Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Những quy định của pháp luật & cách soạn thảo

Nhượng quyền thương mại đã trở nên rất phổ biến tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam nhận nhượng quyền thương mại từ các công ty nước ngoài và cả từ các công ty Việt Nam khác. Khi đó họ rất cần hợp đồng nhượng quyền thương mại hợp pháp, kín kẽ để bảo vệ tốt nhất quyền và nghĩa vụ hợp pháp. Điều này đặc biệt quan trọng khi tranh chấp nhượng quyền thương mại cũng không hiếm gặp.


1. Căn cứ pháp lý khi tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại/ hợp đồng nhượng quyền thương hiệu

Việc soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại/ hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cần dựa vào các văn bản pháp luật sau:

  • Thông tư 04/2016/TT-BCT sửa đổi một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượụ, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực
  • Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại do Bộ thương mại ban hành
  • Nghị định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi thủ tục hành chính tại Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại

2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?

Theo Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  • Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại/ hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cũng giống như các loại hợp đồng thông thường khác, là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền và cũng chính là căn cứ cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

3. Lợi ích và mục đích Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?

Hợp đồng nhượng quyền thương mại/ hợp đồng nhượng quyền thương hiệu sẽ giúp các bên đạt được những lợi ích to lớn, đó là:

  • giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh: Khi bạn nhận nhượng quyền thương mại, chắc chắn bạn sẽ được bên nhượng quyền huấn luyện, đào tạo, chỉ dẫn những bí quyết kinh doanh hiệu quả mang tính đặc thù. Những sự hỗ trợ về mặt kinh nghiệm, kỹ thuật của bên nhượng quyền sẽ làm cho cơ sở kinh doanh của bạn nhanh chóng đi vào quỹ đạo để hoạt động một cách trơn tru, hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải.
  • giúp có được thương hiệu là bí kíp của thành công: Khi bạn nhận nhượng quyền thương mại thì thương hiệu là thứ đã có sẵn, bạn chỉ cần tập trung vào việc điều hành, quản lý cơ sở đảm bảo chất lượng tại cơ sở của mình. Bên nhượng quyền sẽ lo khâu quảng bá thương hiệu, xây dựng chiến lược kinh doanh và chuyển giao cho bạn.
  • giúp có được nguồn nguyên liệu, sản phẩm luôn được đảm bảo
  • giúp có được lượng khách quen đông đảo

Do vậy, khi soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại, cần viết các điều khoản trong hợp đồng sao cho bảo đảm về quyền và lợi ích đối với những vấn đề cốt lõi trên.

hợp đồng nhượng quyền thương mại
Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ tư vấn về hợp đồng nhượng quyền thương mại mới nhất – Ảnh minh họa: Internet.

4. Các tranh chấp thường gặp với hợp đồng nhượng quyền thương mại/hợp đồng nhượng quyền thương hiệu là gì?

a. Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền liên quan đến hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại/hợp đồng nhượng quyền thương hiệu

Thực tế, có nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp Hợp đồng nhượng quyền thương mại/hợp đồng nhượng quyền thương hiệu xảy ra tranh chấp liên quan đến hiệu lực hợp đồng, nhất là với các hợp đồng bị vô hiệu. Hợp đồng nhượng quyền thương mại/ hợp đồng nhượng quyền thương hiệu vô hiệu toàn bộ khi hợp đồng ký kết trái với các quy định của pháp luật và không làm phát sinh bất kỳ nghĩa vụ nào giữa các bên ngay từ khi ký kết. Bao gồm các trường hợp sau:

  • Nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại/ hợp đồng nhượng quyền thương hiệu vi phạm điều cấm của pháp luật. Ví dụ hợp đồng vi phạm nguyên tắc tự do tự nguyện giao kết hợp đồng của các bên; hàng hoá dịch vụ dùng trong kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá dịch vụ thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của Nhà nước;
  • Bên nhượng quyền hoặc bên nhận quyền không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại/ hợp đồng nhượng quyền thương hiệu tại cơ quan có thẩm quyền, không vận hành hệ thống kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh đủ ít nhất 1 năm trước khi tham gia vào quan hệ nhượng quyền thương mại; và
  • Người ký hợp đồng nhượng quyền thương mại/ hợp đồng nhượng quyền thương hiệu không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo. Thực tế có nhiều hợp đồng được ký bởi người không có thẩm quyền như: Không phải là người đại diện theo pháp luật, không được ủy quyền hoặc là người đại diện theo pháp luật nhưng không có thẩm quyền ký kết. Bên cạnh đó, tranh chấp có thể do Người ký không phải là đại diện theo pháp luật của công ty, có ủy quyền hợp pháp nhưng thực hiện ký hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền. Khi người ký kết hợp đồng nhượng quyền thì ý chí mà họ thể hiện trong hợp đồng có thể không phải là ý chí của bên mà họ đại diện và hợp đồng bị coi là vô hiệu toàn bộ.

===>>> Xem thêm: Hợp đồng vô hiệu

b. Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương hiệu về vấn đề giá cả, phí chuyển nhượng và phương thức thanh toán

Việc xác định phí nhượng quyền thường là vấn đề gây tranh luận và khó thoả thuận giữa các bên. Bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu có xu hướng nâng cao giá cả đến tối đa để thu được lợi nhuận cao, còn bên nhận quyền lại muốn chi phí thấp để có lợi nhuận cao. Do đó trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu phải quy định rõ bản chất và số lượng các khoản phí mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền:

  • Phí nhượng quyền ban đầu thường là những khoản phí không hoàn lại và thanh toán một lần khi bắt đầu thực hiện hợp đồng nhượng quyền. Về bản chất, khoản phí này là khoản tiền bù đắp cho những thiệt thòi do việc cấp quyền thương mại, thương hiệu, giấy phép bí mật thương mại, đào tạo và hỗ trợ trước khi mở đại lý, cung cấp nguyên vật liệu trong thời gian đầu mở đại lý mà bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền.
  • Loại phí thứ hai là phí thường xuyên dưới mang bản chất là khoản tiền thuê thương hiệu cụ thể tính theo tỷ lệ tổng doanh thu. Tỷ lệ phần trăm có thể được xác định hoặc căn cứ vào thang đối chiếu với các mức doanh thu khác nhau tại một điểm cho trước hoặc mục tiêu hoạt động đã thực hiện.
  • Khoản phí thứ ba là khoản phí định kỳ dưới hình thức quỹ quảng cáo và xúc tiến hợp tác quốc gia.
  • Các khoản phí khác mà bên nhận quyền phải thanh toán cho bên nhượng quyền bao gồm doanh thu bán sản phẩm và dịch vụ độc quyền cho đại lý, phí tư vấn, phí kiểm toán và thanh tra, phí thiết kế địa điểm, phí quản lý tài sản cho thuê và phí gia hạn, chuyển nhượng hợp đồng.

Tính chất phức tạp của các khoản phí nói trên và mối liên hệ trực tiếp đến lợi nhuận của nó khiến cho các bên hết sức lưu ý, nhưng dễ gây mâu thuẫn với nhau.

c. Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền liên quan đến đối tượng hợp đồng nhường quyền thương mại/ hợp đồng nhượng quyền thương hiệu

Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cần xác định rõ sản phẩm, dịch vụ mà bên nhượng quyền phải cung cấp cho bên nhận quyền, kể cả các dịch vụ hỗ trợ thường xuyên trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.

Hầu hết các hệ thống nhượng quyền dựa trên sản phẩm đều có một hoặc nhiều sản phẩm độc quyền do bên nhượng quyền sản xuất hoặc kiểm soát. Bên nhận quyền có nghĩa vụ phải mua sản phẩm này hoặc bán lại cho khách hàng hoặc sử dụng cho việc cung ứng dịch vụ. Công ty nhượng quyền có nghĩa vụ cung cấp các sản phẩm này đúng thời gian, có chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Nhưng với hệ thống nhượng quyền dựa trên dịch vụ thì các quy định trên không cần thiết vì mối quan hệ nhượng quyền không hình thành trên kênh phân phối cho các sản phẩm độc quyền của công ty nhượng quyền.

Do tính chất phức hợp của sản phẩm và dịch vụ nêu trên, nên các tranh chấp liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương hiệu rất đa dạng, có thể liên quan tới chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc tiết lộ thông tin hay vi phạm qui trình…

d. Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền liên quan đến việc kiểm soát chất lượng sử dụng quyền và tính nhất quán của quyền được nhượng

Một hợp đồng nhượng quyền thương hiệu hoàn chỉnh luôn có đầy đủ quy định bảo đảm quyền kiểm soát chất lượng và tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống. Các quy định đó thường xuất hiện trong hợp đồng dưới hình thức các ràng buộc về nguồn cung cấp sản phẩm, nguyên vật liệu, hướng dẫn và thông số kỹ thuật nghiêm ngặt trong quy trình hoạt động của đại lý.

Nếu bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu đóng vai trò là bên cung cấp hoặc sản xuất độc quyền của một hoặc nhiều sản phẩm mà đại lý sử dụng trong hoạt động kinh doanh thường nhật thì sự độc quyền đó phải được chứng minh bằng một sản phẩm độc quyền thực sự.

Sự kiểm soát này là một giải pháp vừa bảo đảm chất lượng sử dụng quyền và bảo đảm tính nhất quán của các quyền được cấp, vừa tránh những vi phạm của bên nhận quyền. Tuy nhiên nếu do động cơ không đúng nó cũng chính là vũ khí quan trọng để o ép bên nhận quyền. Vì vậy việc giải quyết tranh chấp trở nên khó khăn hơn khi bên nhận quyền khởi kiện.

e. Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương hiệu về quyền liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và điều khoản chống cạnh tranh

Các tranh chấp liên quan tới sở hữu trí tuệ và cạnh tranh làm cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại càng phức tạp. Tính phức tạp này không chỉ dừng lại ở việc áp dụng luật, mà còn phức tạp trong việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp.

Rõ ràng không chỉ Luật Thương mại 2005 qui định về các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại mà các đạo luật khác cũng có các qui định về việc giải quyết tranh chấp thương mại. Vậy việc sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp và thẩm quyền giải quyết tranh chấp cũng là một dạng tranh chấp liên quan tới tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại.

f. Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương hiệu về chuyển nhượng quyền cho bên thứ ba

Theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam, Bên nhận quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền), nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền, đồng thời bên dự kiến nhận quyền đó muốn được nhận quyền phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

Tranh chấp xảy ra và mối quan hệ giữa Bên nhượng quyền với Bên nhận quyền, và thậm chí là với bên thứ ba có nguy cơ bị phá vỡ hoặc theo chiều hướng xấu đi, gây cản trở đến hoạt động kinh doanh nhượng quyền của cả lãnh thổ hoặc khu vực nhượng quyền.

g. Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương hiệu liên quan đến vấn đề thời hạn, gia hạn và chấm dứt hợp đồng nhượng quyền

Trên thực tế có một số vấn đề phát sinh xung quanh điều khoản chấm dứt hợp đồng. Chẳng hạn bên nhận quyền cố tình chấm dứt hợp đồng trước thời hạn khi hoạt động kinh doanh không thuận lợi, hay khi họ đã đạt được những thành công nhất định. Bên nhượng quyền ép buộc bên nhận quyền phải thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian dài để có được lợi nhuận và tránh phiền phức do thay đổi bên nhận quyền.

Điều khoản chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương hiệu được xem là một trong những điều khoản có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ này, cũng như các chủ thể có liên quan khác.

===>>> Xem thêm: Phân tích rủi ro tranh chấp hợp đồng nhượng quyền

5. Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại/ hợp đồng nhượng quyền thương hiệu là gì?

Có 7 lưu ý quan trọng về hợp đồng nhượng quyền thương mại/hợp đồng nhượng quyền thương hiệu, chúng tôi sẽ trình bầy sau đây:

a. Về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được thành lập văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 285 Luật Thương mại 2005).

b. Về ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng Tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp này, hợp đồng cũng cần quy định ngôn ngữ giải thích hợp đồng, làm cơ sở để giải quyết tranh chấp nhượng quyền thương mại (Điều 12 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP).

c. Về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Trong quan hệ nhượng quyền thương mại tồn tại hai chủ thể, đó là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Do nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại đặc thù nên hầu hết các nước đều quy định chủ thể của quan hệ nhượng quyền phải là thương nhân, tồn tại hợp pháp, có thẩm quyền kinh doanh và có quyền hoạt động thương mại phù hợp với đối tượng được nhượng quyền.

Đối với Việt Nam, pháp luật thương mại cũng đã ghi nhận các đối tượng có thể trở thành một quan hệ nhượng quyền thương mại, bao gồm: Bên nhượng quyền, bên nhận quyền, bên nhượng quyền thứ cấp, bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ cấp (Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 3 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP).

Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể thực hiện dưới nhiều hình thức. Ở hình thức cơ bản nhất, tồn tại các bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Tuy nhiên, ở hình thức phức tạp hơn, các bên nhận quyền sơ cấp được thực hiện việc nhượng lại quyền thương mại cho các bên nhận quyền thứ cấp và trở thành bên nhượng quyền thứ cấp.

Điều kiện đối với bên nhượng quyền:

Các chủ thể ký kết hợp đồng nhượng quyền thương hiệu phải đáp ứng điều kiện về chủ thể hợp đồng nhằm hạn chế các tranh chấp nhượng quyền thương mại phát sinh. Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây (Theo Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP):

“Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”.

Điều kiện đối với bên nhận quyền:

Trước đây, theo quy định của Nghị định số 35/2016/NĐ-CP thì Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại. Tuy nhiên hiện nay, theo quy định tại Điều 9 Nghị định 08/2018/NĐ-CP thì đã “Bãi bỏ Điều 6 … Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.”

Vậy nên, chủ thể đáp ứng điều kiện đối với bên nhượng quyền và bên nhận quyền thương mại đã được mở rộng hơn nhiều so với trước đây.

===>>> Xem thêm:Điều kiện đối với các bên chủ thể hợp đồng

Các nội dung cơ bản của Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Các nội dung cơ bản của Hợp đồng nhượng quyền thương mại – Nguồn ảnh minh họa: Internet

d. Về đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Dù Nghị định 08/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định về điều kiện đối với Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Điều 7 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, tuy nhiên hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.

===>>> Xem thêm:Điều kiện đối với đối tượng của hợp đồng

đ. Về các loại hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng phát triển quyền thương mại (Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP).

Hợp đồng thương mại thứ cấp (Khoản 10 Điều 3 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP).

e. Nhượng quyền lại cho bên thứ ba:

Bên nhận quyền  trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu có thể nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền như trên.

===>>> Xem thêm: Quy định về chuyển nhượng hợp đồng

f. Đăng ký nhượng quyền thương mại:

  • Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại.
  • Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại và trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.

Cần lưu ý về các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền (căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP) như: Nhượng quyền trong nước; Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền thì phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.

6. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng nhượng quyền thương mại/ hợp đồng nhượng quyền thương hiệu

Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại/hợp đồng nhượng quyền thương hiệu có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nội dung của quyền thương mại.

Ghi nhận nội dụng về việc bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  • Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh

b) Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.

Quyền của bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:

  • Nhận tiền nhượng quyền;
  • Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
  • Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại cần được kiểm định bởi các luật sư uy tín của đơn vị chúng tôi – Ảnh minh họa: Internet.

Nghĩa vụ của bên nhượng quyền:

  • Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
  • Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền;
  • Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
  • Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
  • Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

c) Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.

Quyền của bên nhận quyền:

  • Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan;
  • Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống.

Nghĩa vụ của bên nhận quyền:

  • Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh;
  • Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
  • Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
  • Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng;
  • Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

d) Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán:

Theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.

===>>> Xem thêm: Các phương thức thanh toán trong hợp đồng

e) Quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng của hợp đồng

===>>> Xem thêm: Quyền SHTT đối với đối tượng của hợp đồng

f) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng:

Theo thỏa thuận của các bên

g) Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp nhượng quyền thương mại.

===>>> Xem thêm:Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

7. Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại

Luật Thái An đưa ra mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu, bạn có thể tham khảo bài viết này:

===>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại

Xin lưu ý là cần hỏi ý kiến luật sư trước khi sử dụng mẫu. Việc soạn hợp đồng cho bên nhượng quyền hay bên nhận nhượng quyền sẽ ảnh hưởng lớn tới cách xây dựng giao dịch và các điều khoản hợp đồng.

HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI rất đa dạng và tương đối phức tạp, đòi hỏi không chỉ kiến thức, kỹ năng, mà còn kinh nghiệm đàm phán, soạn thảo và thực thi hợp đồng. Vậy nên, việc sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn, hỗ trợ soạn thảo là vô cùng cần thiết.

8. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại, các loại hợp đồng chuyển nhượng khác tại Công ty Luật Thái An

Chúng tôi chuyên soạn thảo các loại hợp đồng, trong đó có rất nhiều loại hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng chuyển nhượng như sau:

Thứ nhất, các loại Hợp đồng nhượng quyền thương mại:

  • Hợp đồng nhượng quyền đơn lẻ
  • Hợp đồng tái nhượng quyền
  •  Hợp đồng nhượng quyền khu vực
  • Hợp đồng nhượng quyền kèm phân phối:
  • Hợp đồng nhượng quyền không kèm phân phối:
  • Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh nước giải khát như trà sữa, trà chanh, cà phê…
  • Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh quán ăn, cửa hàng thực phẩm
  • Và nhiều hợp đồng nhượng quyền kinh doanh trong các lĩnh vực khác…

Thứ hai, các loại Hợp đồng chuyển nhượng các đối tượng khác nhau:

  • hợp đồng chuyển nhượng đất đai
  • hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng chuyển nhượng vốn góp
  • hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng, hợp đồng chuyển nhượng spa
  • hợp đồng chuyển nhượng dự án
  • hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
  • hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng nhượng quyền thương hiệu
  • hợp đồng chuyển nhượng bản quyền
  • hợp đồng chuyển nhượng quyền đòi nợ, hợp đồng chuyển nhượng quyền góp vốn, hợp đồng chuyển nhượng quyền mua cổ phần, hợp đồng chuyển nhượng quyền mua chung cư
  • hợp đồng chuyển nhượng quyền phát triển dự án
  • …….
Nguyễn Văn Thanh