Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động

Công ty Luật Thái An có nhiều kinh nghiệm liên quan tới vấn đề giấy phép lao động, đúc kết từ hàng trăm vụ việc xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài mỗi năm. Sau đây, chúng tôi xin trình bầy với bạn đọc các trường hợp không phải xin giấy phép lao động theo quy định của pháp luật trong bài viết dưới đây.

1. Cơ sở pháp lý quy định các trường hợp không phải xin giấy phép lao động

Cơ sở pháp lý điều chỉnh các trường hợp không phải xin giấy phép lao động là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013
  • Nghị định Số: 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ lao động – thương binh và xã hội.

2. Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động

a)     Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động là người nước ngoài giữ vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài:

  • Người nước ngoài là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công tyTNHH.
  • Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

b)     Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động là người nước ngoài vào Việt Nam làm việc ngắn hạn:

  • Người nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  • Người nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  • Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm.

c)     Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động là người nước ngoài làm việc trong các tổ chức nước ngoài:

  • Người nước ngoài là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
  • Người nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ theo các dự án ODA.
trường hợp không phải xin giấy phép lao động
Có 7 trường hợp không phải xin giấy phép lao động đối với người nước ngoài – Ảnh minh hoạ: nguồn Internet

d)     Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động là người học sinh, sinh viên, tình nguyện viên nước ngoài:

  • Người nước ngoài là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
  • Người nước ngoài là học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • Người nước ngoài là tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

đ)     Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động là luật sư nước ngoài, người nước ngoài làm việc trong lĩnh vực báo chí, giảng dậy, nghiên cứu:

  • Người nước ngoài là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
  • Người nước ngoài được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
  • Người nước ngoài được cơ quan, tổ chức của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế.

e)     Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động theo cam kết WTO và điều ước quốc tế:

  • Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
  • Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

f)     Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động là người nước ngoài vào Việt Nam theo các thỏa thuận hợp tác hoặc với mục đích ngoại giao:

  • Người nước ngoài vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
  • Người nước ngoài là thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam làm việc sau khi được Bộ Ngoại giao cấp phép.
  • Người nước ngoài có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

Ngoài ra, còn có các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Mặc dù không phải xin cấp giấy phép lao động nhưng doanh nghiệp có sử dụng người nước ngoài vẫn phải xin xác nhận về việc người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại điều 8 Nghị định 11/2016/NĐ-CP trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
  • Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài;
  • Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Lưu ý cần có bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận gửi người sử dụng lao động.

Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động không quá 02 năm.

 

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về các trường hợp không phải xin giấy phép lao động. Xin lưu ý là sau thời điểm chúng tôi viết bài này, luật pháp đã có thể thay đổi các quy định liên quan. Bạn nên gọi điện tới Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Thái An để được hỗ trợ kịp thời. 

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói