khẩu

  1. Đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Mục A Phụ lục I hoặc thực hiện tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP được áp dụng ưu đãi thuế nhập khẩu như sau:
    a) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sau đây gọi là Nghị định số 87/2010/NĐ-CP).
    b) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, Điều hòa, máy sưởi điện, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay và những mặt hàng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất theo quy định tại Khoản 14 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP.”

Theo đó, ưu đãi đầu tư đối với sản xuất phần mềm được ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạo ra tài sản cố định, bao gồm:

  • Thiết bị, máy móc;
  • Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy;
  • Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
  • Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản này;
  • Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất đã được quy định tại ưu đãi đầu tư đối với sản xuất phần mềm

Ưu đãi về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước trong ưu đãi đầu tư đối với sản xuất phần mềm

– Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định như sau:

            “Điều 6. Hướng dẫn về ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

  1. Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Mục A Phụ lục I hoặc đầu tư tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Theo đó, đối với Dự án đầu tư thuộc ngành nghề sản xuất phần mềm (thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư) thì sẽ được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Căn cứ Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê trong các trường hợp sau:

  • Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
  • Mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Theo đó, dự án thuộc ngành nghề sản xuất phần mềm sẽ được miễn tiền thuê đất 11 năm (sau khi miễn 3 năm thời gian xây dựng cơ bản). Trường hợp Dự án thuộc ngành nghề trên và thực hiện tại vùng KT-XH khó khăn thì được miễn 15 năm.

Tóm tắt tư vấn về vấn đề mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề sản xuất sản phẩm phần mềm

Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt ý kiến tư vấn về mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề sản xuất sản phẩm phần mềm là: Sản xuất sản phẩm phần mềm là ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP. Theo đó, Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề nêu trên sẽ được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp và các một số chính sách khác của Nhà nước.

Các vấn đề liên quan tới mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề sản xuất sản phẩm phần mềm

Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan tới mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề sản xuất sản phẩm phần mềm, bạn hãy đọc các bài viết trong mục BÀI VIẾT LIÊN QUAN dưới đây.

Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp và dịch vụ đăng ký đầu tư của Luật Thái An

Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề sản xuất sản phẩm phần mềm được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh này, nhà đầu tư cần nắm chắc các quy định của pháp luật. Hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An để sử dụng Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp và Dịch vụ đăng ký đầu tư với thủ tục hồ sơ nhanh gọn, chi phí hợp lý nhất.

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói