Trong mối quan hệ lao động, việc xảy ra các sự kiện pháp lý dẫn đến việc phải bồi thường thiệt hại là điều không ai mong muốn. Đậy là vấn đề quan trọng mà các chủ thể cần hiểu rõ. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về “bồi thường thiệt hại vật chất trong lao động”.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại vật chất trong lao động :
Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại vật chất trong lao động là các văn bản pháp luật sau đây:
2. Thế nào là bồi thường thiệt hại vật chất trong lao động ?
Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động được người sử dụng lao động giao quản lí, sử dụng tài sản để thực hiện nghĩa vụ lao động. Người lao động phải có trách nhiệm bảo quản, sử dụng tốt các tài sản đó. Nếu làm mất hoặc hư hỏng lài sản đó thì người lao động có thể không những bị xử lí kỉ luật lao động mà còn phải bồi thường thiệt hại vật chất cho người sử dụng lao động.
Như vậy, bồi thường thiệt hại vật chất trong lao động/ quan hệ lao động là nghĩa vụ của người lao động phải bồi thường những thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động do hành vi vi phạm kỉ luật lao động hoặc vi phạm hợp đồng trách nhiệm gây ra.
3. Khi nào phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vật chất trong lao động ?
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vật chất trong lao động/quan hệ lao động chỉ phát sinh khi chứng minh được ba vấn đề sau đây:
a. Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động:
Người sử dụng lao động cần chứng minh ành vi vi phạm kỉ luật lao động của người lao động làm thiệt hại đến tài sản của mình. Nếu người lao động có hành vi vi phạm kỉ luật lao dộng nhưng không gây thiệt hại về tài sản thì về nguyên tắc họ không phải bồi thường mà chỉ có thể bị xử lí kỉ luật lao động.
b. Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động:
Nếu người lao động có hành vi vi phạm kỉ luật lao dộng và gây thiệt hại về tài sản thì họ phải bồi thường thiệt hại vật chất, cùng với bị xử lí kỉ luật lao động. Việc xác định thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động là căn cứ quan trọng để người sử dụng lao động yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại.
c. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm kỉ luật lao động và thiệt hại tài sản:
Chỉ khi chứng minh rằng sự thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động là do hành vi vi phạm kỉ luật lao động của người lao động gây ra, trong đó hành vi vi phạm kỉ luật của người lao động là nguyên nhân, còn sự thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động là hậu quả tất yểu của nguyên nhân đó, thì người lao động mới phải bồi thường.
Nếu giữa hành vi vi phạm kỉ luật lao động và thiệt hại xảy ra không có mối quan hệ nhân quả này thì người lao động không phải bồi thường.

d. Có lỗi của người vi phạm:
Lỗi là căn cứ quan trọng để buộc người lao động bồi thường thiệt hại về vật chất. Người lao động có lỗi nếu hành vi vi phạm kỉ luật lao động gây thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động là kết quả của sự tự lựa chọn của người lao động trong khi họ có đầy đủ các điều kiện khách quan và chủ quan để thực hiện đúng nghĩa vụ lao động của mình. Lỗi bao gồm hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
4. Thế nào là thiệt hại về tài sản làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vật chất trong lao động ?
a. Thế nào là thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường vật chất trong lao động ?
Thiệt hại ở đây được hiểu là sự biến đổi theo chiều hướng xẩu di về tài sản thể hiện ở những tổn thất thực tế tính được bằng tiền. Thiệt hại gồm có thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp:
- Thiệt hại trực tiếp là thiệt hại do chính hành vi vi phạm kỉ luật lao động của người lao động gây ra sự giảm sút về giá trị hoặc mất mát tài sản của người sử dụng lao động.
- Thiệt hại gián tiếp là thiệt hại phát sinh (kéo theo) như phần lợi nhuận bị bỏ lỡ, phần thu nhập bị mất, bị giảm sút mà lẽ ra đơn vị có thể có được. Đó là thiệt hại có tính dự báo, phải dựa trên sự suy đoán khoa học mới xác định được.
b. Thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường vật chất trong lao động
Việc bồi thường thiệt hại vật chất trong luật lao động chỉ căn cứ vào những thiệt hại trực tiếp mà không phải bồi thường những hiệt hại gián tiếp. Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất trong luật lao động với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật dân sự.
6. Các trường hợp bồi thường thiệt hại vật chất trong lao động:
Các trường hợp bồi thường thiệt hại vật chất trong lao động là khi:
- người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động
- người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép
7. Mức bồi thường thiệt hại vật chất khi người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động
a. Mức bồi thường thiệt hại vật chất khi gây ra thiệt hại không nghiêm trọng
Thiệt hại không nghiêm trọng là thiệt hại không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc.
Trường họp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng tiền lương và bị khấu trừ hàng tháng vào lương. Mức bồi thường không được quá 30% tiền lương hàng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.
b. Mức bồi thường thiệt hại vật chất khi gây ra thiệt hại nghiêm trọng
Khi làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản tương đương với từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên thì người lao động phải bồi thường theo quy định của người sử dụng lao động.
Cụ thể mức bồi thường và cách thức bồi thường hoàn toàn do người sử dụng lao động quy định trong nội quy lao động.
8. Mức bồi thường thiệt hại vật chất khi người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động
Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường.
Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thưởng theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan thì không phải bồi thường.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về bồi thường thiệt hại vật chất trong lao động. Hãy gọi Tổng đài tư vấn luật lao động để được luật sư giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
9. Dịch vụ tư vấn luật lao động và Dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động của Luật Thái An
Sử dụng dịch vụ tư vấn luật lao động là sự lựa chọn rất khôn ngoan. Bởi bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, với người sử dụng lao động. Để có thêm thông tin, hãy đọc bài viết Tư vấn luật lao động của chúng tôi.
Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới lao động như chấm dứt hợp đồng lao động, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng người sử dụng lao động thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật.
Bạn có thể tham khảo bài viết Khởi kiện vụ án tranh chấp lao động của chúng tôi.
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.