Chia lợi nhuận công ty TNHH | Luật Thái An™

Như chúng ta biết, kinh doanh nào cũng đều hướng đến lợi nhuận, trong đó có công ty TNHH. Có trường hợp nội bộ không thống nhất được việc chia lợi nhuận công ty TNHH thế nào nên trong công ty nảy sinh mối bất hòa. Không ít trường hợp do vi phạm pháp luật mà doanh nghiệp bị xử phạt hành chính, thậm chí lợi nhuận có được bị pháp luật tước bỏ. Vậy trước tiên doanh nghiệp cần kinh doanh đúng pháp luật, có lợi nhuận hợp pháp thì mới đem ra chia được.

Tiếp theo, doanh nghiệp cần chia lợi nhuận một cách “thấu tình đạt lý”. Trong bài viết dưới đây bộ phận tư vấn luật doanh nghiệp của Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề chia lợi nhuận công ty TNHH.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề chia lợi nhuận công ty TNHH

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về vấn đề chia lợi nhuận công ty TNHH là các văn bản pháp luật như sau:

Điều kiện phân chia lợi nhuận công ty TNHH

Theo khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.

  • Công ty TNHH 1 thành viên và lợi nhuận trong công ty TNHH 1 thành viên như sau:

Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Khoản lợi nhuận trong công ty TNHH 1 thành viên có thể hiểu là phần tài sản thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi tất cả các chi phí là thuế. Lợi nhuận được xem như là mục tiêu của mỗi công ty trong quá trình hoạt động. Lợi nhuận càng cao, công ty làm ăn kinh doanh phát triển.

Nếu trường hợp thành lập công ty TNHH một thành viên thì sẽ không cần quan tâm nhiều đến vấn đề chia lợi nhuận công ty do Chủ sở hữu sẽ được hưởng thụ tất cả những lợi nhuận thu được.

===>>> Xem thêm:  Thành lập công ty TNHH 1 thành viên

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên và lợi nhuận trong công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau:

Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 49 Luật doanh nghiệp năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) về quyền của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên như sau:

“Điều 49. Quyền của thành viên Hội đồng thành viên

  1. Thành viên Hội đồng thành viên có các quyền sau đây:
    c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”.

Theo quy định tại Khoản 27 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021), cụ thể như sau:

“27. Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh”.

===>>> Xem thêm: Thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Và điều kiện để chia lợi nhuận được thể hiện rõ tại Điều 69 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

“Điều 69. Điều kiện để chia lợi nhuận

Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận”.

Như vậy, các thành viên sẽ được công ty chia lợi nhuận tương ứng với tỉ lệ vốn đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định với điều kiện đầu tiên là công ty kinh doanh có lãi. Tuy nhiên phải kèm theo thêm điều kiện:

    • Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định pháp luật;
    • Bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận. Tức là công ty trước tiên phải nộp tất cả các khoản thuế cần phải đóng, các khoản tài chính khác theo quy định.

Trong quá trình tính toán chia lợi nhuận, công ty phải bảo đảm sau khi chia lợi nhuận vẫn còn khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, thanh toán các nghĩa vụ tài sản đến hạn trả. Như vậy công ty không đảm bảo khả năng thanh khoản thì không được chia lợi nhuận.

Chia lợi nhuận công ty TNHH
Các quy định của pháp luật về chia lợi nhuận công ty TNHH luôn được mọi người quan tâm – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

Cách thức phân chia lợi nhuận công ty TNHH

Vấn đề phân chia lợi nhuận ở công ty TNHH chỉ đặt ra với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên và thường được thực hiện theo 2 cách sau:

  • Chia theo thỏa thuận, cam kết giữa các thành viên công ty

Việc phân chia lợi nhuận theo thỏa thuận của thành viên công ty được ghi nhận tại Điều lệ công ty bởi đây là văn bản thỏa thuận giữa các thành viên về việc thành lập công ty và nguyên tắc trong quá trình hoạt động của công ty.  Ngay từ khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên, các thành viên sẽ tự thỏa thuận với nhau về nguyên tắc phân chia lợi nhuận, sau đó mới ghi nhận vào Điều lệ. Trường hợp cách chia không còn phù hợp thì có thể thực hiện sửa đổi, bổ sung Điều lệ về việc phân chia.

Căn cứ theo quy định tại điểm l khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về điều lệ công ty thì Điều lệ công ty có nội dung ghi nhận nguyên tắc “phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh”.

Trường hợp công ty TNHH tiếp nhận vốn góp của thành viên mới, thì giữa thành viên này và công ty có thể có biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh và trong đó phải có thỏa thuận về việc phân chia lợi nhuận.

  • Chia lợi nhuận theo phần vốn góp tương ứng của thành viên

Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 49 Luật doanh nghiệp năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) về quyền của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên như sau:

“Điều 49. Quyền của thành viên Hội đồng thành viên

  1. Thành viên Hội đồng thành viên có các quyền sau đây:
    c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, dựa trên số vốn góp của từng thành viên công ty sẽ tiến hành phân chia tỷ lệ phần trăm lợi nhuận: số vốn góp của thành viên càng nhiều thì phần lợi nhuận nhận được sẽ nhiều hơn so với các thành viên góp vốn ít hơn. Đây là phương thức phân chia lợi nhuận được rất nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn áp dụng.

Thủ tục phân chia lợi nhuận công ty TNHH

Giám đốc, Tổng giám đốc công ty đưa ra kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận dựa trên Điều lệ công ty, mức góp vốn của từng thành viên, trình cho Hội đồng thành viên trong cuộc họp Hội đồng thành viên.

Hội đồng thành viên căn cứ vào Điều lệ, báo cáo tài chính tiến hành biểu quyết để thông qua phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận.

Hội đồng thành viên ra quyết định phân chia lợi nhuận.

Lưu ý: Trường hợp công ty TNHH  tiến hành chia lợi nhuận cho các thành viên khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện về chia lợi nhuận như đã nêu trên thì:

  • Các thành viên công ty phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận;
  • Hoặc liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cho đến khi các thành viên hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận tương đương với lợi nhuận đã chia.

Tóm tắt tư vấn về vấn đề chia lợi nhuận công ty TNHH

Mục đích của các chủ thể khi thành lập doanh nghiệp là muốn hoạt động kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận. Theo pháp luật hiện hành, lợi nhuận của công ty được phân chia chỉ khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ cùng nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.

Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt ý kiến tư vấn về chia lợi nhuận công ty TNHH như sau:

  • Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì trường hợp thành lập công ty TNHH một thành viên thì sẽ không cần quan tâm nhiều đến vấn đề chia lợi nhuận công ty do Chủ sở hữu sẽ được hưởng thụ tất cả những lợi nhuận thu được.
  • Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên thì chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận.

Các vấn đề liên quan tới chia lợi nhuận công ty TNHH

Nếu bạn cần được tư vấn trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp và luật đầu tư của Công ty Luật Thái An. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Công ty Luật Thái An

Công ty Luật Thái An™ tự hào có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về luật doanh nghiệp. Khi sử dụng dịch vụ đăng ký doanh nghiệp và dịch vụ đăng ký đầu tư của chúng tôi khách hàng được hưởng nhiều lợi ích: Phòng ngừa mọi rủi ro pháp lý; Dịch vụ trọn gói, hồ sơ nhanh gọn, chi phí ít, chính sách hậu mãi tốt, giảm phí tới 20% cho các lần sử dụng dịch vụ tiếp theo.

===>>> Xem thêm:

HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói