Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh

Công ty Luật Thái An sẽ cung cấp mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh sau đây. Tuy nhiên, bạn đọc chỉ nên tham khảo. Khi giao kết bất kỳ loại hợp đồng gì, bạn cần được luật sư tư vấn.

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 thì:

“14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”

Do đó, có thể hiểu Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Đây là sự ghi nhận sự hợp tác pháp lý thuận lợi liên kết ba đối tác hoặc đơn vị kinh doanh với mục tiêu chung, trong đó mỗi bên đều có vai trò và trách nhiệm cụ thể.

Chi tiết về hợp đồng hợp tác kinh doanh có tại bài viết:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Tất cả những gì cần biết!

2. Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh

Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về nội dung của hợp đồng mà các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Tùy theo từng lĩnh vực hợp tác cụ thể sẽ có những quy định riêng nhưng bạn đọc cần lưu ý những nội dung sau trong hợp đồng hợp tác kinh doanh:

  • Nội dung, mục tiêu, phạm vi hợp tác
  • Thời gian, địa điểm thực hiện hợp đồng
  • Quy định về việc góp vốn, phân chia kết quả kinh doanh
  • Các quy định về trường hợp bất khả kháng
  • Và những quy định khác…

Nhìn chung, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng cần đảm bảo điều kiện không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh gồm:

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Các bên tham gia hợp đồng có thể dựa trên ý chí và mong muốn của mỗi bên, trên cơ sở các nội dung chính của hợp đồng đã được luật hóa và các quy định của pháp luật dân sự để thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng.

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh
Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ để tham khảo, bạn luôn cần được luật sư tư vấn. – Ảnh nguồn Internet

3. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh

Dưới đây là một mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh để bạn đọc tham khảo:

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH BA BÊN
Số: …../HDHTKD
……., ngày…. tháng ……năm …….

Chúng tôi gồm có:

1. BÊN A:
Trụ sở:
Mã số thuế

Số tài khoản:
Điện thoại:
Người đại diện:
Chức vụ:

2. BÊN B:

Trụ sở:               ;
Mã số thuế:
Số tài khoản:
Điện thoại:
Người đại diện:
Chức vụ:
Được uỷ quyền theo Giấy uỷ quyền số:               Ngày ….. tháng ….. năm ………..;

Trên cơ sở:

“Xét rằng:

  • Bên A là pháp nhân được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước …… Bên A có khả năng ….. ;
  • Bên B là ….., hoạt động trong lĩnh vực ….. Bên B có khả năng ..
  • Bên C là ….., hoạt động trong lĩnh vực ….. Bên C có khả năng ..

Với mong muốn hợp tác, các bên thống nhất thỏa thuận ký kết hợp đồng với các điều khoản và điều kiện cụ thể như sau:…”

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh
Bên A, Bên B và Bên C nhất trí cùng nhau hợp tác …………………………………………………………………..

  • Mục đích
  • Địa điểm
  • Quy mô
  • Dự kiến thời gian xây dựng, chuẩn bị

Điều 2. Thời hạn hợp đồng
Thời hạn hợp tác là ……. (năm) bắt đầu kể từ ngày….. tháng …… năm  ………đến hết ngày….. tháng ……..năm ………. Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thoả thuận của ba bên.

Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh
3.1. Góp vốn
Ba bên sẽ góp vốn như nhau đển đảm bảo lợi ích cân bằng giữa Ba bên:

  • Bên A: góp …..% vốn tương đương với số tiền…….
  • Bên B: góp vốn….. tương đương với số tiền……..
  • Bên C: góp vốn…..tương  đương với số tiền…….

3.2. Phân chia kết quả kinh doanh

3.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động

  • Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ: Bên A được hưởng ………%, Bên B được hưởng ………%, Bên B được hưởng ………% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước.
  • Thời điểm phân chia kết quả kinh doanh: Các bên phân chia kết quả kinh doanh khi bắt đầu có lãi.
  • Phương thức chia kết quả kinh doanh: Lợi nhuận trừ đi trích quỹ dự phòng có thể được chia cho các bên theo tỷ lệ đã thỏa thuận
  • Các nghĩa vụ tài chính liên quan: Mỗi bên tự chịu trách nhiệm về thuế, phí phát sinh từ việc nhận phân chia lợi nhuận

Điều 4. Các nguyên tắc tài chính

Các bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh

5.1. Thành phần Ban điều hành

Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm ….. người trong đó Bên A sẽ cử ……(….), Bên B sẽ cử…. (…..), Bên C sẽ cử …. (…..) đại diện khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này.

  • Đại diện của Bên A là:…
  • Đại diện của Bên B là:…
  • Đại diện của Bên C là:…

5.2. Cơ chế làm việc của Ban điều hành:

Hợp đồng có thể quy định lịch họp thường kỳ của Ban điều hành và phương thức làm việc bằng các phương thức khác (email, điện thoại, gặp trực tiếp v.v…)

5.3. Hình thức biểu quyết của ban điều hành:

Khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định trong hợp đồng này, mọi quyết định của ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất … thành viên đồng ý (việc biểu quyết phải được lập thành biên bản chữ ký xác nhận của các thành viên trong ban điều hành).

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của các bên

Hợp đồng quy định quyền và nghĩa vụ của từng bên trong hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ dựa trên chức năng, nhiệm vụ của từng bên trong hợp đồng. Về cơ bản, các quyền và nghĩa vụ là:

  • Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.
  • Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.
  • Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.
  • Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

Điều 7. Điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

Hợp đồng quy định chế tài khi một trong các bên không thực hiện các nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng như:

  • Góp vốn: Nếu thành viên chậm góp tiền thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật dân sự và phải bồi thường thiệt hại. Nếu thành viên không góp vốn thì bị phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại và mất tư cách thành viên hợp đồng hợp tác.
  • Vi phạm và để xẩy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện dự án với bên thứ ba.

Điều 8. Chuyển nhượng hợp đồng

Các bên thỏa thuận trong quá trình thực hiện hợp đồng một bên có quyền chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba hay không ?

  • Khi chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba đồng nghĩa với việc các quyền và nghĩa vụ sẽ được chuyển giao cho bên thứ ba;
  • Xác định rõ phần vốn góp có được chuyển giao cho bên thứ ba không hay bên thứ ba sẽ thực hiện góp vốn phần vốn góp mới.

Điều 9. Trường hợp được rút khỏi hợp đồng

Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:

  • Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;
  • Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hai thành viên còn lai.

Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp còn lại, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.

Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.

Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc các trường hợp được quy định tại hợp đồng thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Giải quyết tranh chấp

Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

Điều 11. Điều khoản chung

11.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

11.2. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh.

11.3. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.

Điều 12. Hiệu lực Hợp đồng

12.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.

Khi kết thúc Hợp đồng, Ba bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng.

12.2. Hợp đồng này gồm ……… trang không thể tách rời nhau, được lập thành ……… bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ ……….. bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B  

 

ĐẠI DIỆN BÊN C

 

 

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

4. Tầm quan trọng của việc sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh 

Mặc dù đã có mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng việc sử dụng dịch vụ của một luật sư tư vấn có tầm quan trọng lớn và mang lại nhiều giá trị thiết thực như sau:

  • Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Một luật sư có kiến thức sâu rộng về pháp luật và quy định liên quan, giúp hợp đồng được soạn thảo tuân thủ đúng quy định và tránh các rủi ro pháp lý tiềm ẩn từ hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  • Bảo vệ quyền lợi: Luật sư sẽ đảm bảo rằng tất cả quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên đều được ghi rõ và bảo vệ trong hợp đồng.
  • Giảm rủi ro và tranh chấp: Với sự am hiểu về pháp lý, luật sư có thể nhận biết và cảnh báo về các điểm không rõ ràng hoặc tiềm năng gây tranh chấp, giúp các bên thảo luận và làm rõ từ đầu.
  • Tư vấn chiến lược: Trên cơ sở kinh nghiệm và kiến thức, luật sư có thể tư vấn về các chiến lược và giải pháp phù hợp cho mỗi bên trong việc hợp tác.
  • Hiểu rõ ngữ cảnh quốc tế: Nếu một hoặc nhiều bên tham gia hợp đồng từ nước ngoài, luật sư sẽ giúp định hình và hiểu rõ các khía cạnh pháp lý quốc tế.
  • Giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, việc có một luật sư tư vấn sẽ giúp quá trình giải quyết diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và ít tốn kém nhất.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Soạn thảo một hợp đồng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, nhất là khi liên quan đến nhiều bên. Việc sử dụng dịch vụ của luật sư sẽ giúp quá trình này trở nên mượt mà và hiệu quả hơn.

Tóm lại, việc sử dụng dịch vụ của một luật sư tư vấn khi soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh không chỉ giúp đảm bảo tính chính xác và tuân thủ pháp luật, mà còn giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu rủi ro.

Nguyễn Văn Thanh