Con dấu của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

Con dấu của doanh nghiệp là một yếu tố pháp lý mang dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Pháp luật có những quy định chặt chẽ về mẫu dấu, sử dụng và quản lý con dấu của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021 thay thế Luật Doanh nghiệp 2014 có những điểm mới mang tính tích cực, đặc biệt là những quy định về con dấu của doanh nghiệp.

Để tìm hiểu rõ hơn các quy định về con dấu của doanh nghiệp trong quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty Luật Thái An xin chia sẻ tới bạn đọc một số kiến thức và kinh nghiệm trong bài viết dưới đây.


1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về con dấu của doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về con dấu của doanh nghiệp là các văn bản pháp luật sau:

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 09 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

2. Con dấu của doanh nghiệp là gì?

Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu thành lập và để có thể đi vào hoạt động thì một trong những công tác không thể thiếu đó là tiến hành làm con dấu cho doanh nghiệp. Con dấu của doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác. Con dấu ở mỗi doanh nghiệp có ý nghĩa cực kì quan trọng, nó thể hiện giá trị, niềm tin tưởng và chất lượng của công ty đối với các đối tác, khách hàng.

Khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định dấu của doanh nghiệp bao gồm:

  • Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
  • Hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Trong đó, theo quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

  • Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
  • Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

Như vậy, từ ngày 01/01/2021, chữ ký số được công nhận là một hình thức dấu của doanh nghiệp.

Cần phải tuân thủ các quy định về con dấu của doanh nghiệp.
Cần phải tuân thủ các quy định về con dấu của doanh nghiệp – Nguồn ảnh: Internet

3. Quy định về con dấu doanh nghiệp: thẩm quyền quyết định con dấu

Với các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì thẩm quyền ra các quyết định liên quan tới con dấu thuộc về những người hay nhóm người đóng vai trò chủ chốt trong doanh nghiệp đó, cụ thể là:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân;
  • Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
  • Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Hội đồng Quản trị đối với công ty cổ phần.

Tuy nhiên, nếu Điều lệ doanh nghiệp có những quy định khác thì thẩm quyền đối với con dấu của doanh nghiệp phải tuân thủ theo những quy định đó của Điều lệ.

Điều lệ của doanh nghiệp phải có những quy định cụ thể về con dấu của doanh nghiệp: mẫu con dấu (hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực), số lượng con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu. Để hiểu rõ về các quy định này, mời bạn đọc các phần dưới đây.

===>>> Xem thêm: Quy định về Điều lệ công ty theo Luật Doanh nghiệp

4. Quy định về con dấu doanh nghiệp: số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp

a) Quy định về số lượng, hình thức con dấu doanh nghiệp

Pháp luật hiện hành cho phép doanh nghiệp được tự quyết định về số lượng, hình thức con dấu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, pháp luật còn cho phép doanh nghiệp được quyết định dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp (theo quy định cũ dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định)

b) Quy định về nội dung con dấu doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì nội dung con dấu phải thể hiện tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 không đề cập đến vấn đề này. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được toàn quyền quyết định nội dung con dấu của doanh nghiệp mà không chịu sự ràng buộc bởi quy định của pháp luật.

5. Quy định về con dấu doanh nghiệp: quản lý và sử dụng con dấu

a) Quản lý, lưu giữ con dấu doanh nghiệp

Khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Do vậy việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu chỉ được quy định trong bản điều lệ của công ty mà không được mở rộng quy định trong các quy chế của doanh nghiệp, chi nhánh hay văn phòng đại diện.

Tuy nhiên, đến Luật Doanh nghiệp 2020 quy định này đã được bổ sung, cụ thể tại Khoản 3 Điều 43 quy định việc quản lý và lưu giữ dấu được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc theo quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.

Theo đó, trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp tự ban hành dấu thì tự quy định về quy chế quản lý và lưu giữ dấu của mình mà không phụ thuộc vào Điều lệ công ty.

===>>> Xem thêm: Con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện phải như thế nào?

b) Sử dụng con dấu doanh nghiệp

Quy định mới còn hạn chế trường hợp sử dụng dấu của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Nhưng từ 01/01/2021, hai bên trong giao dịch không còn được thỏa thuận về việc sử dụng dấu mà chỉ được sử dụng con dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

b) Doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng

Một điểm mới nổi bật trong quy định về con dấu trong Luật Doanh nghiệp 2020 đó là doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định này tại Luật Doanh nghiệp 2014. Như vậy, từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.

Đây là quy định mới tiến bộ, phù hợp với quá trình đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, đây cũng được coi như hành động nhà nước chính thức “trả con dấu cho doanh nghiệp”, giao cho doanh nghiệp toàn quyền việc quản lý và sử dụng con dấu với tư cách là tài sản riêng của mình.

===>>> Xem thêm: Quản lý, sử dụng, thay đổi, hủy bỏ mẫu con dấu doanh nghiệp như thế nào?

 

Trên đây là phần tư vấn về quy định con dấu của doanh nghiệp của Công ty Luật Thái AnĐể được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý doanh nghiệp. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

6. Dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện dịch vụ đăng ký kinh doanh của Luật Thái An

Trong bối cảnh kinh doanh sôi động, việc đăng ký kinh doanh là một nhu cầu tương đối thường xuyên của công ty và doanh nghiệp. Khi có nhu cầu này, doanh nghiệp cần nắm bắt được các công việc cần làm hoặc liên hệ với đơn vị có thể thay mặt doanh nghiệp thực hiện dịch vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Công ty Luật Thái An với đội ngũ luật sư doanh nghiệp giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn và hỗ trợ một cách kịp thời, tiết kiệm và nhanh chóng.

===>>> Xem thêm: 

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói