Để có thể sản xuất sản phẩm từ gỗ, bạn có thể đăng ký kinh doanh dưới một số hình thức khác nhau như công ty, hợp tác xã và hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh là phương thức đơn giản, gọn nhẹ nhất, phù hợp với việc làm ăn quy mô nhỏ của các hộ gia đình. Làm thể nào để thành lập các hộ kinh doanh một cách hợp pháp ? Trong bài viết này, chúng tôi tư vấn về tất cả các vấn đề pháp lý trước, trong và sau khi thành lập hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm từ gỗ.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh thành lập hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm từ gỗ
Cơ sở pháp lý điều chỉnh thành lập hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm từ gỗ là các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký hộ kinh doanh;
- Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
- Các luật thuế hiện hành
2. Khái quát về hộ kinh doanh
Bất kỳ ai đều có thể thành lập hộ kinh doanh nếu đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật, có năng lực hành vi dân sự.
===>>> Xem thêm: Đặc điểm hộ kinh doanh.
Mỗi người chỉ được đăng ký 1 hộ kinh doanh trên phạm vi toàn quốc
Hộ kinh doanh phải dưới 10 lao động, chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm, chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ kinh doanh.
Không được đồng thời làm chủ hộ kinh doanh tư nhân thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được các thành viên hợp danh khác đồng ý.
===>>> Xem thêm: Hộ kinh doanh được phép sử dụng lao động thế nào?
3. Ngành nghề sản xuất sản phẩm từ gỗ
Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sản xuất sản phẩm từ gỗ gồm các hoạt động sau:
Mã ngành cấp 4 | Mã ngành cấp 5 | Tên ngành |
1610 | Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ Nhóm này gồm: – Cưa, xẻ, bào và gia công cắt ngọt gỗ. – Xẻ mỏng, bóc vỏ, đẽo bào gỗ. – Sản xuất tà vẹt bằng gỗ. – Sản xuất sàn gỗ chưa lắp ráp. – Sản xuất sợi gỗ, bột gỗ, vỏ bào, hạt gỗ. |
|
1621 | 16210 | Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác Nhóm này gồm: – Sản xuất gỗ dán, bìa giấy đủ mỏng để sử dụng dán hoặc làm gỗ dán hoặc sử dụng cho các mục đích khác như: + Tấm gỗ được làm nhẵn, nhuộm, phủ, thấm tẩm, tăng cường (có giấy hoặc vải lót |
1622 | 16220 | Sản xuất đồ gỗ xây dựng Nhóm này gồm: – Sản xuất đồ gỗ chủ yếu dùng trong công nghiệp xây dựng, cụ thể: + Rui, mè, xà, dầm, các thanh giằng, + Các khung đỡ mái nhà được làm sẵn bằng gỗ, bằng kim loại nối với nhau và bằng gỗ dán mỏng, + Cửa ra vào |
1623 | 16230 | Sản xuất bao bì bằng gỗ Nhóm này gồm: – Sản xuất thùng gỗ, hòm, thùng thưa (sọt), thùng hình ống và các đồ đựng bằng gỗ tương tự; – Sản xuất tấm nâng hàng, thùng nâng hàng và tấm nâng hàng khác bằng gỗ; – Sản xuất thùng tròn, bình, chum và các sản ph |
1629 | 16291 | Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ Nhóm này gồm: – Sản xuất các sản phẩm gỗ khác nhau, cụ thể: + Cán, tay cầm của dụng cụ, cán chổi, cán bàn chải, + Khuôn và nòng giày hoặc ủng, mắc áo, + Đồ dùng gia đình và đồ dùng nấu bếp bằng gỗ, + Tượng và đồ tra |
1629 | 16292 | Sản xuất sản phẩm từ lâm sản (trừ gỗ), cói và vật liệu tết bện Nhóm này gồm: – Chế biến bấc tự nhiên và các sản phẩm từ bấc ép; – Sản xuất các sản phẩm từ bấc tự nhiên hoặc bấc ép, bao gồm tấm phủ sàn; – Sản xuất dây bện, sản phẩm tết bện như thảm |
4. Đăng ký kinh doanh
a) Về ngành nghề kinh doanh:
Bạn cần ghi ngành nghề kinh doanh theo mã cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hoặc ghi ngành thực tế không theo mã cấp 4. Bạn nên ghi ít ngành nghề, nếu ghi nhiều quá thì sẽ không được chấp nhận do quy mô kinh doanh của Hộ kinh doanh nhỏ nên ngành nghề nhiều sẽ không phù hợp.
===>>> Xem thêm: Bổ sung ngành nghề kinh doanh
b) Về vốn điều lệ:
Ngoài một số ngành nghề đặc biệt (thí dụ, kinh doanh bất động sản) mà pháp luật có quy định mức vốn tối thiểu (hay còn gọi là “vốn pháp định”), còn thì nhìn chung không có quy định vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu. Tuy nhiên, vốn điều lệ cần để ở mức hợp lý để đảm bảo trang trải các chi phí vận hành hộ kinh doanh.
===>>> Xem thêm: Thay đổi vốn điều lệ
c) Về địa điểm đặt trụ sở hộ kinh doanh:
- Nếu là địa điểm thuộc sỡ hữu hợp pháp của mình: cung cấp sổ đỏ, nếu không có sổ đỏ phải xin xác nhận địa điểm kinh doanh hợp pháp.
- Nếu địa điểm kinh doanh đi thuê, mượn: Phải có hợp đồng thuê mượn, có sổ đỏ hoặc giấy xác nhận địa điểm kinh doanh của địa điểm thuê hoặc mượn
Lưu ý: không được đặt trụ sở hộ kinh doanh tại căn hộ chung cư.
===>>> Xem thêm: Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
d) So sánh hộ kinh doanh với công ty
- Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu
- Hộ kinh doanh không được xuất hóa đơn VAT
e) Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
- Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân quận/huyện
- Phòng Tài Chính Kế hoạch Quận, Huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Thời gian để xin Giấy chứng nhân đăng ký hộ kinh doanh là 5 ngày làm việc.
f) Xin cấp mã số thuế
Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục thuế quản lý trực tiếp hoặc hồ sơ đăng ký thuế điện tử qua cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế. Hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đăng ký thuế theo quy định.

g) Mua hóa đơn cho hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh không thể phát hành hóa đơn. Theo Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính Hộ kinh doanh là đối tượng mua hóa đơn trực tiếp của cơ quan thuế. Hộ kinh doanh tính thuế theo phương pháp khoán trực tiếp trên doanh thu nên không được xuất hóa đơn đỏ.
Thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp lần đâu:
- Đơn đề nghị mua hóa đơn (ban hành kèm theo TT 39) (2 bản)
- Bản cam kết Mẫu số CK01/AC (ban hành kèm theo TT 39) (2 bản)
- Giấy Phép Kinh Doanh (sao y bản chính) (2 bản)
Giấy ủy quyền của giám đốc và chứng minh thư của người đi mua (nếu ủy quyền) (2 bản)
Thủ tục mua hóa đơn từ lần hai trở đi:
- Đơn đề nghị mua hóa đơn
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy ủy quyền của giám đốc và Chứng minh thư của người đi mua (nếu ủy quyền cho người khác đi mua.
Chi cục Thuế trực tiếp quản lý hộ kinh doanh có trách nhiệm cấp bán hóa đơn bán hàng trực tiếp cho Hộ kinh doanh
5. Xin “giấy phép con” đối với hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm từ gỗ
Nếu coi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là “giấy phép lớn” thì phải phải tiếp tục làm thủ tục xin một hoặc vài “giấy phép con” khác, đó là:
Đánh giá tác động môi trường:
Theo quy định của Luật Môi trường, đối với các dự án sau phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:
Dự án | Quy mô |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên | Công suất từ 3.000 m³ sản phẩm/năm trở lên |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ván ép | Công suất từ 100.000 m2/năm trở lên |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ | Có tổng diện tích kho, bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên |
Hợp tác xã có thể tự thực hiện đánh giá tác động môi trường nếu đủ điều kiện hoặc thuê một tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường. Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của hợp tác xã thuộc về UBND cấp tỉnh nơi hợp tác xã hoạt động. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận về môi trường sau khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm từ gỗ
Nếu là cơ sở sản xuất công nghiệp với khối tích từ 1.000 m3 trở lên, tập trung đông người, với vật liệu sản xuất dễ bắt lửa thì phải đảm bảo an toàn cháy nổ, và phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.
6. Công bố sản phẩm
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ gỗ tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc một trên các phương tiện sau đây:
- Bao bì hàng hóa;
- Nhãn hàng hóa;
- Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa.
Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
===>>> Xem thêm: Xin giấy phép lưu hành sản phẩm
Lưu ý|: Nếu doanh nghiệp không tuân thủ quy định trên về công bố sản phẩm và bị phát hiện trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa thì sẽ bị xử phạt.
7. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Hộ kinh doanh có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm một hoặc vài đối tượng sau:
- bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
- bảo hộ đối với nhãn hiệu
Với việc bảo hộ này, hộ kinh doanh có thể ngăn cấm các đối thủ cạnh tranh áp dụng các đối tượng trên cho sản phẩm của họ.
8. Đăng ký mã số mã vạch
Việc đăng ký mã số mã vạch sẽ là cần thiết khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường trong nước và nước ngoài. Khách hàng sẽ dễ nhận diện thương hiệu, hộ kinh doanh dễ dàng quản lý sản phẩm…
===>>> Xem thêm: Đăng ký mã vạch sản phẩm
9. Các vấn đề liên quan tới kế toán, tài chính đối với hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm từ gỗ
Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:
Công thức tính thuế VAT và thu nhập cá nhân như sau:
[Số thuế VAT phải nộp] = [Doanh thu tính thuế GTGT] X [Tỷ lệ thuế GTGT] [Số thuế TNCN phải nộp] = [Doanh thu tính thuế TNCN] X [Tỷ lệ thuế TNCN]===>>> Xem thêm: Các vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng.
Doanh thu tính thuế VAT và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn. Trường hợp Hộ kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp với thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Tỷ lệ thuế VAT đối với sản xuất sản phẩm từ gỗ là 3%
Tỷ lệ thuế TNCN đối với sản xuất sản phẩm từ gỗ là 1,5%
Ngoài ra, hộ kinh doanh phải nộp:
- Lệ phí môn bài
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.(áp dụng khi hộ kinh doanh sử dụng đất phi nông nghiệp vì mục đích kinh doanh).
===>>> Xem thêm: Cách tính thuế cho hộ kinh doanh.
10. Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm từ gỗ
Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh rủi ro pháp lý. Để được tư vấn một cách đầy đủ, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo dịch vụ của chúng tôi.
===>>> Xem thêm:
Lưu ý
- Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Hộ kinh doanh Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
- Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
- Để giải đáp pháp lý cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Hộ kinh doanh Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới contact@luatthaian.vn.
CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
- Hợp đồng nhập khẩu: Tất cả những gì bạn cần biết - 29/04/2023
- Luật sư bào chữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản - 27/04/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.