Điều kiện cấp giấy phép đối với dịch vụ kính thuốc

Dịch vụ kính thuốc là loại dịch vụ được ưa chuộng đối với người dân hiện nay bởi tính tiện lợi và chất lượng dịch vụ tốt. Đến các cơ sở cung cấp dịch vụ kính thuốc, người dân sẽ không phải đăng ký các thủ tục rườm rà, chờ đợi lâu như trong bệnh viện. Được sự đón nhận từ phía người dân, ngàng càng nhiều cơ sở mới thành lập kinh doanh dịch vụ kính thuốc.

Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chúng tôi sẽ trình bầy sau đây:

1. Cơ sở pháp lý quy định điều kiện cấp giấy phép đối với dịch vụ kính thuốc

Cơ sở pháp lý quy định về điều kiện cấp giấy phép đối với dịch vụ kính thuốc là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ kính thuốc là gì?

Để kinh doanh dịch vụ kính thuốc thì cần đáp ứng điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

  • Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
  • Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

3. Điều kiện được cấp phép dịch vụ kính thuốc là gì?

Căn cứ điểm d khoản 7 Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP thì cơ sở dịch vụ kính thuốc thuộc nhóm cơ sở dịch vụ y tế.

Từ các quy định trong Nghị định 155/2018/NĐ-CP có thể đưa ra 3 nhóm điều kiện đối với dịch vụ kính thuốc là điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về thiết bị y tế và điều kiện về nhân sự.

3.1. Điều kiện cấp giấy phép đối với dịch vụ kính thuốc – điều kiện về cơ sở vật chất

Cơ sở kinh doanh kính thuốc phải có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);, xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, diện tích ít nhất là 15m2;

Cơ sở kinh doanh kính thuốc phải bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

kinh doanh dịch vụ kính thuốc
Tuy kinh doanh dịch vụ kính thuốc là lĩnh vực đầu tư tiềm năng nhưng không phải ai cũng có thể hoạt động trong lĩnh vực này – Nguồn ảnh minh họa: Internet

3.2. Điều kiện cấp giấy phép đối với dịch vụ kính thuốc – điều kiện về thiết bị y tế

Cơ sở kinh doanh kính thuốc phải có đủ dụng cụ, thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký.

3.3. Điều kiện cấp giấy phép đối với dịch vụ kính thuốc – điều kiện về nhân sự

a)  Điều kiện đối người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ kính thuốc:

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa mắt hoặc đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt;
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có chứng chỉ hành nghề về dịch vụ kính thuốc
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có kinh nghiệm thực hiện đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt tại cơ sở dịch vụ kính thuốc hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên khoa mắt ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề
  • Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

b)  Điều kiện đối người hành nghề dịch vụ kính thuốc

Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở sẽ phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản;

Người hành nghề tại cơ sở dịch vụ kính thuốc phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phạm vi hành nghề chuyên khoa mắt hoặc đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

===>>> Xem thêm:Thành lập công ty kính thuốc vốn nước ngoài như thế nào ?

4. Thủ tục xin cấp phép đối với dịch vụ kính thuốc

4.1. Thành phần hồ sơ

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề
  • Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 6- Thông tư 41/2011/TT-BYT
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 – Thông tư 41/2011/TT-BYT
  • Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư 41/2011/TT-BYT
  • Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

4. 2. Nộp hồ sơ

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Y tế

  4.3. Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ  và thẩm định tại cơ sở xin cấp giấy phép hoạt động:

  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
  • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.
  • Trường hợp không cấp GPHĐ, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do.

===>>> Xem thêm:Thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về điều kiện cấp giấy phép đối với dịch vụ kính thuốcXin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

5. Dịch vụ tư vấn pháp luật của Công ty Luật Thái An

Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh đối với những ngành nghề đặc biệt nói riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực khám chữa bệnh.

Sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật Thái An sẽ giúp các chủ thể am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, tránh những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh chịu hậu quả theo quy định của pháp luật. 

Nếu có nhu cầu xin cấp phép kinh doanh dịch vụ kính thuốc hoặc các dịch vụ y tế khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ

===>>> Xem thêm: Dịch vụ xin cấp Giấy phép đầu tư

===>>> Xem thêm:Dịch vụ luật sư doanh nghiệp

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói