Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Được đảm bảo về an toàn lao động và hưởng chế độ tai nạn lao động là một quyền cơ bản của người lao động cần chú ý khi tham gia ký kết hợp đồng lao động. Nhiều người lao động thắc mắc về các điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm những gì? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An chúng tôi sẽ tư vấn về Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động.

Câu hỏi của khách hàng về vấn đề điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Chào luật sư. Tôi tên là công nhân cho một công ty xây dựng có trụ sở tại Cần Thơ. Tôi rất quan tâm về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động. Nhờ luật sư giải đáp.

… Trong quá trình làm giàn giáo để xây tường lên cao, do sơ suất của tôi khi lắp đặt giàn giáo nên khi đứng lên giàn giáo bị sập xuống. Tôi bị thương phải nhập viện. Sau giam định, tôi được xác định suy giảm 10% khả năng lao động. Tôi có đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động không của công ty không? Công ty phải bồi thường cho tôi như thế nào?

Công ty Luật Thái An trả lời 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi. Dưới đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động là gì?

Điều 142 Bộ luật lao động 2012 và được hướng dẫn tại Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ CP có những quy định cụ thể.

Người lao động bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động:

  • Xảy ra tại nạn lao động tại nơi làm việc, ngay cả khi đang thực hiện nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà được bộ luật lao động hay nôi quy của nơi làm việc cho phép, thời gian đó bao gồm cả nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.

>>> Xem thêm:  Gặp tai nạn lao động trong giờ giải lao

  • Thực hiện công việc mà người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền bằng văn bản tại ngoài nơi làm việc hay ngoài giờ làm việc.
  • Xảy ra trên tuyến đường từ nơi làm việc về nơi ở hoặc từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

>>> Xem thêm:  Gặp tai nạn trên đường đi công tác

  • Khả năng lao động bị suy giảm từ 5% trở lên do tai nạn lao động theo các quy định trên đây (khoản 2 Điều 145 Bộ luật lao động).

Theo thông tin bạn cung cấp thì việc xảy ra tai nạn là trong khoảng thời gian làm việc và khả năng lao động của bạn được giám định là suy giảm 10% do tai nạn lao động, như vậy bạn đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động.

điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động người lao động không thể bỏ qua – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

4. Chế độ tai nạn lao động như thế nào?

Khi bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng trợ cấp, bồi thường, hưởng lương và hỗ trợ về chi phí y tế.

a/ Trợ cấp, bồi thường

Khoản 4 Điều 38 Luật An toàn Vệ sinh Lao động 2015Khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có quy định về mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động như sau:

“a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này:

Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}

Trong đó:

– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;

– a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Ví dụ 1:

– Ông A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau:

Tbt = 1,5 + {(15 – 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).

– Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là:

Tbt = 20 x 0,4 = 8.0 (tháng tiền lương)”.

Trường hợp của bạn thì do bạn bất cẩn mà xảy ra tai nạn lao động thì bạn vẫn được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 4 điều 145 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó bạn có mức khả năng lao động là 10% nên theo quy định, bạn được bồi thường một khoản tiền bằng 40 % của 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Nếu người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội của bạn cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì bạn sẽ được người sử dụng lao động trả một khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của hai bên.

  b/ Tiền lương

Theo khoản 2 Điều 144 Bộ luật lao động 2012  được hướng dẫn bởi điểm b khoản 2 điều 5 Nghị định 44/2013/NĐ-CP và khoản 3 Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, thì dù người sử dụng lao động có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động hay không thì người sử dụng lao động vẫn có trách nhiệm trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

>>> Xem thêm:  Tai nạn lao động khi không ký hợp đồng lao động

         c/ Chi phí y tế

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật lao động 2012  về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo chi phí y tế, nhất là các chi phí y tế cho đối tượng chưa đóng bảo hiểm y tế hoặc chi phí vượt quá tiêu chuẩn bảo hiểm y tế, từ khi điều trị đến khi ổn định.

 

Trên đây là phần tư vấn về chế độ tai nạn lao động. Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

 

5. Dịch vụ tư vấn luật lao động của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động là việc làm rất khôn ngoan. Bạn sẽ hiểu được về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, với người sử dụng lao động. Để có thêm thông tin, hãy đọc bài viết Tư vấn luật lao động của chúng tôi.

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói